Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

“Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – Một bài viết xuyên tạc


Làng báo xin được đăng tải lại nội dung bài viết “‘Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark’ – Một bài viết xuyên tạc” được đăng trên website của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết này có nội dung đầy đủ hơn bài viết Sự thật về việc ‘con gái thủ tướng Dũng là chủ đầu tư Ecopark’Làng báo đã từng đăng tải.

Kính gửi Ban biên tập!

Tôi là bạn đọc thường xuyên của website http://nguyentandung.biz, tôi xin gửi đến Ban biên tập ý kiến cá nhân như sau:

Sau vụ cưỡng chế đất đai dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên. Các trang mạng cá nhân xuất hiện nhiều bài về vấn đề này. Gây xôn xao dư luận là bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” do blog “Dân Làm Báo” đăng với lời lẽ vô căn cứ: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.”, được các báo mạng đăng lại cùng với những lời lẽ bình luận tiêu cực về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáng tiếc thay có nhiều kẻ hùa theo đăng lại trong khi không biết thông tin thật sự là gì!

Các trang blog đăng lại bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark"
Các trang blog đăng lại bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark"

Ý thức được vấn đề nghiêm trọng, và muốn làm sáng tỏ vấn đề, giúp bạn đọc hiểu sự thật, tôi quyết định gửi bài viết này tới Ban biên tập.
Tôi thấy, lợi dụng vụ cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Blog “Dân Làm Báo” thừa nước đục thả câu bằng việc đăng bài “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” gây hiểu lầm nghiêm trọng và làm xôn xao cộng đồng mạng.

Đâu là sự thật?


Sau khi đọc bài viết và tìm hiểu các thông tin thì tôi thấy blog “Dân Làm Báo” rất hồ đồ, đê hèn, kết nối cái tên “Việt Hưng” và xuyên tạc một cách thô thiển, cố tình gắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái Thủ tướng vào vụ việc cưỡng chế gây bức xúc cho cộng đồng mạng.

Việt Hưng là công ty nào?

Cũng tên là Việt Hưng nhưng là hai công ty khác nhau.

- Công ty Việt Hưng làm chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên là “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG (Vihajico)” có Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0101395308. Địa chỉ tại Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh. ĐT: 03213934527; Fax: 03213934769; Website: www.ecopark.com.vn; Email: info@vihajico.com; http://www.ecopark.com.vn

Xem thêm chi tiết tại: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

Trang web của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG
Trang web của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG

Công ty này được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân. Đây là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm, năng lực của những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ, du lịch, xây dựng: Công ty Cổ phần xây dựng – kiến trúc AA, Công ty Kiến trúc ATA, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Nam Thành Đô, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Công ty TNHH Duy Nghĩa, Công ty TNHH TM Phụng Thiên, Công ty TNHH Thương mại Du lịch Nam Thanh, Công ty TNHH Thương mại Bảo Tín…

- Còn Công ty Việt Hưng là đối tác chiến lược của VietCapital Bank chính là “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG”. Tên viết tắt: Viet Hung Development JSC. Tên đối ngoại là “Viet Hung Real estate Development Joint Stock Company”. Mã số doanh nghiệp: 0305350094. Có đại chỉ tại ”Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận. Người đại diện pháp luật chính là ông Trần Quyết Thắng

Xem thông tin tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Như vậy “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG” (là đối tác chiến lược của Vietcapital) hoàn toàn không phải là chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên. Mà chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên chính là “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG”. Hai công ty này có chung tên là “VIỆT HƯNG” nhưng lại là 2 công ty hoàn toàn khác nhau, một công ty ở Hưng Yên, một công ty ở TP.HCM. Vậy mà blog “Dân Làm Báo” đã cố tình đánh đồng và suy diễn trắng trợn.

Theo tìm hiểu, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên

Hậu quả ?


Theo tôi, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán thông tin xuyên tạc, đây là một việc làm gây ra hậu quả khôn lường, gây hiểu lầm trong nhân dân, bôi nhọ cá nhân Thủ tướng và những người khác. Coi thường bạn đọc. Vi phạm đến nhân phẩn, danh dự cá nhân, vi phạm nhân quyền, cái mà các tổ chức phản động luôn hô hào.

Trong khi cả nước đang phải vượt qua cuộc khủng hoảng, dồn tâm sức kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, phát triển kinh tế, đẩy mạnh ngoại giao và tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.

Vậy mà có những kẻ luôn săm soi, lợi dụng những vấn đề của xã hội rồi xuyên tạc, bôi bọ Lãnh đạo đất nước, gây tò mò cho nhân dân, gây xôn xao dư luận, đục nước béo cò với một âm mưu thâm độc. Đánh lừa nhân dân và mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ.

Ý kiến cá nhân:


Blog “Dân Làm Báo” đã rất coi thường bạn đọc, xuyên tạc sự thật, cố tình lắp ghép để bôi nhọ danh dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Thanh Phượng. Thủ tướng cũng là một công dân, cần phải được tôn trọng. Thiết nghĩ blog “Dân Làm Báo” nên đặt lại tên là blog “Phản Động Làm Báo”. Chứ người dân có khi nào đi xuyên tạc như vậy?

Tôi đề nghị, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cần có những điều tra, làm rõ và đưa ra ánh sáng những kẻ đã có những hành vi xâm phạm An ninh quốc gia trên lĩnh vực truyền thông và tư tưởng văn hóa.

Đồng thời, tôi cũng đề nghị các cơ quan báo chí, các cá nhân đang quản lý các trang web, blog tự do cần có trách nhiệm trong việc đăng tải các thông tin. Tự do báo chí nhưng hãy tôn trọng bạn đọc, đó cũng là tôn trọng chính bản thân mình.

Với bạn đọc, chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo và cẩn trọng khi tiếp cập thông tin trên mạng. Góp những tiếng nói trách nhiệm làm cho cộng đồng mạng trong sạch lành mạnh!

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng


Thời gian gần đây, trên một số trang tin điện tử đặt máy chủ ở nước ngoài và một số blog cá nhân của những kẻ cơ hội chính trị trong nước có bàn tán việc “bình chọn” và “suy tôn” danh hiệu “Người phụ nữ của năm 2011” dành cho một nhân vật có tên Bùi Thị Minh Hằng.

Cho đến thời điểm này, có lẽ, Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật phải hứng chịu mọi hệ lụy từ màn kịch mà số người cơ hội chính trị dựng lên. Ngày 8-4, chúng tôi đã lên thị xã Sơn Tây, tìm gặp những người thân ruột thịt của Bùi Thị Minh Hằng để tìm câu trả lời cho động cơ và suy nghĩ của người đàn bà này. Chính giữa ngôi nhà số 15 phố Đốc Ngữ, phường Lê Lợi, nơi mẹ đẻ của Hằng đang ở, treo một bức ảnh chụp đại gia đình, trong đó chỉ thiếu mỗi Bùi Thị Minh Hằng. Bà Phạm Thị Hoán, mẹ đẻ của Hằng năm nay đã 86 tuổi không giấu nổi sự xúc động và nỗi buồn khi đề cập đến cô con gái thứ hai trong gia đình. “Tôi từng này tuổi rồi, chăm bẵm nó đủ đường mà chưa một ngày nó báo hiếu được tôi. Mỗi lần về nhà, nó chỉ gây thêm sự phiền phức”, bà Hoán bật khóc.

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng
Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng

Sau ngày Bùi Thị Minh Hằng bị đưa đi cơ sở giáo dục (28-11-2011), bà Hoán đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo việc Hằng bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Trong đơn, bà Hoán bức xúc tố cáo một người phụ nữ cao tuổi cùng một nhóm người đã có hành vi mượn hình ảnh người thân của gia đình bà để nói xấu chế độ, xuyên tạc về hình ảnh những người đang thay mặt Nhà nước Việt Nam thực thi pháp luật để bảo vệ an ninh trật tự cho đất nước; đồng thời làm ảnh hưởng quá trình học tập của Bùi Thị Minh Hằng tại cơ sở giáo dục Thanh Hà… Bà Hoán nói rằng, chính con gái Bùi Thị Minh Hằng của bà từng bị nhóm người này lôi kéo và hiện nay được chính quyền, gia đình đưa đi học tập. Đơn có đoạn viết: “Gia đình tôi không hề thuê bất kỳ ai để “đấu tranh” như lời họ kêu gào ở cổng trại giáo dưỡng nói là đấu tranh đòi thả Bùi Thị Minh Hằng…”. Những người đứng tên ký lá đơn này, ngoài bà Hoán còn có chị em ruột và con gái ruột của Bùi Thị Minh Hằng.

Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.
Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.

Trở lại câu chuyện về Bùi Thị Minh Hằng cùng những lý giải cho hành vi cố chấp, thách thức, cố tình vi phạm pháp luật của cô ta. Chị ruột của Hằng, chị Bùi Thị Phương Nga (SN 1961) đã đúc kết ngắn gọn về em gái mình: “Em tôi từ nhỏ đã luôn tỏ ra hiếu thắng, háo danh, luôn thích nổi tiếng, thích mình phải hơn mọi người”. Những tật xấu đó của Bùi Thị Minh Hằng không chỉ “phát lộ” qua chuỗi hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính và đưa vào cơ sở giáo dục, mà còn thể hiện qua cách ứng xử của cô ta đối với những thành viên trong gia đình. Năm 2008, Hằng từ Vũng Tàu về thị xã Sơn Tây, đùng đùng đâm đơn đến Phòng Tiếp dân tố cáo mẹ đẻ và các chị em gái làm hồ sơ giả để bán căn nhà 15 Đốc Ngữ, phường Lê Lợi. Thực tế khi bán nhà, mẹ của Hằng đã thu thập đủ chữ ký của 3 cô con gái, đồng thời giữ lại một khoản tiền khá lớn để chia cho Hằng. Bản thân Hằng đã nhận số tiền trên. 

Tuy nhiên sau đó, Hằng thường xuyên quay về để tranh chấp với các chị em gái. Chị Nga nhớ lại: “Ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em, rồi mang bàn thờ bố đặt ở vỉa hè trước cửa nhà 15 Đốc Ngữ, nói rằng sẽ bỏ tiền mua lại nhà để làm nơi thờ cúng tổ tiên”. Vụ việc này, CAP Lê Lợi đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ba ngày sau đó, Hằng lại đâm đơn tố cáo bị mất 28 triệu đồng tại nhà em gái ở 75 Quang Trung, thị xã Sơn Tây trong quá trình… xô xát với em rể. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh và trả lời: Không có cơ sở kết luận số tiền 28 triệu đồng bị mất. Chị Nga rầu rĩ chia sẻ: “Hàng xóm xung quanh bảo, 7 lần gần đây cái Hằng về nhà thì cả 7 lần bà Hoán phải khổ. Mẹ tôi buồn quá, chỉ biết trút tâm sự vào cuốn nhật ký. Mà bà cũng mới viết thôi, từ ngày cái Hằng trở chứng, sinh hư…”.

Thực tế là, để kích động một con người với bản chất như Bùi Thị Minh Hằng không quá khó. Thời gian Hằng ở cơ sở giáo dục Thanh Hà đến nay, không dưới 2 lần nhóm người kích động cô ta đã kéo lên đòi gặp nhưng thực chất để gây mất trật tự, sau đó chụp ảnh, đăng trên các trang blog cá nhân. Số người này không biết rằng, ngày 11-12-2011, tại cơ sở giáo dục Thanh Hà, chính Hằng đã viết đơn trình bày, trong đó thể hiện ý muốn: Không có nhu cầu thăm gặp những người không đăng ký với trung tâm, ngoại trừ 3 con ruột và cậu, mợ, chú, dì. 

Một mặt không chấm dứt những hành động để Bùi Thị Minh Hằng có cơ hội được học tập, giáo dục, nhận thức, chấp hành pháp luật; mặt khác, nhóm người xấu đã tìm cách tiếp cận, dụ dỗ thêm những thành viên trong gia đình người đàn bà này. Trao đổi với chúng tôi, một người em của Hằng kể lại: “Cách đây không lâu, ông N.K.T (người đã từng bị xử lý hình sự - PV) từ Hà Nội lên gặp tôi. Ông ta đặt vấn đề: “Em tham gia với bọn anh đi, chịu trả lời phỏng vấn đi. Em chắc chắn sẽ được nhiều tiền hơn chị của em”. “Các ông sẽ trả cho tôi được bao nhiêu tiền?”. “Đủ để em thỏa mãn nhu cầu”. “Xin lỗi ông, tôi không cần thứ tiền bẩn thỉu ấy”. Cuộc đối đáp ngắn gọn nhưng quyết liệt của em gái Bùi Thị Minh Hằng khiến gã N.K.T thẹn mặt, chuồn thẳng về Hà Nội.

“Chị em tay đứt, ruột xót. Nhưng em tôi ra xã hội, có những hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự, cần phải có biện pháp để nó sớm tỉnh ngộ, hướng thiện. Tôi cho rằng, đưa em tôi đi cơ sở giáo dục là biện pháp cần thiết, để phối hợp hài hòa sự giáo dục giữa gia đình và xã hội”, chị Bùi Thị Phương Nga nói. Biện pháp quyết liệt của cơ quan chức năng, tình cảm máu thịt của mẹ, các chị em và con gái Bùi Thị Minh Hằng lúc này là cách thức hữu hiệu để cô ta tỉnh ngộ và hiểu ra một điều: Hằng chỉ là con tốt, là kẻ bị đối tượng xấu lợi dụng để kích động, thực hiện những chiêu trò chống phá Nhà nước, gây mất an ninh trật tự…

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị” là thông tin đúng hay sai?

>> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.


Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

- Về công ty Việt Hưng Ecopark - Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên''. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

- Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

V.T

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

>> Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên
>> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi

Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.

Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.

Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Dan Van Giang
Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.

Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.

“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.

Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.

Nỗi đau từ đất


Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.

Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan

Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.

+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx

Cổng thông tin điện tử Hưng Yên nói về cưỡng chế ở Văn Giang

Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 ngày 24/4.

-> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang- Hưng Yên

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, chiều 23/4, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Ngay từ sáng sớm 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Theo đó, từ 7h sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8h30 cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế.

Đến 10h30 cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hữu quan phối hợp với UBND huyện Văn Giang tiếp tục tuyên truyền để nhân dân 3 xã trong vùng dự án thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án; đồng thời chủ động nắm bắt chặt chẽ tình hình để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003 và chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6/2004. Dự án này có quy mô đầu tư và hạ tầng tương đối đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

Khu đô thị này được xác định là đô thị lõi để huyện Văn Giang trở thành đô thị loại IV sau này; góp phần tích cực, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Văn Giang. Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải.

Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử đụng đất được phê duyệt; đã được 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để Nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế./.

Theo hungyen.gov.vn

Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng ở xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

-> Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong 72 ha đất giao đợt này có hơn 66 ha đã được các hộ dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế. Nhà đầu tư đã nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 chiều cùng ngày.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003; chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6 năm 2004. Dự án có quy mô gần 500 ha thuộc 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan của huyện Văn Giang, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.

Dự án nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Ngọc Năm/VOV-Trung tâm tin

Trang bị ngư lôi siêu hạng cho tàu ngầm Kilo Việt Nam?

Theo thiết kế, tàu ngầm lớp Kilo mà hải quân Việt Nam đặt mua của Nga có thể được trang bị loại ngư lôi tối tân nhất hiện nay VA-111 Shkval supercavitating hay còn được biết đến với tên gọi “tên lửa dưới mặt nước”.

VA-111 Shkval được xem như là 1 loại ngư lôi siêu hạng, các thế hệ sau của nó là “ngư lôi siêu khoang” hay “ngư lôi siêu bọt”, được phát triển bởi Hải quân Nga.

Với tốc độ lên tới 360 km/giờ, ngư lôi loại này được đánh giá là nguy hiểm hơn bất cứ loại ngư lôi nào khác mà Hải quân NATO đang sở hữu.

Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tầu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tầu ngầm, tầu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tầu ngầm hiện đại chạy êm.

Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia NATO...

Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang, tức là ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là “siêu tên lửa dưới nước”.


Siêu tên lửa dưới nước sẽ được trang bị cho tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam

Ngư lôi Shkval sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang.

Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng. Khi ra khỏi ống phóng 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 80 km/giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 360 km/giờ (theo một số báo cáo tốc độ này còn có thể lên tới trên 420km/giờ).

Tiếp sau Nga, một số quốc gia khác cũng cố gắng thiết kế ngư lôi siêu khoang cho riêng mình. Đức là quốc gia được biết đã có chương trình Barracuda vào năm 2004. Iran được cho là đã sử dụng thành công các ngư lôi siêu khoang trong tập trận năm 2007.

Ảnh nóng ’Tên lửa dưới nước’ dùng cho tàu ngầm Việt Nam

Thông số kỹ thuật của tên lửa dưới nước VA-111 Shkval
    - Chiều dài: 8,2 m
    - Đường kính: 0,533 m
    - Trọng lượng: 2.700 kg
    - Trọng lượng đầu nổ: 210 kg
    - Tốc độ tối đa: 360 km/giờ
    - Tốc độ ra khỏi ống phóng: 93 km/giờ
    - Tầm bắn: khoảng 6.858 m.

Thái Yên (Defence)

Mỗi phút thế giới chi 3,3 triệu USD cho quốc phòng

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.

-> Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam

Theo thống kê về chi phí quốc phòng của thế giới năm 2011 được công bố mới đây của Viện Quốc tế (Sipri), có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mỗi phút, thế giới chi tới 3,3 triệu USD, tức 198 triệu USD mỗi giờ, 4,7 tỷ USD mỗi ngày và tương đương với 1.738 tỷ USD mỗi năm cho chi phí về quân sự.

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.


Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.


Mỹ đang thực hiện cắt giảm lực lượng bộ binh và thu hẹp trợ cấp (bao gồm cả hỗ trợ y tế) đối với các cựu chiến binh.

Mục tiêu của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng quân sự gọn nhẹ, linh hoạt và sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng.

Việc cắt giảm lực lượng bộ binh nằm trong chiến lược mới, đã được thử nghiệm tại cuộc chiến Libya: sử dụng ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của Mỹ và các chi phí lớn khác do liên quân đảm nhiệm.

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc chiến không hề giảm đi chút nào, như ngân sách cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tại Libya đã được quốc hội Mỹ thông qua cũng được bổ sung vào ngân sách của Lầu Năm Góc.

Ngoài ra, còn có các khoản chi cho ngân sách quân sự khác, trong số đó có khoảng 125 tỷ USD hàng năm chi cho nghỉ dưỡng của quân nhân và 50 tỷ USD dành cho Bộ phận Anh ninh, theo đó, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ phải chiếm tới 50% chi phí quốc phòng của thế giới.

Theo ước tính của Sipri, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới về chi phí quốc phòng trong năm 2011, với 143 tỷ USD, tương đương với 8% chi phí quốc phòng thế giới.

Tuy nhiên, với mức tăng ngân sách quốc phòng hiện nay là 170% trong giai đoạn 2002-2011, là mức tăng cao hơn cả mức tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ, tức 59% cho cùng giai đoạn này. Sự gia tăng này cơ bản là do Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Nga cũng là quốc gia có mức tăng chi phí quốc phòng cao với ngân sách quốc phòng năm 2001 lên tới 72 tỷ USD, theo đó, Nga từ vị trí thứ 5 leo lên vị trí thứ 3 về mức chi phí quốc phòng cao trên thế giới.

Tiếp theo sau Nga là Anh, Pháp, Nhật Bản, Arập Xêút, Ấn Độ, Đức, Brazil và Italy.

Về phân bố khu vực, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 70% chi phí quân sự của thế giới. Bộ ba này hiện cũng là trung tâm kinh tế của thế giới và đồng thời cũng đầu tư nguồn lực lớn nhất vào lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của các chuyên gia, chi phí quân sự thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo ước tính của Sipri, chi phí quân sự thế giới đã tăng 250 USD trên đầu người trong số 7 tỷ dân trên trái đất

Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.

Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan. Thông tin chính thức từ UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, đã bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

-> Đọc thêm: Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên

Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải. Dự án này có sức lan toả lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi các đô thị trên địa bàn huyện Văn Giang.

Quá trình thực hiện Dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế.

Trước đó, chiều ngày 23/4/2012, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Ngay từ sáng sớm ngày 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng. Từ 7 giờ sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút ngày 24/4, số người nêu trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Huy Thanh - http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/baodientu.chinhphu.vn/Hoan-thanh-viec-ho-tro-thi-cong-va-cuong-che-giai-phong-mat-bang-Du-an-Van-Giang/8342511.epi

Tiêu đề đã sửa lại báo Chính phủ: "Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang" và tổng hợp nguồn tin từ: Văn Giang: Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án

Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên


Ruộng của nông dân bị thu để xây 'đô thị sinh thái, nhiều màu xanh'

Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.

Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.


Vụ cưỡng chế Văn Giang - Hưng Yên đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.

Ecopark là gì?


Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.

Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.

Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.


Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải "Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.

Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.

Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

Các quảng cáo về Ecopark mô tả một không gian 'hiện đại, đẳng cấp cao và nhiều màu xanh'.
Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.

Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".

Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.

Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.


'Phục vụ cộng đồng?'


Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết "không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ," theo trang web của họ.

Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng "chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu", đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.

Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.

Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các "đại gia" về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.




Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích: Trung Quốc làm càn trên biển Đông

Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.


Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.

Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. "Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý", bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.


Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ... Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia... Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia... chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.


"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 - thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

"Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?". Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.

Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.
Hà Dương

Trực thăng tấn công hàng đầu thế giới

Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

5. “Thiên mã” CH-53E Super Stallion

Xếp ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Military Channel là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion - loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất  từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.


Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 115 chiếc

Tải trọng: 13 tấn trọng tải hàng hóa hoặc 14,5 tấn treo bên ngoài, hoặc 55 binh lính.

CH-53E là một biến thể hiện đại hóa của máy bay trực thăng nổi tiếng CH-53 Sea Stallion được tạo ra vào năm 1964 để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu của Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của Quân đội Hoa Kỳ.

CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.


Loại máy bay này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ.

CH-53 đã từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa và binh lính ra chiến trường đồng thời hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng mặt đất, góp phần tạo nên những chiến tích oanh liệt của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại các chiến trường này.

4. “Ác điểu” UH-1

Trực thăng đa năng Bell UH-1


Chuyến bay đầu tiên: 1956

Số lượng sản xuất: 16.000 chiếc

Tải trọng: 1,5 tấn hoặc 14 binh lính.

Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.

Mặc dù tổn thất rất lớn (3.305 chiếc UH-1 bị mất trong chiến đấu), nhưng Huey vẫn được xem là một trong những trực thăng thành công nhất mà Mỹ từng chế tạo. Theo số liệu từ các số liệu thống kê, trong suốt 11 năm tham chiến tại Việt Nam, máy bay trực thăng UH-1 đã thực hiện không dưới 36 triệu phi vụ, một con số quá khủng khiếp.


Trước khi Cobra ra đời, Huey đã trải qua một cuộc “đại phẫu” với việc trang bị thêm cặp súng máy 12,7 mm và 48 quả tên lửa không điều khiển. Và cũng từ đó nó được mệnh danh là “ác điểu” trên bầu trời.

Huey được sử dụng một cách rộng rãi và có mặt trong lực lượng vũ trang của hơn 70 quốc gia trên thế giới (nhiều hơn cả số quốc gia sử dụng súng trường tấn công Kalashnikov của Liên Xô/Nga).

3. Trực thăng đa nhiệm Mi-8

Chuyến bay đầu tiên: 1961

Số lượng sản xuất: 17.000 chiếc

Tải trọng: 3 tấn hoặc 24 người

Vũ khí: 2-3 súng máy và 6 giá treo vũ khí có thể mang đến 1,5 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không điều khiển 57 mm, bom và tổ hợp tên lửa đối hạm Phalang.


Khoảng 17.000 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8 (định danh NATO Hip) đã được sản xuất với hơn 3.000 chiếc được xuất khẩu và chúng hiện phục vụ trong lực lượng không quân hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.

Các máy bay trực thăng Mi-8 được chế tạo bởi công ty sản xuất máy bay trực thăng Mil Moscow Helicopter JSC ở Moskve, công ty Kazan JSC ở Kazan và công ty hàng không Ulan-Ude. Chúng gồm các biến thể dùng trong dân sự và quân sự. Các biến thể quân sự gồm Mi-8T vận tải, chuyên chở quan chức cao cấp, chiến tranh điện tử, trinh sát, phiên bản Mi-8TV có trang bị vũ khí và phiên bản tìm kiếm và cứu hộ Mi-8MPS.


Mi-8 là một máy bay trực thăng đơn giản, nhưng hiệu quả, có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết - từ sa mạc Sahara đến khu vực Bắc Cực. Trực thăng đa chức năng Mi-8 đã tham chiến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các cuộc xung đột quân sự tại Afghanistan, Chechnya và Trung Đông. Hiện Mi-8 vẫn đang được Bộ quốc phòng Nga tiếp tục trọng dụng và có kế hoạch sản xuất với số lượng lớn.

2. “Hung thần” AH-64 Apache

Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là trực thăng AH-64 Apache - máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.


Trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache

Chuyến bay đầu tiên: 1975

Số lượng sản xuất: 1.174 chiếc

Vũ khí: Pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ), tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rocket Hydra 70.

AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ chúng  là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng đã phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq).


Vào mùa thu năm 2011, trong cuộc chạy đua tại Ấn Độ, Apache đã vượt lên trên  “đại kình địch” Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga để giành chiến thắng trong gói thầu  cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Quân đội nước này.

1. “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk

UH-60 Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung do Sikorsky Aircraft chế tạo. UH-60 đi vào phục vụ trong Lục quân năm 1979, thay thế loại UH-1 Iroquois trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Lục quân.


Trực thăng đa năng Sikorsky UH-60 Black Hawk

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 3.000 chiếc

Trọng tải: 1,5 tấn hàng hóa và 4 tấn treo bên ngoài hoặc 14 binh lính.

Vũ khí: 2× M240H 7.62 mm hay 2× M134 minigun 7.62 mm hay 2× GAU-19 12.7 mm, rocket 70 mm Hydra 70, tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire.


UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Lục quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1979. Lục quân Hoa Kỳ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989.

Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkan và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.


Các chuyên gia của Military Channel nhận định rằng “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk là trực thăng của thế kỷ XXI, mặc dù nó đã được tạo ra cách đây 40 năm. Trực thăng Black Hawk mang đầy đủ những tính năng ưu việt của những trực thăng tốt nhất thế giới. Nó có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không.


Một biến thể chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ (ví dụ, Nghị viện, các cơ quan Hành pháp) với dấu hiệu máy bay là Marine One khi chở Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể chở một đội 14 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105 mm M102 howitzer với 30 viên đạn và khẩu đội 4 người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.


Ngoài các biến thể trên bộ cơ bản, UH-60 còn có các biến thể nổi bật như 2 biến thể chống ngầm SH-60B Sea Hawk và SH-60F Ocean Hawk (được trang bị 1 từ kế và sonar), biến thể HH-60 Rescue Hawk để tìm kiếm cứu hộ và tham gia các hoạt động đặc biệt, cũng như biến thể hiện đại MH-60 Knighthawk.

Chính vì có những tính năng ưu việt, chi phí thấp, bảo trì đơn giản, MH-60 (biến thể hiện đại của UH-60) đang được Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch để trở thành loại máy bay trực thăng duy nhất cho tất cả các lực lượng vũ trang bao gồm hải, lục không quân và Thủy quân Lục chiến.

Trịnh Tuân (Theo Topwar)

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

->  Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".

Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.


Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".

Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.

Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".


Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".

Cuong che Van Giang

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.

Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".

Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa

Trong các bản đồ mà chính người Trung Quốc vẽ hàng trăm năm trước chưa hề thấy xuất hiện tên gọi biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đã lợi dụng cách gọi tên của phương Tây để nhập nhằng “đường lưỡi bò” trên biển Đông. Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu.

Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.


Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Biển Giao Chỉ


Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa – Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).


Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình


Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…

Những bước leo thang trên biển Đông


Ngày 15/1/1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).

Ngày 21/2/1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này.

Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu

(Theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 6/2011)

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội khóa XIII

[Chuyên mục tiểu sử Lãnh đạo] Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Sinh Hùng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...

Tại phiên làm việc hôm nay (23/7), với đa số phiếu tán thành, các đại biểu Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Ban biên tập trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nguyen-sinh-hung

Nguyen Sinh Hung
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN SINH HÙNG

Ủy viên Bộ Chính trị,

Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Ngày sinh: 18/01/1946    Nam/nữ: Nam    Dân tộc: Kinh

- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Nơi ở hiện nay: Số nhà 7B Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội

- Thành phần gia đình: Cán bộ

- Nghề nghiệp khi tuyển dụng: Sinh viên

- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 01/01/1972

- Ngày vào Đảng: 26/05/1977    Ngày chính thức: 26/05/1978

- Trình độ được đào tạo:
Giáo dục phổ thông: 10/10
Chuyên môn nghiệp vụ: Kinh tế, Tài chính- Kế toán

Học hàm, học vị: Tiến sỹ

Ngoại ngữ: Bungari D

- Khen thưởng:

Huân chương Lao động hạng 1 (năm 2002)

Huân chương Itsara hạng 1 của Lào (năm 2007)

- Kỷ luật: Không

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI

- Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII

- Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Công bố của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

“Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 19/4/2012 Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngày 24/4/2012 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”

Giaoduc.net.vn/mofa

Đồng chí Lê Hồng Anh thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam

Trong hai ngày 17 và 18/4, Đoàn công tác của Ban Bí thư do đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Quý I/2012, công tác xây dựng Đảng, công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4 trên địa bàn.

Le Hong Anh
Đồng chí Lê Hồng Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hà Nam, năm 2011, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam tiếp tục ổn định và phát triển, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, thu nhập bình quân đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2010, quốc phòng an ninh được đảm bảo. Quý I/2012, kinh tế của tỉnh Hà Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, thu ngân sách ước đạt gần 600 tỷ đồng, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết TƯ 4. Phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động, triển khai thực hiện sôi nổi ở nhiều nơi, tạo sự lôi cuốn và có sức lan toả rộng...

Đồng chí Lê Hồng Anh biểu dương những thành tựu Hà Nam đã đạt được. Đồng chí đề nghị tỉnh Hà Nam phát huy lợi thế cửa ngõ phía Nam Thủ đô với vị trí chiến lược, hệ thống giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào để phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết của Trung ương, đồng chí Lê Hồng Anh yêu cầu tỉnh Hà Nam tiếp tục cụ thể hóa, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nghiêm túc triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI), gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền, phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị từ tỉnh đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Tỉnh Hà Nam cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra những mặt hàng chủ lực có thương hiệu, có sức cạnh tranh; cải thiện môi trường đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, tỉnh cần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, xây dựng đô thị và nông thôn mới, phấn đấu số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% như chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã đề ra.

Trước đó, đồng chí Lê Hồng Anh và Đoàn công tác của Ban Bí thư đã đi thăm một số doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Đồng Văn, cơ sở sản xuất nấm Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên), kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại xã Công Lý (huyện Lý Nhân) và xã Thi Sơn (huyện Kim Bảng).

Đức Phương  - http://lehonganhvietnam.blogspot.com/2012/04/le-hong-anh-tiep-chu-tich-qh-bungaria.html

PTT Nguyễn Thiện Nhân: Đẩy nhanh đào tạo nhân lực cho KKT Vũng Áng

Ngày 24/4, tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác chuẩn bị nhân lực cho KKT Vũng Áng.

Ảnh: VGP/Từ Lương

Theo khảo sát, đánh giá và kiểm tra thực tế tại KKT Vũng Áng của Đoàn công tác Chính phủ cũng như báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Hà Tĩnh, cùng với việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của KKT Vũng Áng trong giai đoạn 2011-2015 với khoảng 74.000 lao động ở các cấp trình độ, chủ yếu là nhân lực phục vụ ngành công nghiệp nặng, cần triển khai với tốc độ cao, đồng bộ và trách nhiệm cao nhất nhiệm vụ chuẩn bị 1 vạn chỗ ở cho người lao động trong năm 2012 và khoảng 74.000 người đến năm 2015.

Tại hội nghị, những kinh nghiệm thực tế, những mặt được, chưa được, những tồn tại, vướng mắc, những câu hỏi về cơ chế đã được nêu và được thảo luận thẳng thắn.

Sau 2 năm triển khai, các cơ sở đào tạo đã đáp ứng được 14.000 lao động ở các cấp trình độ cho KKT Vũng Áng. Nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo nhu cầu nhân lực cho KKT Vũng Áng với số lượng nêu trên không phải là quá khó đối với năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo của nước ta hiện nay, nhưng việc thu hút và giữ chân người lao động đến làm việc và bám trụ lâu dài tại các doanh nghiệp trong KKT là bài toán chưa thể giải đáp ngay. Theo đó, ngoài việc trả lương cao hơn hẳn so với mặt bằng chung, việc đáp ứng được yêu cầu về nơi ở, bệnh viện, trường học cũng là những điều kiện không thể thiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự thẳng thắn thừa nhận, Hà Tĩnh đang đứng trước những cơ hội phát triển nhanh do các dự án đầu tư lớn tại tỉnh đem lại. Tuy nhiên, sau khi có đầy đủ các điều kiện quan trọng như vốn, hạ tầng, khoảng trống về nguồn nhân lực đang là lực cản để các các dự án này vận hành hiệu quả, đúng tiến độ. Trong đó, KKT Vũng Áng là ví dụ điển hình.

Việc đáp ứng nhu cầu nhà ở, bệnh viện các hạ tầng xã hội phục vụ cho người lao động và người thu nhập thấp được quy định trong Luật Nhà ở và  trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện còn khó khăn, Hà Tĩnh đang khuyến khích xã hội hóa trong công tác xây dựng nhà ở cho công nhân.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo Bộ Xây dựng cùng các cơ quan chức năng và tỉnh Hà Tĩnh sớm tháo gỡ những khó khăn về nhà ở cho người lao động tại Vũng Áng. - Ảnh: VGP/Từ Lương

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế thí điểm đặc thù trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân ở KKT Vũng Áng, ước tính kinh phí đầu tư để xây dựng nhà ở cho người lao động thuê đến năm 2016 là 300 tỷ đồng.

Hà Tĩnh cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế riêng, linh hoạt cho 37 cơ sở đào tạo của Hà Tĩnh đang đào tạo nhân lực cho KKT Vũng Áng, để các cơ sở này có thể chủ  động hơn.  Ví dụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở này có cam kết về công tác lâu dài tại KKT Vũng Áng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga nêu rõ, sau gần 2 năm, việc chuẩn bị nhân lực cho toàn bộ KKT Vũng Áng đã có những chuyến biến ban đầu khá tích cực. Tuy nhiên, do việc duy trì thông tin giữa UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lý KTT Vũng Áng với 2 tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng còn hạn chế, không tổ chức giao ban 1 tháng/lần như đã yêu cầu chính là tác nhân gây ra sự chậm trễ trong việc chuẩn bị số lượng nhân lực khổng lồ cho Vũng Áng.

Ngoài ra, Hà Tĩnh và các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng vẫn chưa có chính sách đủ mạnh để kêu gọi và thu hút nhân lực Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đến làm việc. Bên cạnh đó, do chưa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về nhu cầu nhân lực, chế độ tuyển dụng và đãi ngộ với người lao động ở KKT Vũng Áng nên người lao động cả nước chưa quan tâm đến nhu cầu rất lớn về nhân lực của khu vực kinh tế trọng điểm này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng Hà Tĩnh cần nâng cao công tác quản lý quy hoạch nhà tái định cư, nhà ở cho công nhân tại KKT Vũng Áng, tránh tình trạng xây dựng manh mún, thiếu đồng bộ. Từ nay đến năm 2015, KKT Vũng Áng đứng trước yêu cầu xây dựng rất lớn, vì vậy cần thay đổi tư duy để ứng dụng công nghệ thi công hiện đại theo hướng tiết kiệm thời gian và kinh phí xây dựng từ 40% đến 50%. Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn đã gợi ý và nêu một số kinh nghiệm hay ở nước ngoài đang triển khai hiệu quả.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đánh giá cao quyết tâm của Hà Tĩnh, sự hợp tác giữa các nhà đầu tư với các cơ sở đào tạo. Phó Thủ tướng đã chỉ ra một số công việc cụ thể, theo đó Hà Tĩnh, ngành giáo dục và dạy nghề cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đào tạo nhân lực.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong tháng 5/2012, cần hoàn thành phương án về cơ chế riêng dành cho đào tạo nguồn nhân lực cho Vũng Áng. Cùng với đó, xây dựng chương trình cụ thể để tuyên truyền sâu về đề án đào tạo nhân lực cho KKT để thông tin tuyển sinh đến được với học sinh, sinh viên cả nước.

Các nhà trường trong khu vực cần phối hợp và liên kết với nhau để tranh thủ nguồn lực và khả năng của giáo viên. Đồng thời, cần vận động các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia cam kết hỗ trợ đào tạo cho KKT để doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn nhân lực cho chính mình.

Về hạ tầng xã hội, Phó Thủ tướng đề nghị cần tổ chức thí điểm ứng dụng công nghệ mới trong thi công, xây lắp nhà ở cho công nhân; giao các doanh nghiệp nhà nước quản lý và thi công nhà ở cho công nhân.

Đồng thời, Ban Quản lý KKT Vũng Áng cần chuẩn bị và hình thành chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo cung cấp cho người lao động; tính tới phương án xây dựng bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động tại KKT.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thắp hương tưởng niệm 10 nữ thanh niên xung phong Anh hùng tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. - Ảnh: VGP/Từ Lương

Cũng trong ngày 24/4, trong không khí cả nước đang chuẩn bị  kỷ niệm 37 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2012), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thắp hương tưởng niệm 10 nữ thanh niên xung phong Anh hùng tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

 Từ Lương

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Ðại sứ mới được bổ nhiệm

Chiều 23-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân mật tiếp các Ðại sứ và Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài mới được bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2012-2015, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây là niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề đòi hỏi các cán bộ ngoại giao không ngừng nỗ lực, phấn đấu phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước. Thủ tướng mong muốn, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nắm vững đường lối quan điểm của Ðảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước cả về đối nội và đối ngoại và với tư cách là sứ giả của Việt Nam tại nước ngoài, các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hãy làm tất cả những gì có thể để mang lại lợi ích cho đất nước, cho dân tộc.

Thủ tướng đề nghị các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối đối ngoại của đất nước, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ đường lối đối ngoại chính đáng của nước ta vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển, tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Thủ tướng lưu ý các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần hết sức quan tâm tới hoạt động ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, như mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động giao thương, đầu tư giữa Việt Nam với các nước, tranh thủ thêm nguồn vốn ODA, thúc đẩy du lịch, tăng cường hoạt động hợp tác về giáo dục, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới... Cùng với đó, các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần quan tâm hơn nữa công tác cộng đồng, công tác bảo hộ kiều dân, người lao động Việt Nam ở nước ngoài; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề độc lập, chủ quyền của đất nước...; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, xây dựng tổ chức Ðảng, cơ quan trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người đứng đầu, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, xứng đáng với niềm tin cậy và sự mong đợi của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.

Thay mặt các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ðại sứ Việt Nam tại Lào mới được bổ nhiệm hứa, các Ðại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ luôn nỗ lực hết mình, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương trong triển khai thực hiện chủ trương, đường lối chính sách đối ngoại của đất nước; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Ðảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.