Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P2)?

Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

-> Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P1)?

Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?

Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.

Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.


Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.

Các thành tựu đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc được thể hiện thông qua các tên lửa đạn đạo chống hạm mới – có khả năng buộc Mỹ phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định đưa lực lượng vào giải cứu các đồng minh trong khu vực trong trường hợp một cuộc chiến giữa Trung Quốc và họ bùng lên.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.

Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.

Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.

Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn với Asia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.

Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.

Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.

Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Su-35S thực sự mạnh?

Trong tuyên bố mới, Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A".

Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp chuyến bay thứ 500 của Su-35S. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của Không quân Nga.

Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 Km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 Km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 Km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km.

Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng sự vượt trội của Su-35S ở khả năng cơ động linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, tính điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Lời khẳng định không rõ ràng?


Một mặt, có thể vui mừng vì công nghiệp hàng không Nga có thể sản xuất ra những máy bay “hạng nhất”. Mặt khác thì tuyên bố của Sukhoi đặt ra nhiều câu hỏi.

Thứ nhất, không rõ vì sao máy bay triển vọng của Mỹ F-35 Lightning II mà quá trình nghiên cứu chế tạo sẽ hoàn tất vào 2016-2018 lại được quy về máy bay được cải tiến?

Vì chiếc máy bay này được chế tạo không phải trên cơ sở máy bay tiêm kích sẵn có, mà thực tế là từ con số không, tuy có sử dụng kinh nghiệm có được khi nghiên cứu chế tạo F-22 Raptor.


Sukhoi phải chăng đã "lỡ mồm" PR mạnh cho Su-35.

Thứ hai, Sukhoi đã không chỉ rõ, những dữ liệu nào về máy bay của nước ngoài đã được sử dụng để so sánh tính năng.

Nếu như về F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và Super Hornet các tính năng cơ bản từ lâu đã được công khai và được biết đến, thì F-35 và F-22 hiện không rõ ràng. Đặc biệt về F-22, chiếc máy bay thậm chí bị cấm xuất khẩu vì lo ngại rò rỉ các công nghệ bí mật.

Thứ ba, trong thông cáo báo chí của Sukhoi không chỉ rõ, cụm từ “các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay“ có nghĩa là gì. Nghĩa là hiện nay Su-35 chưa vượt qua các máy bay tương tự của nước ngoài và sẽ có thể vượt qua chúng chỉ sau khi được hiện đại hoá? Hoặc điều đó có nghĩa, việc thử nghiệm máy bay vẫn chưa kết thúc và các nhà nghiên cứu chế tạo vẫn còn chưa hình dung được đầy đủ chiếc máy bay này có thể làm được những gì?

Và cuối cùng, không rõ làm thế nào để có thể so sánh các máy bay chiến đấu các loại khác nhau: Su-35S hạng nặng và F-16 và F/A-18 hạng nhẹ.

Ai cũng đánh bại được F-22? 


Theo phân loại máy bay chiến đấu các máy bay tiêm kích hạng nhẹ gồm những chiếc có khối lượng cất cánh từ 10 - 17 tấn, hạng trung từ 17-25 tấn và hạng nặng hơn 25 tấn.

Gần đây nhiều chuyên gia đã gộp hai loại máy bay tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm một, chúng thực chất không khác nhau cả về thông số kỹ thuật, cả về các loại nhiệm vụ có thể thực hiện.

Năm 2009, trang Ausairpower đã công bố công khai bảng "Sự phù hợp của các máy bay tiêm kích hiện đại" đối với các tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo bảng này, máy bay tiêm kích Sukhoi T-50 đạt điểm cao nhất (+5), hơn máy bay Mỹ F-22 ba điểm. Su-35S được +2 điểm; bằng F-22. Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).

Việc so sánh đã được thực hiện căn cứ vào sự phù hợp với 14 yêu cầu đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, gồm tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ bộc lộ thấp, độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng sử dụng vũ khí khi có tốc độ vượt âm.


Không hẳn Sukhoi mới PR mạnh, bản thân các máy bay Châu Âu như Rafale - EF2000 cũng tự đánh giá rằng có đủ khả năng đối chọi F-22.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì máy bay bị – 1 điểm, nếu đáp ứng tốt thì được 0 điểm, còn nếu vượt yêu cầu thì được + 1 điểm. Nếu Sukhoi cũng lập một bảng như vậy thì có thể thấy rõ và dễ hiểu hơn đối với “người trần mắt thịt”.

Năm 2010 tập đoàn Eurofighter đã lập một bảng như vậy khi cố gắng chứng minh ưu thế của Typhoon so với máy bay tiêm kích F-35. Hãng này đã lấy các yêu cầu cơ bản đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, được Lockheed Martin Mỹ (hãng sản xuất F-22 và nghiên cứu chế tạo F-35) đưa ra đầu những năm 2000 làm cơ sở để lập và so sánh tính năng.

Các tiêu chí là độ bộc lộ thấp, tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ cơ động linh hoạt siêu hạng, độ tập trung mạng và 5 tính năng nữa. F-22, theo số liệu của Eurofighter, đáp ứng 8/9 yêu cầu, F-35 chỉ được 3, còn Typhoon là 8. Vậy, nói theo cách của Sukhoi, Typhoon ưu việt hơn nhiều máy bay tương tự của nước ngoài và có thể “đối đầu máy bay F-22A”.

Các hãng Dassault của Pháp và  Boeing của Mỹ trước đây đã công bố những báo cáo tương tự. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các báo cáo này đều nói về ưu thế của Rafale và F/A-18 so với đối thủ và so với các “máy bay tương tự của nước ngoài”.

Phải coi tất cả những tuyên bố tương tự chỉ như những bước đi khôn khéo và không thương mại cho lắm, những bước mà trong tương lai phải cho phép bán trang bị kỹ thuật không quân thành công hơn.

Ý đồ của Sukhoi


Ngày 28/3/2012 Phó Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin tuyên bố: "Su-35S có thể quay trở lại tham gia đấu thầu FX-2 ở Brazil để bán 36 máy bay chiến đấu và chuyển giao giấy phép để lắp ráp 84 máy bay nữa".

Brazil đã công bố gói thầu FX-2 để mua các máy bay tiêm kích mới năm 2008. Máy bay Su-35S của Nga đã bị loại ngay từ giai đoạn đầu, và đến nay F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thuỵ Điển và Rafale của Pháp còn tham gia đấu thầu.

Vậy tuyên bố của Sukhoi về tính ưu việt của Su-35S thể hiện rõ ý đồ chuẩn bị cơ sở để bắt đầu bán máy bay mới này ra thế giới, chiếc máy bay được cho là sẽ thay thế Su-27.

Cuối cùng, không nên quên rằng bất kỳ trang bị kỹ thuật quân sự nào cũng được nghiên cứu chế tạo để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng chủ yếu – giới quân nhân.

Họ, về phần mình, đưa ra các yêu cầu đối với trang bị kỹ thuật sao cho phù hợp với những nhiệm vụ mà trang bị đó phải thực hiện và với chiến lược quân sự.

Ví dụ, F-22, về bản chất từng là tiếng vọng của chiến tranh lạnh, là máy bay tốt nhất trong loại của nó khó bị phát hiện, nhanh, cơ động linh hoạt siêu hạng, được trang bị tổ hợp vũ khí và thiết bị tiên tiến.


Mục đích của Sukhoi thực sự muốn đưa Su-35S ra thị trường thế giới, trước nhất là trở lại gói thầu của Brazil.

Năm tháng qua đi, học thuyết quân sự của Mỹ đã có thay đổi và hoá ra, Raptor không phải là tốt nhất: nó không thể liên lạc với các máy bay khác, việc sử dụng nó để đánh mục tiêu trên mặt đất rất hạn chế, mà danh mục vũ khí thì quá hẹp đến mức tệ hại. Bây giờ, Lầu Năm Góc chi hàng tỷ USD để hiện đại hoá chiếc máy bay chưa bao giờ tham chiến này.

Tính đến học thuyết hiện nay của Bộ Quốc phòng Nga, Su-35S thật sự là một trong những máy bay tốt nhất cho Không quân. Là một trong số vì không nên xem xét nó đơn lẻ – nó đứng trong đội ngũ cùng với các máy bay chiến đấu khác:

Su-27 đã được cải tiến nâng cấp, Su-30 mới và T-50. Và Su-35 sẽ giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra trong sự phối hợp với các máy bay tiêm kích khác của Không quân Nga.

Đồng minh Mỹ đánh giá cao

Tuy vậy, tiềm năng của máy bay tiêm kích Nga đã được đánh giá cao ở nước ngoài.

Cụ thể, đầu tháng 2/2012 ở Australia đã có cuộc họp của Uỷ ban hợp nhất về ngoại giao, vũ trang và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân Australia.

Các đại diện của cơ quan phân tích trang Ausairpower và hãng RepSim chuyên đưa ra những việc mô phỏng đã phát biểu tại cuộc họp này. Cả hai tổ chức này đều tuyên bố F-35 là “máy bay sai lầm”, không nên mua máy bay này.

Những người tham dự cuộc họp đã khẳng định phát biểu của mình bằng kết quả trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S.

Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trong số 240 F-35 chỉ có 30 chiếc “sống sót”.

Họ cũng mô phỏng không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất có 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn, trong trận mô phỏng thứ hai toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P1)?

Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.
Lùi một bước để tiến ba bước?

Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.


Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.

Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tên lửa, cao xạ phòng không lập công trên vùng trời TB1

Tham gia diễn tập năm nay có hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ đến từ tất cả các sư đoàn phòng không và Học viện PK-KQ.

Còn vài ngày nữa là tới kỷ niệm 39 năm “Hà Nội-Điện Biên Phủ” trên không, sự kiện thể hiện khả năng tác chiến linh hoạt, chính xác, hiệu qủa cũng như sự trưởng thành vượt bậc của Bộ đội PK-KQ Việt Nam.

Đầu tháng 12 này, về trường bắn TB1, nhìn “rồng lửa” C-125M, C-75M và các loại vũ khí phòng không tham gia “đánh trận”, lòng người thêm tin tưởng: Bộ đội phòng không sẽ luôn cảnh giác, SSCĐ cao, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không…


Chuẩn bị tên lửa trước khi thực hành bắn

“Hoa lửa” … dệt hoa thành tích

Sáng sớm, sương mù vẫn bao trùm khắp trận địa, cái lạnh của vùng núi như kim châm buốt nhói vào da mặt, song cán bộ, chiến sĩ các sư đoàn phòng không và Học viện PK-KQ đã khẩn trương, tích cực làm nốt những công việc cuối cùng, chuẩn bị bước vào thực hành diễn tập bắn đạn thật phòng không năm 2011 của Quân chủng PK-KQ.

Đây là sự kiện được các chiến sĩ phòng không mong chờ cả năm nay, bởi sẽ là dịp để họ vừa kiểm nghiệm được chất lượng huấn luyện, vừa đánh giá được khả năng SSCĐ cũng như rèn luyện bản lĩnh, ý chí và xây dựng niềm tin vào tính năng, tác dụng, khả năng tác chiến của vũ khí, khí tài hiện có trong biên chế.

Tham gia diễn tập năm nay có hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ đến từ tất cả các sư đoàn phòng không và Học viện PK-KQ. Nhiều loại vũ khí được đưa vào thực hành bắn đạn thật như tên lửa C-125M, C-75M; tên lửa tầm thấp A72, A89, pháo 57m, pháo tự hành ZCY-23. Ngoài ra, trong diễn tập còn có bắn tiếp thu vũ khí cải tiến là tên lửa C125-2TM và luyện tập bắt mục tiêu cho tên lửa C-300.

Trước khi hoạt động bắn đạn thật bắt đầu, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đích thân đến Trường bắn, kiểm tra công tác chuẩn bị và động viên các chiến sĩ phòng không.

Tham gia chỉ đạo diễn tập còn có các đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Trung tướng Võ Tuấn và Thiếu tướng Phan Văn Giang.

Đúng 8 giờ, lệnh bắt đầu bắn đạn thật được phát đi từ Sở chỉ huy Quân chủng PK-KQ tại trường bắn, tất cả các trận địa tên lửa, cao xạ…ở tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Tiểu đoàn tên lửa 82, Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 nhận lệnh khai hỏa, tiêu diệt mục tiêu M100.

- Tiểu đoàn 82 vào cấp 1 …… mục tiêu M100 cất cánh ……Tiểu đoàn 82 đã bắt được mục tiêu….mục tiêu vào dải bắn…., khẩu lệnh liên tục được phát đi, trong không khí chờ đợi căng như dây đàn.

“Bùng”! Từ vườn vải xanh ngút ngàn bên phải Sở chỉ huy trường bắn, “rồng lửa” C-125M vút lên như một bó đuốc khổng lồ,  tiếng nổ xé toạc không gian, dũng mãnh lao về hướng mục tiêu.

“Có điều khiển”, nhiều người phấn khởi hô vang.

“Có điểm nổ, mục tiêu bị tiêu diệt”, màn bắn “khai hội” của Tiểu đoàn 82 thành công như mong đợi. Tiếng vỗ tay hoan hô vang lên từ sở chỉ huy các cấp cho tới các trận địa.

Phát huy thành tích vừa đạt được của Tiểu đoàn 82, các phân đội tên lửa bắn sau đều tiêu diệt gọn mục tiêu trong thời gian cho phép. Cùng với C-125M, C-75M, các loại vũ khí như pháo cao xạ 57mm, ZCY-23 và tên lửa tầm thấp đều “hạ gục” mục tiêu M96 tại chỗ. Sau mỗi loạt điểm xạ, mục tiêu M96 màu vàng cam lại chao đảo, “lộn cổ” xuống ngay trận địa… dệt nên hoa thành tích của các chiến sĩ phòng không tham gia diễn tập…

Luyện tập thường xuyên, sát thực tế-yếu tố thành công

Chúng tôi tranh thủ trò chuyện với Thiếu tá Đỗ Xuân Thắng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 78, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361, sau khi kíp chiến đấu của tiểu đoàn tiêu diệt gọn mục tiêu. Thiếu tá Thắng phấn khởi cho biết:

- Đơn vị bám sát, ấn nút phóng khi mục tiêu ở cự ly 14,2km và mục tiêu bị tiêu diệt ở cự ly 13,6km.

Theo Tiểu đoàn trưởng Đỗ Xuân Thắng, để diễn tập đạt kết quả cao nhất, công tác tuyển chọn có chất lượng thành phần tham gia là một trong những yếu tố quan trọng. Tiểu đoàn 78 đã chọn những cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn tốt, bản lĩnh vững vàng để đưa vào huấn luyện. Tiếp đó, phải huấn luyện cho các thành phần thuần thục về động tác; khả năng hiệp đồng chặt chẽ giữa người chỉ huy với sĩ quan điều khiển và các trắc thủ; trong luyện tập thường xuyên tạo ra nhiều tình huống sát với  thực tế.

- Trong huấn luyện, chúng tôi kiên quyết không chạy theo thời gian mà phải huấn luyện cơ bản, huấn luyện đến đâu chắc đến đó, trong đó chú trọng kỹ năng sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu của sĩ quan điều khiển và 2 trắc thủ; coi trọng khâu rút kinh nghiệm sau mỗi lần huấn luyện, Thiếu tá Đỗ Xuân Thắng cho biết thêm.

Từ phía trận địa ZCY-23, những loạt bắn lại vang lên dồn dập. Ngước lên khoảng không trên đỉnh trường bắn TB1, chúng tôi thấy mục tiêu vừa rơi, vừa chao lắc như chiếc lá vàng. Nhanh chân cơ động về trận địa của ZCY-23, chúng tôi đã thấy các chiến sĩ phòng không đang nói cười rộn rã bên mục tiêu M96 bị “xé” làm 2 mảnh.

Trung úy Nguyễn Xuân Hoàn, Trưởng xe ZCY-23, mang số hiệu 313 (chiếc xe vừa tham gia bắn rơi mục tiêu bay), thuộc Đại đội 11 (Tiểu đoàn 5, Sư đoàn 361), “bật mí” về bí quyết bắn rơi mục tiêu tại chỗ: “Chuẩn bị cho diễn tập, kíp xe đã tổ chức huấn luyện nghiêm túc, chặt chẽ, tuân theo đúng quy trình bắn đạn thật. Trong diễn tập, chúng tôi làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu; đồng bộ tốt giữa pháo và ra đa trong bắt, bám sát mục tiêu”.

Trong diễn tập lần này, Sư đoàn 363 là đơn vị thực hành bắn tên lửa C-75M “khai hội”, đạt kết quả tốt. Khi thực hành bắn các loại vũ khí khác, đơn vị đều đạt thành tích cao. Không chỉ tham gia bắn, mà Sư đoàn 363 còn là đơn vị phục vụ khí tài bắn cho các đơn vị bạn trong diễn tập năm nay. Đại tá Nguyễn Xuân Hải, Phó sư  đoàn trưởng-Tham mưu trưởng Sư đoàn 363 chia sẻ:

 “Đảng ủy, chỉ huy các cấp từ Sư đoàn đến các đơn vị đều nhận thức, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2011 nên từ Nghị quyết chuyên đề đến các Nghị quyết thường kỳ, đều có nội dung lãnh đạo nhiệm vụ bắn đạn thật. Thực hiện các nghị quyết đó, cơ quan, người chỉ huy các cấp đã cụ thể hóa thành chỉ thị, kế hoạch tổ chức luyện tập bắn đạn thật mà không tách rời kế hoạch huấn luyện thường xuyên”.

Theo Đại tá Nguyễn Xuân Hải, cùng với lựa chọn “đội hình” có trình độ chuyên môn tốt, thì khâu bồi dưỡng sau tuyển chọn rất quan trọng. Sư đoàn 363 đã tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia diễn tập, với quan điểm: “cán bộ vừa là thầy, vừa là thành phần của kíp chiến đấu”.

Ngoài tổ chức huấn luyện tại đơn vị, Sư đoàn 363 đã tổ chức cơ động lực lượng pháo cao xạ đến Trường bắn TB3, thực hành bắn kẹp nòng, đạn nước, nhằm  nâng cao trình độ, thao tác và nâng cao sức khỏe của bộ đội trước khi “xuất quân”.

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Duy Thuân, Trưởng phòng Quân Huấn, Bộ tham mưu Quân chủng PK-KQ cho biết: So với những lần diễn tập trước, đợt diễn tập năm nay gặt hái được những kết quả khả quan hơn. Nó không chỉ thể hiện ở kết quả bắn rất tốt, mà diễn tập có nhiều nét mới, sát với thực tế hơn, như:

Nếu như những năm trước, các kíp chiến đấu tiêu diệt mục tiêu ở vòng bay thứ nhất hay thứ hai, kết quả đều như nhau, nhưng năm nay, đơn vị nào tiêu diệt mục tiêu ở vòng bay thứ nhất sẽ được điểm cao hơn; cách xử lý tình huống của cán bộ cấp  phân đội cũng là một trong những tiêu chí để tính điểm; mục tiêu được điều khiển bay theo yêu cầu của ban chỉ đạo, nhằm tạo ra nhiều tình huống hơn với các kíp chiến đấu; thực hành đóng quân, ăn ở dã ngoại cũng là điều kiện để tính điểm thi đua trong đợt diễn tập năm nay…

Sau một ngày, đêm, đợt thực hành bắn đạn thật của bộ đội phòng không đã thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Với những đường bắn đẹp mắt, chính xác trên vùng trời TB1, bộ đội phòng không đang tiếp tục xây dựng niềm tin về khả năng dám đánh, quyết đánh và đánh thắng trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc hôm nay…

Theo báo Quân Đội Nhân Dân

Hình ảnh từ trận địa bắn tên lửa, pháo phòng không của Việt Nam

Tổ hợp tên lửa hiện đại S- 300 tham gia diễn tập, ngoài ra còn có đợt bắn nghiệm thu tên lửa C125 và A89 cải tiến. Khi mặt trời mới ló dạng bầu không khí sôi nổi của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không – Không quân chuẩn bị cho đợt huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật năm 2011 xua tan tiết trời giá lạnh của mùa đông.Thời gian diễn tập từ 1 - 5/12, tại Trường bắn TB1, đặc biệt tham gia diễn tập năm nay của Quân chủng Phòng không-Không năm nay đặc biệt có tổ hợp tên lửa hiện đại S-300.















Trung Quốc "khoe" dàn tên lửa đạn đạo bách phát bách trúng

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc vừa cho đăng tải một loạt hình ảnh về dàn tên lửa "bách phát bách trúng" của một lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược, một động thái phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Theo tờ báo này, từ khi được thành lập đến nay lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược này đã tham gia 10 kỳ diễn tập thường niên cũng như đột xuất, phóng 200 quả tên lửa và đều trúng mục tiêu với 4 lần được nhận huân chương các loại. Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa đạn đạo là lực lượng quân sự chiến lược của hầu hết các quốc gia, trong đó có Trung Quốc ưu tiên phát triển.








Nga làm gì nếu Mỹ tấn công Iran?

Nga vừa triển khai kế hoạch mới nhằm ngăn chặn cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra của Mỹ và Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, DEBKAfile đưa tin.

Theo nguồn tin này, sau khi chặn đứng thành công viễn cảnh can thiệp quân sự Syria của phương Tây và liên đoàn Arab, Nga cử Ngoại trưởng Sergey Lavrov đến thăm một loạt nước gồm Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.

DEBKAfile khẳng định, đây là “cuộc viễn chinh” mang sứ mệnh cao cả là đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho Iran trong trường hợp bị Mỹ và Israel tấn công từ phía Đông và Bắc.

Đặc biệt, tại Thủ đô Yerevan của Armenia, Ngoại trưởng Sergey Lavrov hoàn tất thỏa thuận thiết lập một căn cứ radar hiện đại ở khu vực miền núi Armenia để ứng phó với căn cứ radar Kurecik của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhiều nguồn tin, căn cứ Kurecik là nơi thu thập và chia sẻ thông tin về tên lửa Iran giữa Mỹ và Israel. Vì vậy, căn cứ của Nga tại Armenia sẽ giúp Moscow "thu lại" dữ liệu và truyền cho Tehran.

Ngoài ra, khi ông Lavrov trên đường trở về Moscow sau chuyến thăm dài ngày, quân đội Nga còn công bố về kế hoạch đưa tên lửa đất đối không S-400 đến Kaliningrad nhằm đáp trả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông.


Nga đang khẩn trương xúc tiến kế hoạch xây dựng căn cứ radar tại Armenia.

Trong khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu địa-chính trị Nga, Thượng tướng Leonid Ivashov khẳng định, Israel sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành cuộc tấn công nhằm vào Iran.

Ông Ivashov nhấn mạnh, nếu trường hợp này xảy ra thì Nga cần đàm phán với Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác ở cấp độ nghị viện để phản đối hành động này của Israel.

“6 nước tham gia vào cuộc đàm phán vấn đề hạt nhân Iran nên đưa ra một định hướng chung để đảm bảo an ninh tại khu vực này”, ông Ivashov quả quyết.

Quan chức này cũng cho rằng, Nga không nên chia sẻ thêm thông tin liên quan đến Iran với Israel vì điều này có thể tạo ra một cuộc tấn công quân sự vào Iran mà Nga không mong muốn.

Tàu chiến Nato tập trận ở Địa Trung Hải

Đầu tháng 4 vừa qua, lực lượng hải quân các quốc gia nằm trong khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đã tiến hành một cuộc tập trận mang tên ACTIVE ENDEAVOUR trên vùng biển Địa Trung Hải. Dưới đây là một số hình ảnh.












Cận cảnh tên lửa và bện phóng của Triều Tiên

Theo Tân Hoa Xã, hơn 70 phóng viên quốc tế đã được mời tới Bình Nhưỡng, lên một chuyến tàu đặc biệt tới thăm quan trạm truyền hình vệ tinh Sohae và bệ phóng tên lửa ở tỉnh bắc Phyongan hôm 8/4.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Jang Myung Jin - người phụ trách trạm truyền hình Sohae đã tiết lộ với các phóng viên rằng tên lửa tầm xa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào không gian đã được lắp ráp xong nhưng vẫn chưa được bơm nhiên liệu.


Các nhà báo đang hướng tới bệ phóng tên lửa Unha-3 của Triều Tiên

Theo phóng viên Tân Hoa Xã, có một số nhân viên kỹ thuật đang làm việc ở khu vực giữa và dưới cùng của bệ phóng, cờ và các phù hiệu của Triều Tiên cũng đã được trang trí trên tên lửa Unha-3.


Tên lửa đã được đặt lên bệ phóng

Vệ tinh Kwangmyongsong-3 nặng 91 tấn. Trong khi đó, tên lửa Unha-3 cao 30 m, đường kính 2,4 m - ông Jang cho biết thêm.

"Nó là một tên lửa tầm xa nhưng không phải là một quả tên lửa đạn đạo" - ông Jang nói thêm rằng vụ phóng tên lửa mang vệ tinh là một chương trình hòa bình nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên, nâng cao mức sống của nhân dân và đồng thời bác bỏ các cáo buộc cho rằng nó được phóng với mục đích thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa có thể nhắm tới Mỹ hay các mục tiêu khác.


Tên lửa đã được đặt lên bệ phóng

Cũng theo đại diện của chính quyền Bình Nhưỡng, tên lửa này được trang bị hệ thống tự hủy và do đó, nó sẽ không gây ảnh hưởng tới các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, ông Jang cũng khẳng định rằng các quan chức Triều Tiên đã tham gia đàm phán và nhận thức rõ lệnh cấm không phóng thử tên lửa tầm xa và đây là một hoạt động phóng vệ tinh chứ không phải tên lửa tầm xa.


Cả 3 giai đoạn của tên lửa đều đã được trang trí cờ và phù hiệu của Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Jang cũng nhấn mạnh tới các quyền và tự do khám phá vũ trụ vì mục đích hòa bình của mỗi quốc gia trên thế giới. Ông cho biết, CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục khám phá không gian bất chấp những khó khăn về kinh tế.

Dự kiến, sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ phát sóng chương trình "Bài hát của tướng Kim Il-sung" và "Bài hát của tướng Kim Jong-il".


Ông Jang giới thiệu quá trình phóng vệ tinh với các phóng viên quốc tế.

Trong chuyến thăm kéo dài 5 giờ tại bệ phóng tên lửa của Triều Tiên, các phóng viên nước ngoài cũng đã được tới thăm Trung tâm kiểm soát vệ tinh, Trung tâm điều khiển và một số cơ sở khác.


Nhân viên kỹ thuật tại trung tâm điều khiển tại trạm truyền hình vệ tinh Sohae

Ông Jang cho biết thêm, kế hoạch phóng vệ tinh dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12-16 tháng 4 tới nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il-sung đã được lên kế hoạch từ cách đây vài năm.


Một nhà khoa học giới thiệu về vệ tinh Kwangmyongsong-3 được đặt trên tên lửa Unha-3.

Trong khi đó, tờ Daily Mail dẫn lời ông Jang đưa tin cho biết, các cơ quan vũ trụ, hàng không và hàng hải quốc tế đã được thông báo về vụ phóng tên lửa nhưng không được biết thời gian phóng chi tiết.


Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích khi xảy ra xung đột với Trung Quốc

Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…

Ngày 29/3, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Singh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.


Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:

Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.


Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.

Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:

Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.

Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.

Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.

Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.

Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.

Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,

tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).

“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”


Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.

Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.


Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.

Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:


Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,

cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.

Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.


Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.


Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,

thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".

Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;

Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;

Mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.

Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.


Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.


Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.

Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.

“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”


Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:

Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.

Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.


Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.


Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.

Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.

Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.

Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.

Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.

“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”


Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,

mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”,

mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”,

mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.

Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.


Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.


“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.

Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.

Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay,

cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.

Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.

Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.


Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.


Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.

Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.

Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.

Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.


Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Đông Bình (Theo báo Phương Đông)