Dù không đạt được thỏa thuận chung, Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân (NSS) ở Seoul kết thúc với việc chỉ ra giá trị cốt lõi mà các quốc gia châu Á quan tâm: an ninh và an toàn hạt nhân nhằm ngăn ngừa một thảm họa tương tự như Fukushima (Nhật Bản) chứ không phải chống khủng bố hạt nhân.
Vấn đề cốt lõi: An ninh và an toàn hạt nhân
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận, có tới 24 vụ mất trộm hoặc thất lạc các vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, số lượng, chủng loại lượng vật liệu bị mất không được báo cáo rõ ràng nên chưa ai rõ về việc chúng đã được đưa ra chợ đen hay chưa.
Nối tiếp sau đó là sự thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung của các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân về việc áp dụng và thực thi pháp luật nhằm ngăn cản những kẻ khủng bố, tội phạm hình sự có thể tiếp cận, mua bán những vật liệu hạt nhân này.
Hội nghị thượng định tại Seoul hướng tới an ninh, an toàn hạt nhân chứ không phải khủng bố hạt nhân. Ảnh minh họa: Diplomat.
Tuy nhiên, trước khi Hội nghị NSS diễn ra, các chuyên gia kỳ vọng nó sẽ thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước châu Á về vấn đề an ninh, an toàn với vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, khu vực này sẽ phải đối mặt với những thuốc thử quan trọng mới khẳng định được vị thế của mình với vấn đề hạt nhân này.
Thứ nhất, đó là về con số chính xác khối lượng các vật liệu hạt nhân nguy hiểm thật sự tồn tại.
Từng quốc gia thông thường không công khai quy mô của lượng vật liệu hạt nhân đang nắm giữ.
Khoảng 1.600 tấn Uranium làm giàu mức độ cao (HEU) và 500 tấn Plutonium đã được sản xuất trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo tính toán, để có thể sản xuất một quả bom nguyên tử giống như quả bom đã thả xuống Hiroshima, cần ít nhất 50-60 kg HEU và một nửa con số trên với quả bom thả xuống Nagasaki.
Thứ hai, đó là các luồng quan điểm khác nhau của các nước về rủi ro từ chủ nghĩa khủng bố sử dụng hạt nhân. Ví dụ, Trong Hội nghị NSS, Mỹ tuyên bố đơn giản rằng: “Chủ nghĩa khủng bố hạt nhân đặt ra mối đe dọa và ngay lập tức với an ninh toàn cầu, đòi hỏi những cam kết mạnh mẽ và lâu dài trong hành động của mỗi nước và trên toàn thế giới”.
Trong khi đó, nhiều chính phủ khác lại xem xét, nguy cơ tiềm ẩn của khủng bố hạt nhân là vấn đề trừu tượng, xa xôi hoặc không thể xảy ra. Nhận thức này được phản ánh trong Thông cáo mơ hồ với những diễn đạt chung, không đưa ra mẫu số chung cho những người tham dự hội nghị thượng đỉnh, không đưa ra các mục tiêu có thể đo lường hoặc bất kỳ biện pháp thực thi nào.
Tuy nhiên, các quốc gia châu Á cũng ngày càng nhận thức rõ, họ dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa an ninh hạt nhân như bất cứ quốc gia nào khác, ngay cả với những nước không có chương trình điện hạt nhân, không nằm gần các quốc gia có tài sản hạt nhân lớn, lò phản ứng hạt nhân hoặc vật liệu phóng xạ nguy hiểm.
Các lãnh đảo cũng hiểu, những tổ chức khủng bố, tội phạm hình sự đều có thể sử dụng lãnh thổ của bất kỳ nước nào để buôn lậu vật liệu hạt nhân thông qua mạng lưới phi pháp của chúng.
Do đó, kết quả thực sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul là giải quyết hai vấn đề được nhiều nước châu Á quan tâm hơn: an toàn, an ninh với các nguồn phóng xạ và các vấn đề an ninh có liên quan đến tai nạn hạt nhân, thay vì chủ nghĩa khủng bố hạt nhân.
Kiểm soát nguồn vật liệu hạt nhân dân sự
Nguồn phóng xạ dân sự, là các vật liệu phóng xạ được sử dụng thường xuyên trong các thiết bị chuyên ngành tại các cơ sở dân sự, chẳng hạn như các bệnh viện sử dụng cho điều trị ung thư.
Các thiết bị dân sự ít được đảm bảo an toàn giống như các cơ sở hạt nhân như lò phản ứng hay tại cơ sở quân sự. Không chỉ bị đặt trong bảo đảm an ninh yếu hơn, việc chuyển giao và buôn bán các nguồn phóng xạ dân sự này không được kiểm soát tốt, đặc biệt là việc vận chuyển qua biên giới quốc tế không được giám sát.
Chính nguồn phóng xạ “mồ côi” này là đối tượng của các vụ mất cắp, thất lạc hay bị bỏ lại trong các bãi chôn lấp thiếu an ninh. Điều này đặt ra mối nguy hiểm nếu những kẻ khủng bố sử dụng chúng để làm bom bẩn hay các thiết bị nổ tức thì (IED) hạt nhân.
Khi phát nổ, các loại bom tự chế này có thể phát tán chất phóng xạ trên một khu vực địa lý mục tiêu, gây ra số thương vong lớn do ảnh hưởng từ phóng xạ thay vì tác động nổ thông thường.
Kiểm soát các thiết bị dân sự sử dụng vật liệu hạt nhân bị buông lỏng. Ảnh minh họa: todaysdrum.
Điều này có thể gây hoảng loạn đại chúng và phá vỡ hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Hơn nữa, chế tạo một quả bom dạng này không yêu cầu chuyên môn đặc biệt. Đồng vị phóng xạ phù hợp cho các loại bom này dễ kiếm hơn nhiều so với các vật liệu phân hạch ở cấp độ chế tạo vũ khí hạt nhân đặc biệt.
Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh đã kêu gọi các chính phủ tăng cường theo dõi vị trí, tình trạng của tất cả các nguồn phóng xạ trên lãnh thổ của mình cũng như loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu HEU trong sản xuất đồng vị y. Thay vào đó, nên sử dụng Uranium làm giàu mức độ thấp (LEU).
Năm 2011, vụ khủng hoảng của một số lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản đã đặt ra vấn đề an toàn hạt nhân vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul.
Hệ quả của việc đảm bảo an ninh hạt nhân, chính là việc thúc đẩy các nước ngăn chặn hoạt động phá hoại hạt nhân và tăng cường khả năng đáp ứng các trường hợp khẩn cấp hạt nhân với bất kỳ nguyên nhân nào. Thảm họa của Nhật Bản đã giúp mọi người nhận ra, những kẻ khủng bố có thể tạo ra một thảm họa tương tự một lần nữa và sẽ gây ra hậu quả đáng kể.
Hội nghị còn nhấn mạnh vào sự đối thoại thường mong manh giữa những cộng đồng chuyên gia chịu trách nhiệm về an ninh hạt nhân và những người tham gia vào hoạt động này. Thành viên của các nhóm này thường suy nghĩ, làm việc độc lập, nên trong trường hợp khẩn cấp cần tăng cường sự phối hợp thay vì đưa ra những giải pháp mâu thuẫn.
Một vấn đề đặt ra là sự căng thẳng giữa vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân. Điều này cần đánh giá đúng mức. Ví dụ, nếu tăng cường an toàn hạt nhân đòi hỏi việc cho phép người dân tại một địa điểm bị thiết hại có thể chạy trốn khỏi khu vực thảm họa một cách dễ dàng nhất có thể.
Trong khi đó, tăng cường an ninh đòi hỏi phải hạn chế bất kỳ kẻ phá hoại, ngăn chặn các hành vi trộm cắp hoặc loại bỏ các vật liệu hạt nhân.
Vì thế, giải pháp lý tưởng nhất cho một sự cân bằng phù hợp giữa tiêu chuẩn an toàn và an ninh hạt nhân là xây dựng các cơ sở hạt nhân mới.
Lời hiệu triệu từ các quốc gia tham dự Hội nghị
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thể hiện mong muốn tăng cường nhận thức về sự an toàn của điện hạt nhân trong Hội nghị thượng đỉnh Seoul là “giảm nhẹ những tranh cãi về chủ quyền” như điều kiện cơ bản để khôi phục lại niềm tin của công chúng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau thảm họa tại Fukushima.
Cũng là lần đầu tiên, Sở Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ (một cơ quan bí mật và kín tiếng) đã mời nhóm thanh tra từ IAEA cùng hỗ trợ chính phủ Ấn Độ trong tiến hành đánh giá công khai về các biện pháp an toàn hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Singh cho biết, những đánh giá này nhằm tăng cường tính minh bạch và tăng cường niềm tin của công chúng về khả năng hạt nhân của Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ mong muốn minh bạch hóa quy trình hạt nhân ở nước này dưới sự giám sát của IAEA. Ảnh minh họa: Reuters.
Trong tuyên bố của quốc gia, Pakistan cũng nhấn mạnh rằng: "An ninh hạt nhân trong một nước là trách nhiệm quốc gia. Trong khuôn khổ này, cộng đồng quốc tế cần tạo ra không gian thích hợp cho việc hợp tác an ninh hạt nhân thông qua sự tự nguyện trong hành động quốc gia và nghĩa vụ quốc tế".
Tuyên bố của Pakistan chỉ rõ 4 trụ cột an ninh hạt nhân của mình gồm:hệ thống kiểm soát mạnh mẽ và được xác định chuẩn mực; chế độ quy định nghiêm ngặt; chế độ kiểm soát xuất khẩu toàn diện và hợp tác quốc tế.
Chính phủ Pakistan còn đề xuất mở rộng yếu tố cuối cùng bằng cách thành lập các trung tâm khu vực, toàn cầu cung cấp việc đào tạo an ninh hạt nhân.
Một điều gây tranh cãi hơn là việc chính phủ Pakistan còn đề nghị “cung cấp các dịch vụ chu trình nhiên liệu hạt nhân dưới các biện pháp bảo vệ của IAEA” và " tham gia vào bất kỳ cơ chế đảm bảo chu trình nhiên liệu hạt nhân mang tính không phân biệt đối xử”.
Tuy nhiên, ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các quốc gia khác đều tỏ ý không sẵn sàng cấp cho Pakistan một đặc quyền quốc tế về hạt nhân giống như đã dành cho Ấn Độ. Lí do cho việc này chính là hồ sơ an ninh hạt nhân đầy rủi ro, đặc biệt đây là nơi trú ẩn của mạng lưới phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp của A. Q. Kahn.
Về phần mình, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề xuất rằng, IAEA nên cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khu vực- những đối tượng có vai trò quan trọng trong an toàn và an ninh hạt nhân.
Ông còn cho biết, hỗ trợ này đặc biệt quan trọng trong một khu vực mà nhiều nước đang bắt tay vào thực hiện các chương trình năng lượng hạt nhân đầu tiên của mình.
Ví dụ, trong trường hợp của khu vực Đông Nam Á, IAEA sẽ cung cấp các chương trình an ninh và an toàn hạt nhân của mình thông qua ASEAN. Bởi lẽ, với nhiều nước thành viên ASEAN với mật độ dân số đông, phụ thuộc nhiều vào thương mại nước ngoài, ngay cả một sự cố hạt nhân nhỏ sẽ có thể đưa tới thảm họa lớn cho nền kinh tế và an ninh của họ.
Các quốc gia tại Hội nghị thưởng đỉnh cần chú trọng hơn tới nguy cơ về an ninh hạt nhân, hợp tác để ngăn ngừa thảm họa tương tự Fukushima. Ảnh minh họa: Malaysia Times.
Thủ tướng Australia, ông Julia Gillard gợi ý rằng, giải pháp hữu ích là các chính phủ thực hiện các đánh giá ngang hàng một cách thường xuyên về các thỏa thuận an ninh hạt nhân của họ nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát tốt lẫn nhau, từ đó đối phó tốt hơn với thách thức này”.
Nhiều quốc gia đã chấp nhận việc đánh giá định kỳ các lò phản ứng hạt nhân dân sự của mình.
Với những vấn đề trên, tiền là một vấn đề. Cung cấp thêm các khoản tài trợ bổ sung trong những năm tới trước tình hình ngân sách nói chung gặp khó khăn, là điều cần thiết để duy trì sự tiến bộ trong đảm bảo an ninh với các vật liệu hạt nhân.
Để đạt được tiến bộ lâu dài trong việc đảm bảo an toàn cho các vật liệu hạt nhân, các nước cần một cơ chế hợp lý hóa và thể chế hoá với những nhà lãnh đạo quan tâm thực sự tới an ninh hạt nhân ở châu Á.
Nhờ đó, các nước có thể tập hợp các nguồn lực cùng sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn một thảm họa hạt nhân luôn tiềm ẩn.