Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Phil Robertson toan tính điều gì?
Ngày 21-11, Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm và đã tuyên y án sơ thẩm (6 năm tù) đối với Đinh Đăng Định về tội “tuyên truyền chống Nhà nước...” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ngay sau khi phiên phúc thẩm kết thúc, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi nhân quyền ở Mỹ đã lên tiếng rằng “Việc truy tố như thế đã làm dấy lên những quan ngại cơ bản về ý định của Việt Nam đối với quyền tự do bày tỏ trên internet”. Trong một bản thông cáo tung lên một số trang web phản động ở nước ngoài, ông ta còn lộ rõ quan điểm bênh vực, che chắn cho Đinh Đăng Định.
Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của Đinh Đăng Định là rất rõ ràng. Kết quả điều tra cho thấy, Đinh Đăng Định đã ngông cuồng soạn thảo, tán phát nhiều tài liệu chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; câu kết, móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Núp dưới bí danh “Văn Nguyễn”, Định đã soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu có nội dung phản động. Định đã liên lạc, câu kết với Nguyễn Trung Lĩnh (ở Hà Nội) để thành lập ra cái gọi là “Đảng tự do dân chủ ở Việt Nam”. Ngoài ra Định còn tham gia nhiều diễn đàn, trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí phản động của tổ chức khủng bố Việt Tân ở nước ngoài với nội dung chống đối Đảng, Nhà nước... Định đã sản xuất, tàng trữ và lưu hành nhiều tài liệu có nội dung nói xấu, xuyên tạc thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; tạo điều kiện để các tổ chức phản động ở nước ngoài xuyên tạc, bóp méo sự thật chống phá Việt Nam. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính của Định có chứa 19 bộ tài liệu, với 195 trang mang nhiều nội dung xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của lãnh tụ, chống lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những tài liệu đó đã được Định cấu kết với các phần tử phản động ngoài nước tung lên mạng...
Mọi sự rõ như ban ngày, thế nhưng trong con mắt của ông Robertson, Định chỉ là “nhà chính trị ôn hòa”, chỉ “thực hiện quyền tự do ngôn luận”, “bày tỏ quan điểm cá nhân”,… chứ không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”. Ông Robertson nói trong thông cáo rằng: “Lẽ ra ông không thể bị bắt bởi vì tất cả những gì ông làm là thực hiện quyền cơ bản tự do bày tỏ ý kiến…”. Phát biểu của ông Robertson cho thấy rõ cái nhìn thiển cận, phiến diện về Công ước quốc tế và luật pháp Việt Nam. Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… và bày tỏ qua mọi phương tiện truyền thông”. Tuy nhiên, tại Điều 29 của chính văn bản này cũng khẳng định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki moon cũng chỉ rõ rằng: “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào các mục đích công lý và phục vụ cộng đồng”. Không chỉ ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân trong khuôn khổ luật pháp. Ví như Điều 18 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức ghi rõ: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”... Rõ ràng hành vi của Định vừa trái với Công ước quốc tế, vừa vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam công nhận, bảo đảm việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những hành vi lợi dụng các quyền này mà vi phạm pháp luật thì không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể chấp nhận.
Vậy tại sao ông Phil Robertson lại bảo vệ Đinh Đăng Định, ông ta đang toan tính điều gì? Dư luận chẳng lạ gì tâm địa của ông và cái gọi là tổ chức Theo dõi nhân quyền. Lâu nay, tổ chức này ở Mỹ và một số trang mạng có quan điểm chống Việt Nam ở nước ngoài thường lợi dụng những vụ việc tương tự để tuyên truyền xuyên tạc, gây sức ép đòi Việt Nam thay đổi Điều 88-Bộ luật Hình sự quy định về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Rõ ràng ông Phil Robertson đang đội lốt “theo dõi nhân quyền” để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
QĐND / TQS
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 16:33 1 nhận xét
Nhãn: Đảng tự do dân chủ ở Việt Nam, Đinh Đăng Định, Phil Robertson, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tự do báo chí, Tự do ngôn luận
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012
Vạn Lý Hỏa Thành của Trung Quốc
Năm 2012, ngân sách của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa “giữ vững ổn định” lên tới 701.7 tỉ NDT ( tức 110 tỉ USD) lớn hơn cả ngân sách quốc phòng với 670.2 tỉ NDT ( tức 106 tỉ USD). Do đó, những người “chống cộng” cho rằng hóa ra kẻ địch lớn nhất của Chính phủ Trung Quốc chính là nhân dân Trung Quốc, mà không phải là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hay đối thủ cạnh tranh Mỹ.
Để duy trì ổn định chính quyền, ngoài những biện pháp duy trì trật tự an ninh xã hội thường thấy, Trung Quốc còn muốn khống chế một mặt trận quan trọng hơn. Mạng internet đã tạo ra không gian tồn tại cho những “ ý kiến khác biệt” với tuyên truyền của nhà nước, bắt đầu từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt kiểm soát ngôn luận trên mạng, giới cầm quyền đã thực thi ít nhất 37 pháp lệnh để tăng cường khống chế.
“Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) trên mạng internet duy trì ổn định chính quyền
Trung Quốc lần đầu tạo dựng “Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) vào năm 1998 với một hệ thống kiểm tra, giám sát và những bộ lọc thông tin để ngăn cách cộng đồng mạng trong nước với những thông tin “không hữu hảo” đối với chính quyền Trung Quốc.
Từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập bộ phận giám sát hệ thống mạng tại hơn 700 tỉnh thành trên khắp đất nước. Năm 2002 Trung Quốc nghiên cứu phát triển thành công bộ lọc ngăn chặn các từ khóa tìm kiếm. Năm 2003, Trung Quốc quy hoạch các công ty mạng vào một công ước với cái tên “Công ước tự tôn trọng pháp luật của các công ty Internet Trung Quốc” với tất cả những công ty có tên tuổi lớn như Sina, Sohu, Yahoo chi nhánh Trung Quốc… Những công ty này kí vào “công ước” phải cam kết không phổ biến thông tin phi pháp, cũng như không được đăng tải, sáng tác những các văn bản, thông tin gây bất lợi đối với sự ổn định của chính quyền.
Từ năm 2003, Trung Quốc có hơn 200.000 tiệm internet, trong đó có hơn một nửa phải đóng cửa vì các hoạt động trấn áp “tự do ngôn luận” trên mạng, một nửa còn lại thì bị cài các phần mềm giám sát. Vì vậy, năm 2009 xuất hiện một thông tư “quái đản” gây bức xúc trong dư luận quy định máy tính bán ra được tặng kèm phần mềm “an toàn” với tên “Green Dam Youth Escort – 绿坝 – con đập xanh”.
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu thực hiện đề án “Golden Shield – 金盾工程. Năm 2003, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD thành lập cơ quan nhà nước với tên “Công trình tấm chắn vàng thuộc Hệ thống thông tin hóa công tác công an toàn quốc” thuộc đề án Golden Shield và được hoàn thành vào năm 2006. Giai đoạn 2 của “công trình” này vẫn đang được ráo riết tiến hành.
Golden Shield gồm các kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ, dùng tự động giám sát, nghe trộm nội dung các cuội gọi điện thoại, xem trộm, cắt đứt các hoạt động trên mạng của người dùng, thậm chí có thể giám sát, ăn trộm nội dung thông tin từ các kết nối Bluetooth hay Wireless…( chú thích: Các nguồn tin phương Tây cho rằng Vạn Lý Hỏa Thành là một công trình thuộc Golden Shield, tuy nhiên 2 chương trình này không phải cùng một Bộ phần điều hành. Golden Shield thuộc Bộ công an quản lí, còn Great Firewall thì được cho là thuộc Bộ an ninh quốc gia 国家安全部 và Ban tuyên truyền Trung ương 中共中央宣傳部quản lí)
Đội quân đánh thuê trên mạng
Theo nghiên cứu năm 2004 của Berkman Center thuộc Đại học Harvard, trung tâm này đã thử nghiệm 203,217 trang web, trong đó có 18,931 ( 9.3%) đã bị khóa bởi hệ thống tường lửa của Trung Quốc. Cư dân mạng Trung Quốc vì muốn thoát ra khỏi bức tường, đã sử dụng các phần mềm tương tự như Freegate – 自由门 để vượt qua sự kiểm duyệt.
Lấy BBS làm ví dụ, ở Đại học Bắc Kinh có giao diện diễn đàn với tên “rối như canh hẹ-一塌煳涂” thường bàn luận các vấn đề phủ bại của Chính phủ cũng như thường có các ý kiến về dân chủ, nhân quyền, tới năm 2004 thì bị đóng cửa. Sau đó những diễn đàn có từ ngữ liên quan như “一塌 煳 涂” ” 煳涂” “一塌” “ytht” “yitahutu” đều bị đóng cửa bởi bộ lọc kiểm duyệt, đồng thời các trường đại học ở Trung Quốc cũng công bố cấm thảo luận tới vấn đề “rối như canh hẹ” này.
Để gia tăng khống chế các diễn đàn BBS của các trường đại học, Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu đổi các diễn đàn BBS thành nơi giao lưu của các thành viên trong trường với danh tính thật, đồng thời áp dụng BBS của đại học Thanh Hoa là “Thanh Đại Thủy Mộc” làm mẫu, sau đó chính quyền tiếp nhận quyền quản lý diễn đàn này. Với tình hình đó, các diễn đàn BBS của các trường đại học khác không còn cách nào khác là đóng cửa.
Dùng công nghệ, kĩ thuật vào việc kiểm soát thông tin nhằm giữ ổn định cho chế độ là không xuể, đơn giản vì thế giới mạng là không có biên giới. Cho nên, Trung Quốc cũng đầu tư một lướng lớn nhân lực vào cuộc chiến khống chế tự do trên mạng.
Tháng 6/2012,một nghiên cứu của đại học Harvard có tên "How Censorship in China Allows Government Criticism but Silences Collective Expression" đã chỉ ra: Chính phủ Trung Quốc đã huy động từ 20.000 tới 50.000 cảnh sát mạng cùng 250.000 tới 350.000 thành viên của “Ngũ Mao Đảng – Đảng 5 hào” sử dụng cho các chiến dịch trấn áp, khống chế trên mạng.
Những thành phần được gọi là “Đảng 5 hào” là tên gọi châm biếm của những “bình luận viên trên mạng” được chính phủ trả công cho công việc bút chiến. Mỗi còm trên mạng cho những bài văn có lợi cho chính quyền được trả công 5 hào( ½ RMB). Công việc của họ là chuyên phát tán những bài văn ca ngợi đảng hoặc chĩa mũi dùi, phê bình những ý kiến hoặc bài văn bất đồng chính kiến, phản đối. Mục đích là để thế giới mạng đạt tới mức độ “hài hòa”.
Ngoài nhân lực giám sát trên các trang mạng, còn phối hợp chặt chẽ với bên an ninh. Ví dụ vụ scandal của Bạc Hy Lai hồi tháng 3 đã dấy lên những bình luận náo nhiệt trên mạng. Trung Quốc đã khóa chức năng bình luận của nhiều trang mạng lại, đồng thời bắt giữ hàng nghìn blogger có phát ngôn “ảnh hưởng ổn định xã hội”. Năm 2011, họ cũng đã ngăn chặn mọi tin tức về cách mạng hoa Nhài ở Bắc Phi và các nước Arab không những trên báo chí, truyền thông mạng mà còn cả email, tin nhắn điện thoại. Thậm chí những bào báo có chữ “hoa nhài” cũng bị cắt bỏ.
Như vậy có thể thấy chính phủ Trung Quốc không chỉ trấn áp những tiếng nói trong nước, nghiên cứu của Harvard còn cho thấy Trung Quốc cũng trấn áp những tiếng nói từ bên ngoài. Bao gồm cả trang web của nhật báo Apple ở Hongkong.
Trung Quốc đổ nhiều tiền của vào công cuộc theo dõi, ngăn chặn mạng internet, mục đích là để trấn áp bất cứ tiếng nói khác biệt với chính quyền của bất cứ ai trên không gian mạng. Một ví dụ là trang mạng có liên hệ mật thiết với phần lớn chúng ta là facebook. Có thể bạn không tưởng tượng được mỗi ngày chúng ta đều cập nhật trạng thái mới nhất của bạn bè thì người Trung Quốc đa phần không biết gì về trang này. Chỉ có một số ít thông qua các phần mềm vượt tưởng lửa như Freegate để truy cập một cách chập chờn. Trung Quốc cũng có phiên bản nội địa hóa của mình là Renren.com nhưng lại phải dùng danh tính thật để đăng kí, quy định này cũng đại diện cho chế độ kiểm duyệt mạng ở nước này.
Trung Quốc cũng giống như Taiwan thời trước với chế độ kiểm duyệt báo chí gắt gao, chính quyền muốn đăng tin nào thì dân chúng chỉ được xem cái đó. Trung Quốc hiện không chỉ kiểm soát bao chí trong nước, họ còn quyết định xem những hãng tin nào được phép vào nước này, như từ chối cho nhật báo Apple của Hongkong và Taiwan vào nước này, tất nhiên là đi kèm với việc ngăn chặn trang web của báo này trên mạng. (còn nữa)
Lược dịch từ bài của Hứa Kiện Vinh trên Thinking Taiwan
http://www.thinkingtaiwan.com/public/articles/view/146
Xem thêm: Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 12:23 0 nhận xét
Nhãn: An ninh mạng, An toàn thông tin, Cảnh sát mạng, Công an mạng, Great Firewall, Tự do ngôn luận, Tường lửa Trung Quốc, Vạn Lý Hỏa Thành, Vượt tường lửa
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của phóng viên Thu Tuyết – báo SGGP (Blogger Snow Autumn).
Mình không phải là Đảng viên và cũng chẳng quan tâm lắm đến các vấn đề về chính trị. Vì vậy chuyện chính trường, hậu cung, nội các này nọ mình rất ít để ý… Với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy, mình chỉ biết và nhìn thấy ông qua các sự kiện, “gặp” ông trên vô tuyến truyền hình. Thế nhưng nhìn vóc dáng và phong thái đạo mạo của ông trên chính trường quốc tế, cũng như trong các chuyến công du nước ngoài, thú thật là mình cảm thấy rất tự hào về một vị nguyên thủ quốc gia có hình thức đẹp với phong thái tự tin, đĩnh đạc như ông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp tại Nhà Xanh (dinh tổng thống Hàn Quốc) tại Seoul. Ảnh: AP |
Nếu bảo đánh giá hay bình luận về phương cách điều hành Chính phủ hay tài lãnh đạo đất nước của ông thì mình mù tịt, mình không đủ trình độ, cũng không đủ khả năng để làm việc đó. Mình cũng không dám chắc những năm tháng nắm quyền điều hành đất nước, ông đã có những ưu, nhược điểm gì, thành công hay thất bại… Tuy nhiên, qua quan sát những việc ông làm trong thời gian gần đây, mình có cảm nhận là ông đang nỗ lực hết sức mình để vực lại nền kinh tế, đang cố gắng hết sức mình để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đem lại niềm tin và sự bình an cho dân chúng… Những việc làm của ông theo ghi nhận của mình đó là những việc làm tốt, những việc làm tích cực và rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nước nhà trong bối cảnh hiện nay…
Thế nhưng, dạo qua các diễn đàn trên mạng, ông đã nhận được những lời nhận xét và bình luận gì của cư dân mạng dành cho sự nỗ lực của ông?
1-Với vụ Tiên Lãng: Trước khi ông vào cuộc thì họ gào lên mắng chửi ông là kẻ vô tâm. Đến khi ông vào cuộc đưa ra những đánh giá, phân tích và có phán quyết một cách khách quan, công bằng, nhân ái thì họ lại mỉa mai ông là mị dân, là chiêu thức, là trò hề ghi điểm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng |
2-Đối với vấn đề tự do ngôn luận, trên Internet hiện đang tràn ngập các trang Web, blog tuyên truyền, kích động chống chính quyền, chửi bới chế độ, vu khống, bôi đen các vị lãnh tụ, lãnh đạo, vu khống các cơ quan công quyền một cách công khai, lộ liễu khiến nhiều người dân bất bình mà chẳng thấy có bất cứ rào cản nào ngăn chặn cả. Những người ăn lương nhà nước, thậm chí những người làm việc ngay trong văn phòng Chính phủ cũng cứ thi thoảng vào mạng “góp vui” với các diễn dàn bằng những câu mắng chửi vu vơ, khoác lác… Theo mình, các hiện tượng trên đã cho thấy một sự tự do quá trớn cần phải ngăn chặn lại. Vậy mà trên các diễn đàn, họ vẫn cứ nói vống lên, cứ rêu rao bu loa xuyên tạc rằng đất nước mình, chế độ mình hiện không có dân chủ, bị cấm đoán về tự do ngôn luận…
3-Việc Thanh tra Chính phủ thường xuyên thực hiện các cuộc thanh tra để qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm, khuyết điểm, thiếu sót của các doanh nghiệp nhà nước, các bộ ngành và địa phương, theo mình, đó là việc làm tích cực, cần thiết nhằm xóa bỏ các rào cản kìm hãm sự phát triển, xóa bỏ sự buông lỏng quản lý, xóa bỏ tham ô, tham nhũng, tha hóa về đạo đức, lối sống… Vậy mà ở các diễn dàn trên mạng, họ vẫn cứ rêu rao ông như là kẻ tội đồ gây ra những hậu quả đó, họ vẫn cho rằng, những việc làm của Thanh tra Chính phủ chẳng qua cũng chỉ là hình thức, là đấu đá, là thanh trừng, là thí tốt…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng |
Thời gian gần đây, Thanh tra Chính phủ còn có những hành động đẹp, những việc làm tốt, chứng tỏ sự trong sạch, minh bạch, đó là công khai cho báo chí biết các kết luận của Thanh tra. Vậy mà không chỉ ở các diễn đàn trên mạng, ngay cả ở các trang báo chính thống, những thông tin trong các kết luận Thanh tra cũng đã bị bóp méo một cách thô bạo gần như là xuyên tạc sự thật, khiến cho chính các vị lãnh đạo Thanh tra CP phải đứng ra giải thích, phân tích, nói lại cho rõ ngọn ngành.
Chứng kiến những sự kiện trên, mình cứ băn khoăn: chẳng lẽ, những việc làm tốt, sự nỗ lực phấn đấu của Thủ tướng và của Thanh tra Chính phủ đã được “đền đáp”, được đổi lại bằng những lời miệt thị, vu khống như thế này ư? Sao mà nghe xót xa đến vậy…
Mình nghĩ, là một chính trị gia, Thủ tướng chắc chắn phải là một con người cực kỳ bản lĩnh, ông có lẽ cũng chẳng bận tâm lắm đến những câu chuyện đàm tiếu, vu khống, xuyên tạc, bịa đặt nhắm vào ông, và theo cảm nhận của mình, ông có lẽ vẫn đang ngày đêm trăn trở để tiếp tục tìm kiếm các giải pháp, đưa ra những quyết sách tốt, những việc làm hay, hiệu quả và lớn lao hơn cho đất nước đi lên…
Thế nhưng, một người dân bình thường thì quả thật là quá khó để họ có thể có đủ khả năng, đủ bản lĩnh, để mà chịu đựng sự tra tấn, phản hồi đáng sợ nêu trên.
-- Tiêu đề đã được đặt lại. Nguồn: http://www.snowautumn.com/2012/04/co-nen-lam-nguoi-tot-ky-i-chuyen-thu.html
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 12:09 0 nhận xét
Nhãn: Blogger Snow Autumn, Chống tham nhũng, nguyen tan dung, Nguyễn Tấn Dũng là ai, Thanh tra Chính phủ, Tự do ngôn luận, undefined, Vụ Tiên Lãng
Subscribe to:
Bài đăng (Atom)