Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Nga làm gì nếu Mỹ tấn công Iran?

Nga vừa triển khai kế hoạch mới nhằm ngăn chặn cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra của Mỹ và Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, DEBKAfile đưa tin.

Theo nguồn tin này, sau khi chặn đứng thành công viễn cảnh can thiệp quân sự Syria của phương Tây và liên đoàn Arab, Nga cử Ngoại trưởng Sergey Lavrov đến thăm một loạt nước gồm Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.

DEBKAfile khẳng định, đây là “cuộc viễn chinh” mang sứ mệnh cao cả là đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho Iran trong trường hợp bị Mỹ và Israel tấn công từ phía Đông và Bắc.

Đặc biệt, tại Thủ đô Yerevan của Armenia, Ngoại trưởng Sergey Lavrov hoàn tất thỏa thuận thiết lập một căn cứ radar hiện đại ở khu vực miền núi Armenia để ứng phó với căn cứ radar Kurecik của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhiều nguồn tin, căn cứ Kurecik là nơi thu thập và chia sẻ thông tin về tên lửa Iran giữa Mỹ và Israel. Vì vậy, căn cứ của Nga tại Armenia sẽ giúp Moscow "thu lại" dữ liệu và truyền cho Tehran.

Ngoài ra, khi ông Lavrov trên đường trở về Moscow sau chuyến thăm dài ngày, quân đội Nga còn công bố về kế hoạch đưa tên lửa đất đối không S-400 đến Kaliningrad nhằm đáp trả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông.


Nga đang khẩn trương xúc tiến kế hoạch xây dựng căn cứ radar tại Armenia.

Trong khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu địa-chính trị Nga, Thượng tướng Leonid Ivashov khẳng định, Israel sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành cuộc tấn công nhằm vào Iran.

Ông Ivashov nhấn mạnh, nếu trường hợp này xảy ra thì Nga cần đàm phán với Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác ở cấp độ nghị viện để phản đối hành động này của Israel.

“6 nước tham gia vào cuộc đàm phán vấn đề hạt nhân Iran nên đưa ra một định hướng chung để đảm bảo an ninh tại khu vực này”, ông Ivashov quả quyết.

Quan chức này cũng cho rằng, Nga không nên chia sẻ thêm thông tin liên quan đến Iran với Israel vì điều này có thể tạo ra một cuộc tấn công quân sự vào Iran mà Nga không mong muốn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về chế độ cho cựu chiến binh

Theo thông báo số 128/TB-VPCP ngày 5/4 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho những cán bộ Hội Cựu chiến binh cơ sở không có lương hưu được hưởng chế độ lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ sau 5 năm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ, đối với cán bộ Cựu chiến binh hưởng hệ số 1 được chuyển lên hệ số 2 như các đoàn thể chính trị – xã hội khác.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với hội cựu chiến binh Việt Nam vào ngày 13/3.

Cũng tại Thông báo số 128/TB-VPCP, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Cựu chiến binh ban hành hướng dẫn và thủ tục giám định để thực hiện chính sách đối với nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin bảo đảm thuận lợi, chính xác, đúng đối tượng, tránh mọi phiền hà, tiêu cực.
Trước mắt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam khẩn trương xử lý các điểm nóng về hồ sơ, giải quyết các trường hợp cụ thể bảo đảm đúng chế độ, chính sách cho những đối tượng nhiễm chất độc hóa học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam.

Để Hội có điều kiện để làm tốt chủ trương, chính sách đối ngoại nhân dân, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với Trung ương Hội Cựu chiến binh xây dựng dự toán ngân sách hàng năm phù hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với đề nghị hỗ trợ 10.000 tờ Báo Cựu chiến binh và Thông tin Cựu chiến binh để cấp miễn cho các Chi hội và Hội viên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Thông tin Cựu chiến binh vào danh mục ấn phẩm ban hành theo Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh rà soát, đề xuất bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Xây dựng và Trung ương Hội Cựu chiến binh xây dựng Đề án xóa nhà dột nát cho các Hội viên Cựu chiến binh nghèo (Cựu chiến binh là thương binh, là nạn nhân chất độc hóa học/dioxin, là người tham gia kháng chiến chống Pháp đã già yếu), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh nghiên cứu đề xuất cụ thể về việc xây dựng bệnh viện, cơ sở điều dưỡng cho Cựu chiến binh./.

Theo VGP

Tàu chiến Nato tập trận ở Địa Trung Hải

Đầu tháng 4 vừa qua, lực lượng hải quân các quốc gia nằm trong khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đã tiến hành một cuộc tập trận mang tên ACTIVE ENDEAVOUR trên vùng biển Địa Trung Hải. Dưới đây là một số hình ảnh.












Cận cảnh tên lửa và bện phóng của Triều Tiên

Theo Tân Hoa Xã, hơn 70 phóng viên quốc tế đã được mời tới Bình Nhưỡng, lên một chuyến tàu đặc biệt tới thăm quan trạm truyền hình vệ tinh Sohae và bệ phóng tên lửa ở tỉnh bắc Phyongan hôm 8/4.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Jang Myung Jin - người phụ trách trạm truyền hình Sohae đã tiết lộ với các phóng viên rằng tên lửa tầm xa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào không gian đã được lắp ráp xong nhưng vẫn chưa được bơm nhiên liệu.


Các nhà báo đang hướng tới bệ phóng tên lửa Unha-3 của Triều Tiên

Theo phóng viên Tân Hoa Xã, có một số nhân viên kỹ thuật đang làm việc ở khu vực giữa và dưới cùng của bệ phóng, cờ và các phù hiệu của Triều Tiên cũng đã được trang trí trên tên lửa Unha-3.


Tên lửa đã được đặt lên bệ phóng

Vệ tinh Kwangmyongsong-3 nặng 91 tấn. Trong khi đó, tên lửa Unha-3 cao 30 m, đường kính 2,4 m - ông Jang cho biết thêm.

"Nó là một tên lửa tầm xa nhưng không phải là một quả tên lửa đạn đạo" - ông Jang nói thêm rằng vụ phóng tên lửa mang vệ tinh là một chương trình hòa bình nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên, nâng cao mức sống của nhân dân và đồng thời bác bỏ các cáo buộc cho rằng nó được phóng với mục đích thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa có thể nhắm tới Mỹ hay các mục tiêu khác.


Tên lửa đã được đặt lên bệ phóng

Cũng theo đại diện của chính quyền Bình Nhưỡng, tên lửa này được trang bị hệ thống tự hủy và do đó, nó sẽ không gây ảnh hưởng tới các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, ông Jang cũng khẳng định rằng các quan chức Triều Tiên đã tham gia đàm phán và nhận thức rõ lệnh cấm không phóng thử tên lửa tầm xa và đây là một hoạt động phóng vệ tinh chứ không phải tên lửa tầm xa.


Cả 3 giai đoạn của tên lửa đều đã được trang trí cờ và phù hiệu của Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Jang cũng nhấn mạnh tới các quyền và tự do khám phá vũ trụ vì mục đích hòa bình của mỗi quốc gia trên thế giới. Ông cho biết, CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục khám phá không gian bất chấp những khó khăn về kinh tế.

Dự kiến, sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ phát sóng chương trình "Bài hát của tướng Kim Il-sung" và "Bài hát của tướng Kim Jong-il".


Ông Jang giới thiệu quá trình phóng vệ tinh với các phóng viên quốc tế.

Trong chuyến thăm kéo dài 5 giờ tại bệ phóng tên lửa của Triều Tiên, các phóng viên nước ngoài cũng đã được tới thăm Trung tâm kiểm soát vệ tinh, Trung tâm điều khiển và một số cơ sở khác.


Nhân viên kỹ thuật tại trung tâm điều khiển tại trạm truyền hình vệ tinh Sohae

Ông Jang cho biết thêm, kế hoạch phóng vệ tinh dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12-16 tháng 4 tới nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il-sung đã được lên kế hoạch từ cách đây vài năm.


Một nhà khoa học giới thiệu về vệ tinh Kwangmyongsong-3 được đặt trên tên lửa Unha-3.

Trong khi đó, tờ Daily Mail dẫn lời ông Jang đưa tin cho biết, các cơ quan vũ trụ, hàng không và hàng hải quốc tế đã được thông báo về vụ phóng tên lửa nhưng không được biết thời gian phóng chi tiết.


Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp ASEAN 20

[Chuyen muc hoat dong] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp hiệu quả về Biển Đông tại HNCC ASEAN -20

Tuy không nằm trong nghị trình chính thức nhưng vấn đề biển Đông vẫn được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và đưa vào Tuyên bố Phnom Penh. Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.


Dù cho phía Trung Quốc tìm đủ mọi cách để kìm hãm việc ASEAN và nước tiến tới những quy định ràng buộc, mang tính pháp lý hơn về ứng xử trên Biển Đông như là COC. Vẫn không ngăn cản được tình hình diễn ra ngoài ý muốn của Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012 ở Phnom Penh. Bởi nhiều quốc gia ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia lâu dài, liên tục và tìm kiếm sự đồng thuận cao ở cấp thượng đỉnh trong việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.

Tại Hội nghị, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vẫn kêu gọi ASEAN cần tiến đến đồng thuận chung trong việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và hoàn tất dự thảo trước khi đàm phán với Trung Quốc. Theo ông, việc mời Trung Quốc tham dự soạn thảo COC ngay từ đầu như ý kiến của một số nước có thể làm chậm tiến độ.

Về phía Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ hết mình chủ đề của Hội nghị năm 2012 là xây dựng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ không những là lợi ích chung của khu vực mà còn là mục tiêu chiến lược của các nước thành viên. Nhấn mạnh sự tham gia của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trên thực tế đã có quá trình lịch sử lâu dài, đáp ứng được lợi ích của tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc. Tăng cường sự tham gia của một ASEAN năng động, đoàn kết, không làm suy yếu lợi ích hợp pháp của bất cứ bên nào mà ASEAN đang cố gắng thực hiện sẽ “đem giá trị đến với tất cả, thậm chí bao gồm cả những nước không có yêu sách đối với các địa hình đất hay quyền tài phán trên Biển Đông, mà có một lợi ích trong hòa bình, ổn định ở khu vực và tự do hàng hải ở đây”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bảo đảm tôn trọng, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC. ASEAN cần tiếp tục duy trì tiếng nói chung này, nhất quán, thể hiện vai trò xây dựng, chủ đạo của mình vì mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hoan nghênh việc thông qua bản Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.

Kết thúc phiên họp toàn thể, hội nghị thông qua Tuyên bố Phnom Penh, nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và khẳng định sẽ tiến tới COC.

Mộc Lan

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Việt Nam – Iraq cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai nước tăng cường quan hệ trao đổi đoàn cấp cao; hợp tác nhiều hơn nữa giữa hai Quốc hội và Chính phủ hai nước; tích cực phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ngày 3/4, tại trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Đại sứ Iraq Faris Al-Ani tới chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Iraq Faris Al-Ani

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Ngài Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng những thành tựu của nhân dân Iraq đã đạt được trong việc ổn định tình hình chính trị, tái thiết đất nước và phát triển nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước tăng cường quan hệ trao đổi đoàn cấp cao; hợp tác nhiều hơn nữa giữa hai Quốc hội và Chính phủ hai nước; tích cực phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội mong Ngài Đại sứ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Đại sứ Al-Ani bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan Việt Nam trong nhiệm kỳ công tác. Đại sứ khẳng định, Iraq luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam bởi đây là mối quan hệ truyền thống, lâu đời. Nhân dân Iraq luôn ngưỡng mộ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đánh giá cao những tiềm năng của Việt Nam, Ngài Al-Ani mong muốn với kinh nghiệm sẵn có, Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào công cuộc tái thiết Iraq. Đại sứ Al-Ani khẳng định, sẽ tiếp tục dành những tình cảm tốt đẹp, luôn ủng hộ, tham gia vào việc củng cố quan hệ hợp tác giữa hai đất nước, hai dân tộc ngày càng thu được những thành tựu mới trong tương lai vì hòa bình và thịnh vượng./.

Theo VOV

Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích khi xảy ra xung đột với Trung Quốc

Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…

Ngày 29/3, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Singh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.


Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:

Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.


Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.

Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:

Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.

Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.

Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.

Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.

Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.

Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,

tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).

“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”


Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.

Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.


Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.

Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:


Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,

cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.

Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.


Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.


Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,

thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".

Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;

Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;

Mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.

Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.


Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.


Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.

Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.

“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”


Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:

Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.

Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.


Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.


Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.

Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.

Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.

Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.

Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.

“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”


Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,

mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”,

mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”,

mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.

Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.


Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.


“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.

Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.

Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay,

cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.

Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.

Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.


Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.


Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.

Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.

Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.

Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.


Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Đông Bình (Theo báo Phương Đông)