Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị” là thông tin đúng hay sai?

>> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.


Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

- Về công ty Việt Hưng Ecopark - Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên''. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

- Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

V.T

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

>> Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên
>> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi

Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.

Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.

Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Dan Van Giang
Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.

Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.

“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.

Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.

Nỗi đau từ đất


Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.

Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan

Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.

+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx

Cổng thông tin điện tử Hưng Yên nói về cưỡng chế ở Văn Giang

Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 ngày 24/4.

-> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang- Hưng Yên

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, chiều 23/4, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Ngay từ sáng sớm 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Theo đó, từ 7h sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8h30 cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế.

Đến 10h30 cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hữu quan phối hợp với UBND huyện Văn Giang tiếp tục tuyên truyền để nhân dân 3 xã trong vùng dự án thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án; đồng thời chủ động nắm bắt chặt chẽ tình hình để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003 và chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6/2004. Dự án này có quy mô đầu tư và hạ tầng tương đối đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

Khu đô thị này được xác định là đô thị lõi để huyện Văn Giang trở thành đô thị loại IV sau này; góp phần tích cực, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Văn Giang. Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải.

Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử đụng đất được phê duyệt; đã được 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để Nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế./.

Theo hungyen.gov.vn

Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng ở xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

-> Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong 72 ha đất giao đợt này có hơn 66 ha đã được các hộ dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế. Nhà đầu tư đã nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 chiều cùng ngày.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003; chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6 năm 2004. Dự án có quy mô gần 500 ha thuộc 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan của huyện Văn Giang, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.

Dự án nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Ngọc Năm/VOV-Trung tâm tin

Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan. Thông tin chính thức từ UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, đã bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

-> Đọc thêm: Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên

Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải. Dự án này có sức lan toả lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi các đô thị trên địa bàn huyện Văn Giang.

Quá trình thực hiện Dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế.

Trước đó, chiều ngày 23/4/2012, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Ngay từ sáng sớm ngày 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng. Từ 7 giờ sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút ngày 24/4, số người nêu trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Huy Thanh - http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/baodientu.chinhphu.vn/Hoan-thanh-viec-ho-tro-thi-cong-va-cuong-che-giai-phong-mat-bang-Du-an-Van-Giang/8342511.epi

Tiêu đề đã sửa lại báo Chính phủ: "Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang" và tổng hợp nguồn tin từ: Văn Giang: Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án

Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên


Ruộng của nông dân bị thu để xây 'đô thị sinh thái, nhiều màu xanh'

Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.

Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.


Vụ cưỡng chế Văn Giang - Hưng Yên đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.

Ecopark là gì?


Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.

Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.

Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.


Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải "Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.

Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.

Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

Các quảng cáo về Ecopark mô tả một không gian 'hiện đại, đẳng cấp cao và nhiều màu xanh'.
Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.

Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".

Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.

Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.


'Phục vụ cộng đồng?'


Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết "không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ," theo trang web của họ.

Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng "chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu", đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.

Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.

Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các "đại gia" về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.




Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích: Trung Quốc làm càn trên biển Đông

Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.


Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.

Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. "Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý", bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.


Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ... Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia... Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia... chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.


"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 - thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

"Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?". Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.

Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.
Hà Dương

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

->  Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".

Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.


Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".

Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.

Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".


Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".

Cuong che Van Giang

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.

Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".

Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa

Trong các bản đồ mà chính người Trung Quốc vẽ hàng trăm năm trước chưa hề thấy xuất hiện tên gọi biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đã lợi dụng cách gọi tên của phương Tây để nhập nhằng “đường lưỡi bò” trên biển Đông. Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu.

Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.


Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Biển Giao Chỉ


Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa – Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).


Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình


Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…

Những bước leo thang trên biển Đông


Ngày 15/1/1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).

Ngày 21/2/1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này.

Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu

(Theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 6/2011)

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN

Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như là một phần của mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo Reuters.

Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.

Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.

Quyền lợi của đối tác


Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Lương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Quyết định lập Cục Công nghệ Thông tin quốc phòng

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập và trao Quân kỳ Quyết thắng cho Cục CNTT.

-> Xem thêm: Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Đối với Quân đội ta, trong những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong chỉ huy, điều hành và điều khiển vũ khí, trang bị phát triển tương đối mạnh, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin quân sự quốc phòng, bảo vệ chủ quyền thông tin quốc gia trên không gian mạng.

Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Cục CNTT trực thuộc BTTM. Đây là cơ quan đầu ngành quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin trong quân đội; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong không gian mạng trong toàn quân và tham gia bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.

Tại buổi lễ công bố quyết định, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và giao nhiệm vụ cho Cục CNTT.

Dự Lễ Công bố Quyết định thành lập Cục CNTT còn có đại diện các Bộ, Ban, ngành của Đảng, Nhà nước; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng trao Quân kỳ Quyết thắng cho đại diện Cục Công nghệ Thông tin/BTTM. Ảnh: Hồng Cường

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh: “Sự phát triển và ứng dụng rộng rãi những thành tựu của Công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự quốc phòng đã tạo sự phát triển nhanh chóng của vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và đời sống xã hội trên toàn thế giới và làm cho tốc độ toàn cầu hóa nhanh hơn.

Song, cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn. Đã có nhiều vụ mất an toàn thông tin và các cuộc chiến tranh thông tin đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, quân sự của một số quốc gia.”

Thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sỹ Cục CNTT/BTTM, Cục trưởng Thiếu tướng Ngô Đức Sơn bày tỏ quyết tâm quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc những chỉ thị, nhiệm vụ, yêu cầu được giao; khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất cao, thường xuyên đổi mới vươn lên, xây dựng Đảng bộ Cục CNTT trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng ngành CNTT trong toàn quân ngày càng phát triển vững chắc.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Sự nghiệp bà Đặng Thị Hoàng Yến qua ảnh

Gần đây trên Internet xuất hiện nhiều thông tin về bà Đặng Thị Hoàng Yến, vậy bà Dang Thi Hoang Yen la ai? là người như thế nào ? Mời độc giả xem sơ qua về tiểu sử của bà Đặng Thị Hoàng Yến:

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Tạo. Ngoài ra, bà Hoàng Yến còn là Chủ tịch diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ, thành viên Hội đồng tư vấn các nước ASEAN - ASEAN BAC… Trong 3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010, bà được xếp vào top 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên sàn giao dịch chứng khoán. Hiện nay, bà vẫn là một trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.


Là con cả trong gia đình nghèo có 4 người con, năm 1980, bà Yến tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và được phân công về làm việc tại UBND Quận 5 (TP.HCM). Đến năm 1992, bà Yến được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tư của Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND TP. HCM. Chỉ trong hai năm, bà Yến đã đưa được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TP. HCM trên 1,5 tỷ USD.


Năm 1993, bà Yến quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình. Không có một đồng vốn, bà quyết tâm đi làm thuê cho các công ty nước ngoài để dành dụm tiền thực hiện khát vọng của mình.


Một trong những câu nói nổi tiếng được nhiều người biết đến của bà Yến là: "Khó khăn trong kinh doanh được ví như cánh cửa đóng chặt, nhưng nếu chỉ có một khe hở nhỏ đủ để một sợi tóc xuyên qua, tôi cũng sẽ bẩy tung cánh cửa đó để bước chân vào" .


Trong cuộc sống riêng, bà Đặng Thị Hoàng Yến nếm trải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng của bà khi con gái đầu lòng mới được vài tuổi.


Năm 2011, bà Yến cùng 9 dân Việt Nam tiêu biểu khác (gồm: GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Trần Thùy Mai, GS.TS Nguyễn Thị Kim Chúc, TS.BS Phạm Hùng Vân, PGS.TS Trần Thị Minh Diễm, BS. Trương Thìn và GS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh) được nhận giải Cống hiến vì những hoạt động nhân đạo của mình. Tuy nhiên, điều làm cho dư luận quan tâm nhiều nhất trong thời điểm này về bà Yến là những lùm xùm thiếu trung thực xung quanh việc khai lý lịch để ứng cử đại biểu Quốc hội.


Theo báo Người cao tuổi, những năm 1980, bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác ở Văn phòng UBND quận 5, TP Hồ Chí Minh. Một số đảng viên từng công tác với bà Yến thời gian này vẫn còn công tác, có người giữ vị trí lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong lý lịch ứng cử ĐBQH, ở mục ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) bà Yến khai là “không”, ngày chính thức: để trống.


Ngày 17-8-2007, bà Yến kết hôn với một Việt Kiều tại Mỹ tên là Jimmy Trần. Sau một thời gian làm việc ở Việt nam, tháng 9/2010, ông này bị truy tố vì có dấu hiệu phạm tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Ngày 27-9-2010, ông Jimmy Trần bị truy nã. Sau khi ông này trốn sang Mỹ, công an Việt Nam đã quyết định truy nã ông Jimmy Trần vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ Tổng Giám đốc Vietnam Land nhận tiền đặt cọc hợp đồng của các đối tác, nhưng không nộp về công ty mà chiếm đoạt”.


Trước đó tháng 7-2010, bà Đặng Thị Hoàng Yến có đơn xin ly hôn với ông Jimmy Trần. Trong lý lịch ứng cử ĐBQH, bà Yến cũng không nhắc tới người chồng này. Tháng 5/2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã được Ủy ban MTTQ tỉnh Long An giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.


Hiện bà Đặng Thị Hoàng Yến là ủy viên Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội. Ngay từ khi bắt đầu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII vào tháng 7-2011, đã có những ý kiến đặt vấn đề về tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Những thông tin liên quan tới tư cách, nhân thân của bà Yến khá nhiều và phức tạp.


Sau khi tư cách bà Yến được thẩm tra, sáng 17/4/2012, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An đã họp kín, lấy ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Nữ đại biểu này bị nghi vấn không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Sau cuộc họp, ông Võ Lê Tuấn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An cho biết, sẽ có ý kiến gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị xem xét tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, còn việc bãi miễn tư cách đại biểu của bà Yến phải do cấp trên quyết định.


Ngày 18/4/2012, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 8 (khóa VII) do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm... chủ trì. Ngoài ra còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương. Sau khi nghe đại diện Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày các nội dung liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến, các đại biểu đã thảo luận, phân tích rõ những vấn đề mà đại biểu này đã vi phạm tư cách đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.


Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Philippine phản đối tàu Trung Quốc ra bãi Hoàng Nham

Ngày 16/4 rất nhiều người dân Philippine đã tập trung trước tòa nhà lãnh sự quán Trung Quốc tại Malina biểu tình phản đối Trung Quốc phái tàu ra bãi cạn Hoàng Nham trên biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippine cho biết tàu thuyền đánh cá của ngư dân nước này khi hoạt động trên vùng biển phụ cận bãi Hoàng Nham thuộc chủ quyền Malina (theo Philippine) đã bị tàu Trung Quốc "quấy nhiễu".





nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Anh-Philippine-phan-doi-tau-Trung-Quoc-ra-bai-Hoang-Nham/147686.gd

Truy tố Blogger Điếu Cày tội chống phá nhà nước

Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (công tác tại Báo Thanh tra Chính phủ, đại diện ở TP.HCM) xin Hội Nhà báo Việt Nam thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng bị từ chối. Tháng 9.2007, sau khi thôi làm việc ở Báo Thanh tra Chính phủ, Lập tiếp tục có đơn xin Thủ tướng Chính phủ thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng cũng không được chấp thuận. Tuy nhiên, ngày 19.9.2007, ông Lập và một số người khác (trong đó có ông Nguyễn Văn Hải) hẹn gặp nhau tại một quán cà phê ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, thiết kế blog do ông Lập làm chủ nhiệm. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hải tự động thay mật khẩu mới để nắm giữ, quản lý blog, tiêu chí bài viết không phù hợp nên ông Lập không tham gia nữa.


Ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải

Ông Nguyễn Văn Hải tập hợp thêm ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý), những người có cùng quan điểm tham gia. Sau khi quản lý blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước và trên blog cá nhân của từng người. Từ tháng 9.2007 đến tháng 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết và 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá nhà nước) đăng trên blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, trong đó có 26 bài viết có nội dung chống phá nhà nước.

Cáo trạng kết luận, các bị can trên đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet tạo ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, đăng nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân, lôi kéo những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gầy dựng, chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ sẵn sàng hoạt động thay đổi chế độ.

Cáo trạng cũng quy kết các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn sang Thái Lan từ ngày 13.3.2008 - 16.3.2008 để tham gia khóa huấn luyện mục đích nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.

Quang Hiển/Thanh niên

Khoe "mai gặp Thủ tướng", dọa "xử" cả Bộ trưởng Công an!

Bị cảnh sát dừng xe vì vi phạm giao thông ở nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú (Hà Nội), Hoa Chí Thanh hất hàm hỏi: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”, rồi khoe “mai gặp Thủ tướng” và dọa: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), bố mày cũng cho xử luôn…”!

Vụ việc chống người thi thành công vụ trên xảy ra vào 14 giờ 35 phút chiều 13-4 tại nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú, quận Ba Đình - Hà Nội.

Thấy một nam thanh niên điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, tổ công tác đặc biệt Y1/141 Công an Hà Nội do Thiếu tá Trần Quang Vinh, Đội phó Đội CSGT số 1,  làm tổ trưởng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Hoa Chí Thanh đang thách thức một cảnh sát cơ động


Thiếu tá Trần Quang Vinh đã yêu cầu thanh niên này dắt xe máy về chốt để kiểm tra hành chính. Thay vì chấp hành, người thanh niên vẫn không chịu dắt xe và nói với một chiến sĩ CSCĐ: “Đấy, mày dắt xe đi…”. Sau đó, nam thanh niên còn hùng hổ hất hàm hỏi một chiến sĩ CSGT trong tổ công tác: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”.Rồi để thách thức tổ công tác, nam thanh niên để luôn xe giữa đường, đồng thời luôn miệng lăng mạ, chửi bới.

Khi được tổ trưởng tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ liên quan, anh này vừa mở cốp xe, vừa nói to: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an - PV) bố mày cũng cho xử luôn…”!

Dọa "xử" cả người đứng đầu ngành công an


Lực lượng chức năng đã nhiều lần nhắc nhở người thanh niên không được lộng ngôn khi liên tục lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và uy tín của lãnh đạo Bộ Công an nhưng anh ta vẫn… văng tục, chửi bậy.

Do không có giấy đăng ký xe, Thiếu tá Vinh yêu cầu lập biên bản thì nam thanh niên này rút điện thoại cho một người nào đó để “tố” tội tổ công tác. Điện thoại xong, anh này tiếp tục lăng mạ: “Chúng mày giỏi thì cứ giữ xe bố đi. Chúng mày đừng tưởng Bộ trưởng Trần Đại Quang mà to... Bố cho chúng mày cả xe này luôn đấy”.

Trước hành vi trên, tổ công tác đã khống chế và áp giải nam thanh niên trên về Công an phường Điện Biên – quận Ba Đình. Trên đường đi, người thanh niên tiếp tục dọa: “Thằng nào dám bắt bố… hơi bị to gan đấy, mai bố lên gặp Thủ tướng”!

Hoa Chí Thanh "khoe": "Mai lên gặp Thủ tướng"


Chưa dừng lại ở đó, khi đã tới trụ sở Công an phường Điện Biên, người thanh niên còn “tố” với tổ trực ban rằng anh ta bị cảnh sát đánh và “khoe” vừa điện cho ông ngoại ở Thanh tra Chính phủ và Công an quận Ba Đình.

Cũng tại đây, nam thanh niên khai nhận tên là Hoa Chí Thanh, con trai của một cán bộ đang công tác ở Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng. Thanh cũng tự giới thiệu đang là cán bộ ở Bộ GTVT.

Hiện Công an phường Điện Biên đang tạm giữ Hoa Chí Thanh để điều tra, làm rõ.

Tin-ảnh: F.Hưng

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt

Nhắc đến cuộc chiến đã  lùi xa, cựu TT Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Lúc đó, không phải ai cũng chia sẻ với ông suy nghĩ ấy. Nhưng, những ai biết những nỗi đau cá nhân mà ông Kiệt từng chịu đựng, mới thấy, đây không chỉ là ý kiến của một nhà chính trị, đây còn là sự sẻ chia rất con người.

Để làm nên chiến thắng 30.4.1975, những người con đất Việt không chỉ hi sinh xương máu. Có những sự hiến dâng không thể đặt tên. Có những nỗi đau không thể nói bằng lời. Và những mất mát, đau thương cũng có hàng ngàn diện mạo....

Trong đó nỗi đau chia ly Bắc - Nam của những gia đình  phải chia cắt cùng vĩ tuyến 17. Kể cả khi giang sơn thống nhất rồi thì vết cắt chia ly vẫn chưa hẳn đã được lành lặn. Trong số đó, có những người con tập kết, họ đã vượt lên trên nỗi đau riêng tư để từng bước cùng đất nước hồi sinh và vươn dậy. Nhân dịp kỷ niệm 30/4 - ngày thống nhất đất nước, Bee xin đăng lại những câu chuyện cảm động về những gia đình, những người con mà nghị lực của họ vượt lên trên cả sự thử thách của chiến tranh, của chia ly, của số phận.

...Hôm qua, 15/6 ( 15/6/2008 - bài viết được đăng tải trên Sài gòn Tiếp thị vào dịp Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Để giữ nguyên tính chân thực của câu chuyện, chúng tôi xin giữ nguyên những chi tiết  liên quan tới thời gian trong bài -  Bee.net.vn) ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.

Đồng chí Võ Văn Kiệt tại vùng căn cứ U Minh

Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.

Đầu năm nay, ông viết, “tôi có cảm giác như vợ và các con đang đợi tôi”. Bác sĩ riêng thời chiến tranh của ông, ông Huỳnh Hoài Nam, kể: “Trong suốt những năm ở trong rừng, ông luôn mang theo một tấm hình và hai bộ đồ của vợ”. Sau ngày 30.4, khi tình hình tạm ổn, ông đã tìm đến khúc sông ấy, đứng nhiều giờ để cố tìm xem, vợ và các con ông đang thực sự yên nghỉ ở đâu. Bác sĩ Nam nói: “Trên đường về, hàng giờ, ông không nói một lời nào cả”.

Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.

Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”. Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.

Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. Nhưng, đêm về, bác sĩ Nam kể, thì nỗi cô độc không thể nào kể xiết. Ông lặng lẽ một mình, kêu bác sĩ Nam, “Cho tao ly chà và”, từ ông dùng để chỉ cà phê đen. Bác sĩ Nam nói: “Tôi đưa cà phê cho ông và biết, lại thêm một đêm ông không ngủ”.


Bà Trần Kim Anh


Võ Dũng

 Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.

Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. Ngày cha con gặp nhau, ông đang ở một căn cứ gần kênh Biện Nhị, xã Khánh Lân, Cà Mau. Ông đợi con, lâu lâu lại hỏi: “Nó tới đâu rồi?”. Gặp nhau, bác sĩ Nam kể: “Hai cha con ôm nhau nửa tiếng, không nói một lời, rồi cả hai cùng khóc. Chúng tôi, cũng ra phía sau, ngồi khóc”.

Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.

Tôi đã không ít lần gặp chị Võ Hiếu Dân, người con duy nhất còn lại của bà Trần Kim Anh, hy vọng nghe từ chị những ký ức về mẹ mình. Nhưng, chưa bao câu chuyện có thể tiếp tục. Cho tới tận bây giờ, chị Hiếu Dân vẫn không thể nào cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về mẹ.

Gần đây, ông đã có rất nhiều nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những người chết trong thời gian học tập cải tạo; gặp gỡ lãnh đạo hai địa phương, Bình Dương và TP.HCM để bàn về vấn đề nghĩa trang của những người lính Sài Gòn cũ. Mấy năm trước, khi cô cháu ngoại mang về cho ông mấy cuộn phim do người Việt ở nước ngoài làm về những thuyền nhân vượt biên trong những năm sau 1975, ông xem, xúc động và có rất nhiều trăn trở.

Khi ông nói, “yêu nước có thể bằng nhiều con đường”, là ông nói bằng chính từ nỗi đau của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông nhấn mạnh: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.

Từ năm 1995, ông đã kiến nghị: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”. Trong buổi làm việc cuối cùng, chiều 23.5, ông nói với tôi về ý định sẽ viết chung một cuốn sách với một người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn. Ông coi đó như là một biểu tượng của tinh thần hoà giải. Năm 1997, khi vừa nhận chức, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tôi, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

Từng là một nhà lãnh đạo chiến tranh xuất sắc, đúng như lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ít ai có thể so sánh bản lĩnh chính trị với ông. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của Võ Văn Kiệt không phải là những giá trị giáo điều. Chính trị “tối cao” đối với ông là “Dân”. Điều gì có thể đoàn kết mọi người dân Việt Nam. Điều gì có thể nhanh chóng đưa lại cơm no áo ấm cho mọi người Việt Nam là ông chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt đề nghị “giương cao ngọn cờ dân tộc” không phải từ một ý tưởng xuất hiện tình cờ.

Ông đúc kết điều đó qua sự trải nghiệm bằng máu của chính ông, của những đứa con, của người vợ mà ông vô cùng yêu dấu.

Theo Sài Gòn tiếp thị/ Bee.net

Trung Quốc yêu cầu Nga rút khỏi biển Đông

Sau khi “cảnh báo” Ấn Độ về việc thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc hôm qua lại có động thái tương tự với Nga.

Khi được hỏi về việc các công ty Việt Nam và Nga ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở biển Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định: các công ty không liên quan tới tranh chấp khu vực hãy tránh xa nơi này.

Hồng Lỗi chém gió

Ông tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi ở biển Đông. Chúng tôi hy vọng tranh chấp có thể giải quyết thông qua đối thoại giữa các nước liên quan. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể thỏa hiệp và tránh việc để nước ngoài can thiệp vào tranh chấp”.

Ngoài Nga, Trung Quốc cũng khẳng định các công ty không phải của các quốc gia ở biển Đông tránh liên quan tới tranh chấp trong khu vực. Về tranh cãi tại Hoàng Sa và các vùng nước liền kề, ông Lưu khẳng định Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp và tham vấn với các nước liên quan trên cơ sở tôn trọng lịch sử và luật pháp quốc tế.

Đây không phải là những động thái mới của Trung Quốc. Trước đó, họ cũng hành động tương tự khi Ấn Độ muốn thăm dò dầu khí ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Vu Lan (theo Times of India)

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Hình ảnh Việt Nam đánh bật quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979

Những hình ảnh chân thực về những ngày đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (tháng 2-1979).

Thám báo Trung Quốc bị bắt khi đột nhập vào Việt Nam

Chiến sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Lê Đình Chinh bị lính Trung Quốc sát hại khi ngăn cản các hành vi khiêu khích, thời điểm trước 17-2-1979

Trước Ải Nam Quan

Lính TQ vượt sông tràn vào VN

Xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam (17-2-1979)

Hỏa lực của lính Trung Quốc tấn công, đánh chiếm điểm cao Hà Giang

Thị xã Lạng Sơn bị lính Trung Quốc phá hủy (2-1979)

Đạn pháo Trung Quốc tàn phá Cao Bằng.
Lính Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng (17-2-1979)

Bệnh viện Trùng Khánh ( Cao Bằng) đổ nát

Thay quân lên chốt (Cao Bằng 1979)

Gùi nước tiếp tế cho đồng đội trên điểm cao (Vị Xuyên, Hà Giang 1980)


Cầu Kỳ Cùng (Lạng Sơn) bị đánh sập (2-1979)

Lính TQ phá đường tàu.

Điểm danh quân số trước khi hành quân lên chốt (Lào Cai, 1979)


Nữ chiến sĩ thông tin đảm bảo liên lạc tại trận địa Lào Cai (1979)

Nữ dân quân Móng Cái, Quảng Ninh sẵn sàng giáng trả địch

Quân dân Hà Nội sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc

Và họ phải đền tội

Người chết ngổn ngang trên núi Lão Sơn



Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra, chỉ huy bộ đội trên biên giới

Tổ nuôi quân theo sát chiến sĩ lên chiến hào

Vạn chuyển vũ khí cho trận địa bằng trực thăng

Chuyển hàng lên biên giới

Dùng không quân chuyển quân từ chiến trường K ra tiếp viện cho biên giới phía Bắc (2-1979)

1 lính Trung Quốc bị bắn gục khi định cắm cờ chiếm điểm cao tại Lạng Sơn

Lính sơn cước Trung Quốc bị tiêu diệt trên đường mòn sang Việt Nam

Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt tại mặt trận Cao Bằng (2-1979)


Máy bay Mig của Trung Quốc xâm nhập không phận Việt Nam và bị bắn hạ


Lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (1979)

Tù binh Trung Quốc bị bắt sống tại mặt trận Hoàng Liên Sơn

Lại là tù binh Trung Quốc


Tù binh TQ- bài học mà Đặng Tiểu Bình muốn dạy Việt Nam là thế này chăng?