Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Dấu ấn Bộ trưởng Trần Đại Quang


Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, người con ưu tú của đất nước và quê hương Ninh Bình. Người đã và đang thể hiện được bản lĩnh của một vị Tư lệnh ngành, luôn đưa ra những phản ứng nhanh chóng, kịp thời, trước tình hình diễn biến phức tạp của các đối tượng tội phạm hiện nay. Trở thành người lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Ngày 03 tháng 08 năm 2011, Bộ trưởng Trần Đại Quang được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an (nhiệm kỳ 2011 -2016). Hơn 1 năm đảm nhiệm trọng trách cao quý mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Bộ trưởng đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong suốt thời gian đảm nhiệm trọng trách của mình. Hôm nay ngày 12/10, tròn 56 tuổi đời, với tư duy sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong cách tổ chức hành động, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trực tiếp chỉ đạo việc củng cố và phát triển lực lượng Công an Nhân dân thành một lực lượng tin cậy của Đảng, đủ sức đối phó với các đối tượng tội phạm, phản động…

Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.

Luôn xác định lực lượng Công an Nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh bảo vệ An ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã kịp thời cải tổ lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, ngành công an đã thành lập đội phản ứng nhanh 141 trở thành “thương hiệu 141”. Sau một thời gian ngắn triển khai và chính thức đi vào hoạt động lực lượng 141 đã đạt được nhiều những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc xử lý các hành vi vi phạm luật ATGT, đối tượng côn đồ càn quấy tàng trữ trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, ma túy.

Đêm trắng của đội phản ứng nhanh 141
Đêm trắng của đội phản ứng nhanh 141

Liên quan đến lĩnh vực phòng, chống ma túy hiện đang được xem là mặt trận căm go, quyết liệt nhất trong thời gian qua. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp, công tác tấn công, trấn áp quyết liệt tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và đã phá nhiều chuyên án lớn.

Đồng chí Trần Đại Quang và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động miền Trung và Tây Nguyên trong chuyến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh-trật tự tại Tây Nguyên tháng 8/2010
Đồng chí Trần Đại Quang và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động miền Trung và Tây Nguyên trong chuyến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh-trật tự tại Tây Nguyên tháng 8/2010

Một trong những chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Trần Đại Quang, được dư luận đặc biệt quan tâm trong việc làm trong sạch hệ thống ngân hàng hiện nay đó là: Điều tra, truy tố, bắt giam nhằm giải quyết vụ án như Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá… góp phần trấn áp, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực Ngân hàng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã giao cho lực lượng Công an, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Các vị cựu lãnh đạo ngân hàng bị truy tố hôm 27-09-2012.
Các vị cựu lãnh đạo ngân hàng bị truy tố hôm 27-09-2012.

Trước thực trạng đang gây nhức nhối như “con sâu làm rầu nồi canh” liên quan đến việc một số những cán bộ công an có hành vi không đúng mức đã làm ảnh hưởng đến toàn lực lượng công an, đến hình ảnh chiến sỹ công an trong mắt nhân dân. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã nhanh chóng ban hành Chỉ thị số 12, nhằm tăng cường công tác thanh tra kiểm tra; xử lý nghiêm những sai phạm. Đồng thời, đưa ra một số hình thức siết chặt quản lý Cảnh sát giao thông, đem lại nhiều hiệu quả tốt, góp phần uốn nắn một số cán bộ chiến sĩ công an chấp hành tốt nhiệm vụ được giao. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội, đa số đại biểu và nhân dân đánh giá cao sự thẳng thắn của Bộ trưởng Trần Đại Quang trong việc thừa nhận có một số Cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật, nhận tiền mãi lộ… Đồng thời, ghi nhận những chỉ đạo đúng đắn của Bộ trưởng trong việc xử lý triệt để, nghiêm khắc đối với cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật.

Nghĩa cử cao đẹp của hai Cảnh sát giao thông
Nghĩa cử cao đẹp của hai Cảnh sát giao thông

Gần đây nhất là việc Dương Chí Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã hứa là sẽ chỉ đạo quyết liệt lực lượng công an, dùng các biện pháp với nỗ lực cao để truy bắt Dương Chí Dũng, xử lý trước pháp luật. Và thực tế, cơ quan công an đã bắt được Dương Chí Dũng, khẳng định quyết tâm cũng như xây dựng và củng cố hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng quần chúng nhân dân. Đồng thời, thể hiện sự nỗ lực thực hiện trách nhiệm, các lời hứa trước Quốc hội, trước nhân dân.

Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt
Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt

Có thể nói, lượng công an đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ bình yên cuộc sống. Để lực lượng Công an Nhân dân hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bộ trưởng Trần Đại Quang có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Phú Vinh (Website Trần Đại Quang)

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Thượng tướng Trần Đại Quang: Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy


Nhân “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” (26/6), Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy đã có bài viết về các giải pháp đấu tranh phòng, chống ma túy trong tình hình mới.

Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.

Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tính đến cuối năm 2011, vẫn còn hơn 200 triệu người nghiện các chất ma tuý. Các loại tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý quốc tế gắn liền với thảm họa ma tuý tổng hợp ATS đã và đang thực sự là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự đã trở thành hiểm họa lớn, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ là nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo quyết liệt nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong cuộc chiến chống ma túy. Ngày 26/3/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới”.

Ngày 27/6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nhờ triển khai thực hiện liên tục, đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống ma túy đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy đã được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của tệ nạn ma túy; phong trào toàn dân phòng, chống ma túy đã được phát triển rộng khắp trên cả nước; tốc độ gia tăng người nghiện được kiềm chế, ở một số địa phương đã có xu hướng giảm. Đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xoá bỏ và phát triển thay thế cây có chất ma tuý tại các vùng cao. Từ một nước có gần 20 nghìn ha trồng cây thuốc phiện vào năm 1998, đến nay, chúng ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề trồng cây thuốc phiện và tái trồng cây thuốc phiện.

Công tác phòng, chống ma tuý đã từng bước được xã hội hoá, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện; đã cảm hóa, giáo dục, cải tạo được nhiều đối tượng phạm tội, đối tượng nghiện hút ma tuý tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người làm ăn lương thiện, có ích cho xã hội. Xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến xuất sắc trong phòng, chống ma túy như mô hình 3 giảm: “Giảm tội phạm, giảm ma tuý, giảm mại dâm” của Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình thành phố 5 không: “Không có tội phạm giết người cướp của, không có ma tuý tại cộng đồng, không có người thất học, không có người lang thang xin ăn, không có hộ đói” của thành phố Đà Nẵng; phong trào 3 bỏ: “Bỏ trồng cây thuốc phiện, bỏ hút thuốc phiện, bỏ buôn bán ma tuý” của tỉnh Yên Bái…

Trong lĩnh vực cai nghiện, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các địa phương đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều trị cai nghiện với nhiều hình thức; đồng thời chú trọng quản lý đối tượng sau cai nghiện ở cộng đồng. Số người nghiện được tiếp cận các hình thức cai nghiện ngày một tăng, qua đó đã kiềm chế được tốc độ gia tăng người nghiện ma tuý. Xuất hiện nhiều mô hình cai nghiện, phục hồi có hiệu quả như mô hình cai nghiện tại tỉnh Tuyên Quang, thành phố Hà Nội… Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cai nghiện, dạy nghề thành công cho hơn 40.000 người nghiện, giảm nguy cơ tái nghiện trong cộng đồng.

Trên lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy, Nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng, chống ma túy và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; ký kết nhiều hiệp định hợp tác phòng, chống ma tuý với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, trong đó đáng chú ý là 3 Công ước kiểm soát ma tuý, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc, INTERPOL, các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng sông Mê Kông… nhằm trao đổi thông tin, nâng cao năng lực cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật phòng, chống và kiểm soát ma tuý qua biên giới.
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng Công an nhân dân đã điều tra, khám phá gần 30.000 vụ án ma túy; bắt gần 40.000 đối tượng phạm tội; triệt phá hàng trăm đường dây ma túy nguy hiểm, hàng nghìn tụ điểm phức tạp về ma túy. Trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, quyết liệt, nguy hiểm với tội phạm về ma túy, trong 5 năm qua, có 34 cán Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Công an xã, bảo vệ dân phố đã anh dũng hy sinh, trên 50 đồng chí bị thương.

Mặc dù công tác phòng, chống ma túy ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả quan trọng, nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy còn diễn biến phức tạp: Tình trạng tái nghiện còn cao, cai nghiện chưa hiệu quả; tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện hút ma túy và từ họ lây lan ra cộng đồng đang ở mức đáng lo ngại; tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp, ma túy đá trong tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh có xu hướng gia tăng và rất đáng báo động; các loại ma tuý ngày càng đa dạng và dễ sử dụng; hoạt động của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia về ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, sẵn sàng sử dụng “vũ khí nóng” chống trả các lực lượng chức năng khi bị truy bắt. Tình hình trên đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải không ngừng nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy.

Để thiết thực hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” và “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy” với chủ đề “Toàn cầu chung sức hành động vì một cộng đồng lành mạnh không ma túy”, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống ma tuý tới các tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Đưa kiến thức pháp luật về phòng chống ma tuý vào giảng dạy trong nhà trường, coi đây là môn học bắt buộc.

- Các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các đề án của Chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, qua đó huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống ma tuý. Phát động toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tổ chức thực hiện Chương trình xóa bỏ và thay cây có chứa chất ma tuý ở các tỉnh miền núi, trong đó chú trọng tổ chức các dịch vụ tiêu thụ nông sản, thực phẩm và nâng cao hiệu quả các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho đồng bào trước đây trồng cây thuốc phiện, để họ có cuộc sống tốt hơn, tự nguyện xoá bỏ việc trồng và tái trồng cây có chất ma túy.

- Các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, tăng cường phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả điều tra, khám phá các vụ án sản xuất, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy trong nước và ngăn chặn ma tuý từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta.

- Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong việc quản lý, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện, nhân rộng mô hình xã, phường, thôn, ấp, bản không có tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội khác; xây dựng nhiều phòng tuyến ngăn chặn tội phạm và hiểm họa ma tuý từ cơ sở. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư, xây dựng, quản lý trung tâm cai nghiện có hiệu quả.

- Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống ma túy, đặc biệt với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm và tệ nạn ma túy; góp phần nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường trang bị, phương tiện phòng chống ma tuý cho các lực lượng chức năng trong nước.

- Lồng ghép việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy với Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người qua biên giới với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác.

Cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý còn nhiều cam go và khó khăn phía trước, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, cùng chung sức, đồng lòng, chung tay đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, nhất là trong thanh, thiếu niên nhằm giảm thiểu thiệt hại do ma túy gây ra cho xã hội, cho mỗi gia đình và mỗi người.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm


Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chỉ rõ, từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước.
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã họp dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Đồng chí Trần Đại Quang: Phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Đồng chí Trần Đại Quang: Phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Các đại biểu dự cuộc họp thống nhất đánh giá, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, trực tiếp là Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Tây Nguyên, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, Tây Nguyên đã và đang giữ vững ổn định chính trị, xã hội và đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.
Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh vô hiệu hóa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng của bọn phản động FULRO; tập trung bảo đảm an ninh nông thôn, xử lý kịp thời một số vụ việc phức tạp về tranh chấp, khiếu kiện đất đai, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Hệ thống chính trị cơ sở có chuyển biến tích cực trong việc tổ chức bám dân, nắm tình hình, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự…
Đồng chí Trần Đại Quang nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về Tây Nguyên, nhất là Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên.
Đồng chí Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh, cần giải quyết tốt vấn đề đất đai, việc làm nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập; hỗ trợ cây, con giống, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; làm tốt công tác định canh, định cư và ổn định đời sống với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới và đồng bào kinh tế mới, số di cư tự do đang gặp khó khăn, để hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do.
Về phương hướng công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên thời gian tới, đồng chí Trần Đại Quang nêu rõ, để giữ vững an ninh, trật tự, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, phải tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phân tích và dự báo đúng tình hình, đặc biệt là nắm tình hình từ xa, từ bên ngoài và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương, giải pháp, đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Cùng với đó, cần khẩn trương giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo, dân tộc; kiên quyết xử lý các hoạt động lợi dụng khiếu kiện để gây rối, phá hoại. Phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Tây Nguyên với các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; thực hiện nghiêm túc Kết luận số 160/KL-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành, từng bước đưa sinh hoạt của đạo Tin lành vào quản lý bằng pháp luật, góp phần làm thất bại âm mưu tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng của các thế lực thù địch.
Đồng chí Trần Đại Quang chỉ rõ, cần tập trung xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, gần dân, sát dân, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, động viên được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phát triển sản xuất, xây dựng buôn làng, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở.
Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số; duy trì tỷ lệ thích đáng và bảo đảm cơ cấu cán bộ người dân tộc thiểu số trong bộ máy đảng, chính quyền từ các tỉnh đến cơ sở, đồng thời quy hoạch tạo nguồn, chuẩn bị đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đảm bảo có đội ngũ kế cận trong 5-10 năm. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số theo phương châm: Kết hợp vừa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng bổ sung kiến thức phổ thông để bảo đảm chuẩn về văn hóa, vừa đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Đồng chí Trần Đại Quang khẳng định, việc ổn định, phát triển Tây Nguyên phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, gắn với khu vực trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ, khu vực “tam giác phát triển” Việt Nam – Lào – Campuchia. Phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc được cải thiện, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Thượng tướng Trần Đại Quang: tổng hợp video hoạt động tháng 03/2012

TVB xin cung cấp một số video về hoạt động của thượng tướng Trần Đại Quang -  Bộ trưởng Bộ Công An, để quý độc giả có thể nắm rõ những thông tin hữu ích và thay vì phải đọc hàng dài những tin tức thì chúng ta có thể xem qua tổng hợp các video này.

Mọi ý kiến về các video hoạt động của ông Trần Đại Quang vui lòng gửi về địa chỉ email: banbientap@trandaiquang.net, chúng tôi tiếp thu tất cả các ý kiến của quý độc giả.

Ông Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW 4



Tội phạm hình sự dưới tuổi vị thành niên tăng mạnh tại khu vực ngoại thành



Bộ trưởng Trần Đại Quang dự Hội nghị tổng kết Bảo vệ bí mật nhà nước



Ông Trần Đại Quang làm việc về công tác bảo đảm an toàn giao thông tại TPHCM




Ông Trần Đại Quang dự phiên họp 3 Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp



Ông Trần Đại Quang dự buổi họp báo chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương



Ông Trần Đại Quang dự hội nghị toàn Quốc về phòng chống tham nhũng



Để có thể theo dõi thường xuyên hơn các video hoạt động của thượng tướng Tran Dai Quang, quý độc giả có thể theo dõi tại: http://www.youtube.com/user/trandaiquangvideo

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Thượng tướng Trần Đại Quang dự Lễ ra mắt Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh

Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định, xây dựng xã hội học tập là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.

Tối 05/3, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức ra mắt Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh, tuyên dương học sinh, sinh viên và các vận động viên đạt thành tích xuất sắc năm 2011.

Tới dự có các đồng chí: Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Các đồng chí: Trần Đại Quang, Bùi Văn Nam trao thưởng cho học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thượng tướng Trần Đại Quang đồng thời là Chủ tịch danh dự Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh khẳng định, xây dựng xã hội học tập là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Việc Quỹ khuyến học, khuyến tài mang tên Đinh Bộ Lĩnh – người anh hùng dân tộc, người con ưu tú của  tỉnh Ninh Bình có công dẹp loạn 12 sứ quân, trở thành hoàng đế đầu tiên của nước ta sau 1000 năm Bắc thuộc, ra mắt và đi vào hoạt động thể hiện tấm lòng của các tổ chức, cá nhân với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài của cả nước nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Qua đó, động viên phong trào học tập nhất là với đối tượng học sinh nghèo vượt khó học giỏi, góp phần làm cho  tỉnh Ninh Bình và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hơn 17 tỷ đồng là số tiền mà các tập thể, cá nhân ủng hộ cho Quỹ ngay trong ngày đầu ra mắt.

Đồng chí Trần Đại Quang trao hoa chúc mừng các học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Nhân dịp này, Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã dành 725 triệu đồng tặng thưởng cho học sinh, sinh viên và các vận động viên đạt thành tích xuất sắc năm 2011. Trong đó có 99 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia; 20 học sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 26 trở lên trong kỳ thi đại học vừa qua; 36 học sinh là thủ khoa của các trường THPT trong kỳ thi vào lớp 10; 6 vận động viên giành huy chương tại SEA Games 26 và đạt thành tích ở các kỳ đại hội thể thao quốc tế; 4 sản phẩm, mô hình, công trình của 7 tác giả đạt giải tại Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2011.

Theo DCSVN