Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Một DÂN OAN bị bắt bỏ tù


Ngày 29-11, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Lộc (SN 1958), hộ khẩu thường trú ở ngõ 4/2, đường Huyền Quang, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang), cư trú tại Đồn 19, xã Hương Sơn (Lạng Giang) về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến tháng 11-2011, Lộc đã soạn thảo nhiều tài liệu dưới dạng đơn kêu cứu, tố cáo, yêu cầu, cáo trạng… cho người dân ở các tỉnh, thành phố như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, Đắc Nông…, trong đó, 22/27 đơn do Lộc đứng tên có lời lẽ vu cáo, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, Đảng và Nhà nước ta; kích động dân chúng khiếu kiện đứng lên chống chính quyền. Khám nhà Lộc, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Lộc còn tự xưng là “đại diện dân oan Việt Nam”, nhận nhiều tài liệu phản động phô tô thành từng tập gửi cho nhiều đối tượng và một số cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền… Ngoài ra, Phạm Thị Lộc còn nhận tiền, trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo nước ta vi phạm nhân quyền; giới thiệu một số đối tượng khác cùng tham gia trả lời phỏng vấn trên đài nước ngoài…
Tại phiên tòa, bị cáo Lộc đã thành khẩn khai báo, thừa nhận tội lỗi như cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố. Hội đồng xét xử TAND tỉnh đã tuyên phạt Phạm Thị Lộc 3 năm 6 tháng tù giam và phạt 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù.
http://tinquansu.wordpress.com/2012/12/01/mot-dan-oan-bi-bat-bo-tu/

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Vụ Phương Uyên: Không khinh mới lạ



Liên quan đến vụ việc bắt tạm giam, khởi tối hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Một số blogger đã viết lên suy ngẫm của mình về phản ứng của một số người trong vụ việc trên với những ngôn từ mang phong cách rất “blogger”. BBT xin chia sẻ với mọi người những góc nhìn đáng suy ngẫm này.

* Ban Admin Hội NNGBPĐ trên Facebook: Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị công an VN bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các trang mạng lề trái lại được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an VN và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. Dĩ nhiên người một nhà nên phải bênh nhau thôi.

Truyền đơn mà em Phương Uyên cùng các thành viên khác của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rải có câu “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản TQ , thông đồng với ngoại bang TQ”.

Thử hỏi dựa vào cái gì mà dám khẳng định như đinh đóng cột thế?

Gieo rắc truyền đơn có nội dung lếu láo, kích động, đòi lật độ ĐCS, “tuyên truyền chống phá NNVN”, Phương Uyên đã phạm vào điều 88 BLHS, tội đó thì vào tù có oan uổng gì ? Ở đây chúng tôi không muốn trách em Uyên, em còn nhỏ dại nên dễ bị xúi giục.

Kẻ đáng lên án là cái tổ chức tự xưng là “Tuổi trẻ yêu nước”– kẻ đã đứng sau chuyện này. Chúng hèn nhát, không dám đứng ra nhận trách nhiệm, còn xúi giục gia đình em P.Uyên đi kiện cáo .
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
“Tuổi trẻ yêu nước” là một tổ chức chống cộng ở nước ngoài do mấy ông bà già U50, U60 lập ra – toàn là những cựu binh chế độ VNCH. Tự vỗ ngực xưng là “yêu nước” mà lại đi treo cờ vàng ba sọc đỏ, hô hào CSVN là tay sai TQ, nhưng lại đi tôn thờ cái chế độ tay sai ngụy quyền của Mỹ. Đến cái biểu tượng cũng phải đi ăn cắp ý tưởng của PVN, chính tả thì vẫn còn sai dấu hỏi, dấu ngã mà đòi kêu gọi nhân dân đứng về phía mình để lật đảng CS. Nằm mơ giữa ban ngày à?

Kết luận: Yếu tố chính nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để kêu gọi lòng dân. “Tuổi trẻ yêu nước” gồm tập hợp những kẻ không có tài cũng không có đức, bợ đít ngoại bang thì lấy đâu ra chính nghĩa ? Rốt cuộc cũng y chang như mấy tổ chức chống cộng khác, chẳng làm được gì cho Tổ Quốc, đi đâu cũng bị kiều bào người VN khinh ghét. Còn về phần những bạn trẻ, hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của bọn này, đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng.

Các bạn xem thêm clip này của tổ chức TTYN thì sẽ rõ bộ mặt phản động của chúng:

Trong này nói rõ: nội dung truyền đơn là “đả đảo độc tài CS VIỆT NAM”; “đa nguyên đa đảng”; truyền đơn được trộn lẫn với tiền để cho dân nhặt; truyền đơn được bỏ trong hộp hẹn giờ bung…. thế thì có người đứng sau lưng không? có tổ chức không? tiền đâu ra một sinh viên nhà nghèo bỏ mấy triệu để rải trên đường vậy? Thông tin trên được đăng ngay sau khi Phương Uyên bị bắt, vậy chẳng khác nào các cái gọi là “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đem Phương Uyên ra bán đứng.

Chúng tôi kêu gọi các vị đứng đầu tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đứng ra nhận trách nhiệm cho Phương Uyên. Chính các vị đã dụ dỗ con gái người ta, để tới khi cô ta bị bắt thì thổi phồng người ta lên như một vị anh hùng cứu quốc??? Có nên gọi các vị là những kẻ hèn nhát núp váy đàn bà không ?

***
Blogger BEO: Là mình nói về mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Nguyễn Phương Uyên.

Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên mồm luôn.

Tuần chay nào cũng có nước mắt.

Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.

Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.

Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.

Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

***
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/05/vu-phuong-uyen-khong-khinh-moi-la/

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Bắt giữ một số đối tượng chống phá chính quyền


Ngày 8/5, lực lượng an ninh của tỉnh Gia Lai đã bắt giữ một số đối tượng FULRO ở 3 làng Kret Krot, K Dùng 1 và BChắt thuộc xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai).

Thời gian qua, các đối tượng FULRO lưu vong do Ksor KơK đứng đầu thường xuyên liên lạc, móc nối để lôi kéo, kích động một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặc biệt là người dân 3 làng Kret Krot, K Dùng1 và BChắt, theo tổ chức phản động FULRO để thành lập “Nhà nước của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Mặc dù đã được chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể vận động, giáo dục kiểm điểm nhiều lần, nhưng các đối tượng này vẫn ráo riết lôi kéo một số người nhẹ dạ nghe theo FULRO hoạt động chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Sau một thời gian điều tra và có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng, lực lượng an ninh của tỉnh Gia Lai đã bắt giữ các đối tượng này, trong đó có một số đối tượng cầm đầu, cốt cán, cùng rất nhiều vũ khí như cung nỏ, giáo mác... Sau khi bắt giữ, Công an tỉnh Gia Lai chính thức khởi tố 3 đối tượng cầm đầu là Runh, Byưk và Jơnh theo điều 87 Bộ luật Hình sự về tội "phá hoại chính sách đoàn kết".

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng


Thời gian gần đây, trên một số trang tin điện tử đặt máy chủ ở nước ngoài và một số blog cá nhân của những kẻ cơ hội chính trị trong nước có bàn tán việc “bình chọn” và “suy tôn” danh hiệu “Người phụ nữ của năm 2011” dành cho một nhân vật có tên Bùi Thị Minh Hằng.

Cho đến thời điểm này, có lẽ, Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật phải hứng chịu mọi hệ lụy từ màn kịch mà số người cơ hội chính trị dựng lên. Ngày 8-4, chúng tôi đã lên thị xã Sơn Tây, tìm gặp những người thân ruột thịt của Bùi Thị Minh Hằng để tìm câu trả lời cho động cơ và suy nghĩ của người đàn bà này. Chính giữa ngôi nhà số 15 phố Đốc Ngữ, phường Lê Lợi, nơi mẹ đẻ của Hằng đang ở, treo một bức ảnh chụp đại gia đình, trong đó chỉ thiếu mỗi Bùi Thị Minh Hằng. Bà Phạm Thị Hoán, mẹ đẻ của Hằng năm nay đã 86 tuổi không giấu nổi sự xúc động và nỗi buồn khi đề cập đến cô con gái thứ hai trong gia đình. “Tôi từng này tuổi rồi, chăm bẵm nó đủ đường mà chưa một ngày nó báo hiếu được tôi. Mỗi lần về nhà, nó chỉ gây thêm sự phiền phức”, bà Hoán bật khóc.

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng
Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng

Sau ngày Bùi Thị Minh Hằng bị đưa đi cơ sở giáo dục (28-11-2011), bà Hoán đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo việc Hằng bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Trong đơn, bà Hoán bức xúc tố cáo một người phụ nữ cao tuổi cùng một nhóm người đã có hành vi mượn hình ảnh người thân của gia đình bà để nói xấu chế độ, xuyên tạc về hình ảnh những người đang thay mặt Nhà nước Việt Nam thực thi pháp luật để bảo vệ an ninh trật tự cho đất nước; đồng thời làm ảnh hưởng quá trình học tập của Bùi Thị Minh Hằng tại cơ sở giáo dục Thanh Hà… Bà Hoán nói rằng, chính con gái Bùi Thị Minh Hằng của bà từng bị nhóm người này lôi kéo và hiện nay được chính quyền, gia đình đưa đi học tập. Đơn có đoạn viết: “Gia đình tôi không hề thuê bất kỳ ai để “đấu tranh” như lời họ kêu gào ở cổng trại giáo dưỡng nói là đấu tranh đòi thả Bùi Thị Minh Hằng…”. Những người đứng tên ký lá đơn này, ngoài bà Hoán còn có chị em ruột và con gái ruột của Bùi Thị Minh Hằng.

Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.
Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.

Trở lại câu chuyện về Bùi Thị Minh Hằng cùng những lý giải cho hành vi cố chấp, thách thức, cố tình vi phạm pháp luật của cô ta. Chị ruột của Hằng, chị Bùi Thị Phương Nga (SN 1961) đã đúc kết ngắn gọn về em gái mình: “Em tôi từ nhỏ đã luôn tỏ ra hiếu thắng, háo danh, luôn thích nổi tiếng, thích mình phải hơn mọi người”. Những tật xấu đó của Bùi Thị Minh Hằng không chỉ “phát lộ” qua chuỗi hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính và đưa vào cơ sở giáo dục, mà còn thể hiện qua cách ứng xử của cô ta đối với những thành viên trong gia đình. Năm 2008, Hằng từ Vũng Tàu về thị xã Sơn Tây, đùng đùng đâm đơn đến Phòng Tiếp dân tố cáo mẹ đẻ và các chị em gái làm hồ sơ giả để bán căn nhà 15 Đốc Ngữ, phường Lê Lợi. Thực tế khi bán nhà, mẹ của Hằng đã thu thập đủ chữ ký của 3 cô con gái, đồng thời giữ lại một khoản tiền khá lớn để chia cho Hằng. Bản thân Hằng đã nhận số tiền trên. 

Tuy nhiên sau đó, Hằng thường xuyên quay về để tranh chấp với các chị em gái. Chị Nga nhớ lại: “Ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em, rồi mang bàn thờ bố đặt ở vỉa hè trước cửa nhà 15 Đốc Ngữ, nói rằng sẽ bỏ tiền mua lại nhà để làm nơi thờ cúng tổ tiên”. Vụ việc này, CAP Lê Lợi đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ba ngày sau đó, Hằng lại đâm đơn tố cáo bị mất 28 triệu đồng tại nhà em gái ở 75 Quang Trung, thị xã Sơn Tây trong quá trình… xô xát với em rể. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh và trả lời: Không có cơ sở kết luận số tiền 28 triệu đồng bị mất. Chị Nga rầu rĩ chia sẻ: “Hàng xóm xung quanh bảo, 7 lần gần đây cái Hằng về nhà thì cả 7 lần bà Hoán phải khổ. Mẹ tôi buồn quá, chỉ biết trút tâm sự vào cuốn nhật ký. Mà bà cũng mới viết thôi, từ ngày cái Hằng trở chứng, sinh hư…”.

Thực tế là, để kích động một con người với bản chất như Bùi Thị Minh Hằng không quá khó. Thời gian Hằng ở cơ sở giáo dục Thanh Hà đến nay, không dưới 2 lần nhóm người kích động cô ta đã kéo lên đòi gặp nhưng thực chất để gây mất trật tự, sau đó chụp ảnh, đăng trên các trang blog cá nhân. Số người này không biết rằng, ngày 11-12-2011, tại cơ sở giáo dục Thanh Hà, chính Hằng đã viết đơn trình bày, trong đó thể hiện ý muốn: Không có nhu cầu thăm gặp những người không đăng ký với trung tâm, ngoại trừ 3 con ruột và cậu, mợ, chú, dì. 

Một mặt không chấm dứt những hành động để Bùi Thị Minh Hằng có cơ hội được học tập, giáo dục, nhận thức, chấp hành pháp luật; mặt khác, nhóm người xấu đã tìm cách tiếp cận, dụ dỗ thêm những thành viên trong gia đình người đàn bà này. Trao đổi với chúng tôi, một người em của Hằng kể lại: “Cách đây không lâu, ông N.K.T (người đã từng bị xử lý hình sự - PV) từ Hà Nội lên gặp tôi. Ông ta đặt vấn đề: “Em tham gia với bọn anh đi, chịu trả lời phỏng vấn đi. Em chắc chắn sẽ được nhiều tiền hơn chị của em”. “Các ông sẽ trả cho tôi được bao nhiêu tiền?”. “Đủ để em thỏa mãn nhu cầu”. “Xin lỗi ông, tôi không cần thứ tiền bẩn thỉu ấy”. Cuộc đối đáp ngắn gọn nhưng quyết liệt của em gái Bùi Thị Minh Hằng khiến gã N.K.T thẹn mặt, chuồn thẳng về Hà Nội.

“Chị em tay đứt, ruột xót. Nhưng em tôi ra xã hội, có những hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự, cần phải có biện pháp để nó sớm tỉnh ngộ, hướng thiện. Tôi cho rằng, đưa em tôi đi cơ sở giáo dục là biện pháp cần thiết, để phối hợp hài hòa sự giáo dục giữa gia đình và xã hội”, chị Bùi Thị Phương Nga nói. Biện pháp quyết liệt của cơ quan chức năng, tình cảm máu thịt của mẹ, các chị em và con gái Bùi Thị Minh Hằng lúc này là cách thức hữu hiệu để cô ta tỉnh ngộ và hiểu ra một điều: Hằng chỉ là con tốt, là kẻ bị đối tượng xấu lợi dụng để kích động, thực hiện những chiêu trò chống phá Nhà nước, gây mất an ninh trật tự…