Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Hiệu Phó, lên chức Thứ trưởng Bộ Xây Dựng

Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay (11/11/2011) đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Tuổi Trẻ

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông Nguyễn Thanh Nghị là phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kiến trúc TP.HCM.

Ông là một trong hai ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất - 35 tuổi, xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng. Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hồi tháng 1/2011, trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ sau khi được bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa XI, ông Nghị, khi đó giữ chức phó Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP.HCM, cho hay ông nghĩ "làm chính trị không đơn giản" và ông muốn được làm chuyên môn.

Trả lời câu hỏi "Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính trị?", ông Nguyễn Thanh Nghị nói: Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo cho cuộc sống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt huyết và khát vọng của mình đang đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cả hai phía, các bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo điều kiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.

nguồn: http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/47935/ong-nguyen-thanh-nghi-lam-thu-truong-xay-dung.html

Khoe "mai gặp Thủ tướng", dọa "xử" cả Bộ trưởng Công an!

Bị cảnh sát dừng xe vì vi phạm giao thông ở nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú (Hà Nội), Hoa Chí Thanh hất hàm hỏi: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”, rồi khoe “mai gặp Thủ tướng” và dọa: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), bố mày cũng cho xử luôn…”!

Vụ việc chống người thi thành công vụ trên xảy ra vào 14 giờ 35 phút chiều 13-4 tại nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú, quận Ba Đình - Hà Nội.

Thấy một nam thanh niên điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, tổ công tác đặc biệt Y1/141 Công an Hà Nội do Thiếu tá Trần Quang Vinh, Đội phó Đội CSGT số 1,  làm tổ trưởng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Hoa Chí Thanh đang thách thức một cảnh sát cơ động


Thiếu tá Trần Quang Vinh đã yêu cầu thanh niên này dắt xe máy về chốt để kiểm tra hành chính. Thay vì chấp hành, người thanh niên vẫn không chịu dắt xe và nói với một chiến sĩ CSCĐ: “Đấy, mày dắt xe đi…”. Sau đó, nam thanh niên còn hùng hổ hất hàm hỏi một chiến sĩ CSGT trong tổ công tác: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”.Rồi để thách thức tổ công tác, nam thanh niên để luôn xe giữa đường, đồng thời luôn miệng lăng mạ, chửi bới.

Khi được tổ trưởng tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ liên quan, anh này vừa mở cốp xe, vừa nói to: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an - PV) bố mày cũng cho xử luôn…”!

Dọa "xử" cả người đứng đầu ngành công an


Lực lượng chức năng đã nhiều lần nhắc nhở người thanh niên không được lộng ngôn khi liên tục lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và uy tín của lãnh đạo Bộ Công an nhưng anh ta vẫn… văng tục, chửi bậy.

Do không có giấy đăng ký xe, Thiếu tá Vinh yêu cầu lập biên bản thì nam thanh niên này rút điện thoại cho một người nào đó để “tố” tội tổ công tác. Điện thoại xong, anh này tiếp tục lăng mạ: “Chúng mày giỏi thì cứ giữ xe bố đi. Chúng mày đừng tưởng Bộ trưởng Trần Đại Quang mà to... Bố cho chúng mày cả xe này luôn đấy”.

Trước hành vi trên, tổ công tác đã khống chế và áp giải nam thanh niên trên về Công an phường Điện Biên – quận Ba Đình. Trên đường đi, người thanh niên tiếp tục dọa: “Thằng nào dám bắt bố… hơi bị to gan đấy, mai bố lên gặp Thủ tướng”!

Hoa Chí Thanh "khoe": "Mai lên gặp Thủ tướng"


Chưa dừng lại ở đó, khi đã tới trụ sở Công an phường Điện Biên, người thanh niên còn “tố” với tổ trực ban rằng anh ta bị cảnh sát đánh và “khoe” vừa điện cho ông ngoại ở Thanh tra Chính phủ và Công an quận Ba Đình.

Cũng tại đây, nam thanh niên khai nhận tên là Hoa Chí Thanh, con trai của một cán bộ đang công tác ở Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng. Thanh cũng tự giới thiệu đang là cán bộ ở Bộ GTVT.

Hiện Công an phường Điện Biên đang tạm giữ Hoa Chí Thanh để điều tra, làm rõ.

Tin-ảnh: F.Hưng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo đảm tiến độ trục Nhật Tân - Nội Bài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Hà Nội và các đơn vị liên quan phải bảo đảm tiến độ xây dựng đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài và cầu Nhật Tân để giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện nay.

Ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Hà Nội về quy hoạch xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài. Buổi làm việc cũng là bước cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng duyệt.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đảm bảo tiến độ trục Nhật Tân - Nội Bài (ảnh Nhật Bắc)

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, thành phố đang rất tích cực triển khai quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời đẩy mạnh việc lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, Hà Nội luôn luôn quan tâm tới việc xây dựng nét đặc trưng cho đô thị, trong đó việc xây dựng các thảm cây xanh, khu đô thị xanh, hành lang xanh sẽ là những điểm nhấn.

Đến nay, Hà Nội đã lập hơn 30 phân khu trong quy hoạch chung, từ đó lựa chọn 17 phân khu để đầu tư trước mắt, 11 phân khu đã được phê duyệt, dự kiến trong tháng 5 sẽ phê duyệt 6 phân khu còn lại. Cùng với đó là 5 đô thị vệ tinh, hiện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch chung và giao cho các đơn vị triển khai đồ án. 14 quy hoạch chung của huyện hiện đã phê duyệt xong thiết kế.

Tại buổi làm việc, quy hoạch phân khu bắc sông Hồng, trong đó quy hoạch chi tiết hai bên đường cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài cũng được sự quan tâm của các đại biểu. Nhiều người cho rằng, trục giao thông Nhật Tân - Nội Bài được khởi công từ tháng 8/2011 sẽ là dự án kết nối hàng loạt đô thị khu vực bắc sông Hồng và mở ra hướng phát triển mới cho Thủ đô. Đây được coi trục động lực phát triển kinh tế quan trọng của Hà Nội và khu vực lân cận. Khi hoàn thành trục đường sẽ tạo ra một hệ thống giao thông mới hỗ trợ giảm áp lực quá tải trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, tích cực những bước tiếp theo sau khi phê duyệt quy hoạch chung. Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh việc xây dựng các quy hoạch, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý tới việc quản lý quy hoạch. Trong thời gian tới, Thủ tướng giao Hà Nội cùng với các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng quy chế quản lý quy hoạch.

Thủ tướng ghi nhận việc xây dựng cũng như triển khai quy hoạch chi tiết hai bên đường cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài khá tốt. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch cần bám sát quy hoạch chung đã được phê duyệt, hướng tới mục đích xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại.

Thủ tướng yêu cầu thành phố sớm hoàn thiện quy hoạch chi tiết, xây dựng trục đường cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài là một trục đường chính, trục đường ngoại giao của Thủ đô. Thủ tứng lưu ý Hà Nội phải quyết tâm không để tiếp diễn đường xây xong đã có nhà hai bên như đã xảy ra tại một số tuyến đường.

Với vị trí thuận lợi, Thủ tướng gợi ý Hà Nội xây dựng trung tâm tài chính, trung tâm triển lãm tại khu vực này. Hà Nội cũng cần đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt là nguồn lực tài chính để triển khai nhanh nhất quy hoạch này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Hà Nội và Bộ Giao thông phải làm quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ các công trình hạ tầng quan trọng trên tuyến Nhà ga T2, cầu Nhật Tân và đường cao tốc để tạo động lực cho các nhà đầu tư tham gia vào dự án này.

Quang Phong

Bắc Kinh bất an khi Mỹ và Philippines tập trận

Trong bối cảnh đối đầu trên biển Đông giữa Trung Quốc - Philippines chưa chấm dứt thì việc Manila tuyên bố tập trận Balikatan “không nhằm khuếch trương lực lượng” không thể khiến Bắc Kinh yên tâm.

Gần 7.000 quân, trong đó có 4.500 quân Mỹ và hơn 2.300 binh sỹ Philippines hôm nay bắt đầu hàng loạt các cuộc tập trận kéo dài trong hai tuần lần đầu tiên trên biển Đông ở khu vực quần đảo Luzon và Palawan.


Tập trận Balikatan tăng cường quan hệ quân sự Mỹ - Philippines.

Tín hiệu cho Bắc Kinh?


Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) năm nay giữa Philippines và Mỹ thu hút sự chú ý của cả khu vực khi một vài hoạt động diễn tập được tiến hành ngay tại một số khu vực “nhạy cảm trên biển Đông”, nơi tranh chấp chủ quyền giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc diễn ra quyết liệt. “Mục đích của chúng tôi không nhằm chống lại bất cứ quốc gia cụ thể nào”, người phát ngôn quân đội Philippines, thiếu tá Emmanuel Garcia cho biết, “mục đích của chúng tôi là nhằm bảo vệ an ninh hàng hải và bảo vệ các lợi ích của Philippines”. Abigail Valte, một người phát ngôn Tổng thống Philippines cũng nhấn mạnh, tập trận Balikatan không phải là hành động biểu dương lực lượng nhằm vào Trung Quốc và không liên quan gì tới vụ đối đầu mới nhất giữa tàu hải giám Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough/Huangyan hiện vẫn chưa kết thúc.

Balikatan là tập trận chung lớn nhất giữa Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ và quân đội Philippines. Theo tuyên bố của Manila, Balikatan nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực và nâng cao khả năng lập kế hoạch hợp đồng tác chiến, đối phó khủng hoảng giữa quân đội hai nước. Theo chuyên gia an ninh John Blaxland, ĐH quốc phòng Australia, Balikatan còn là tín hiệu gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Philippines ông Aquino trước đó tuyên bố, nước này không hoan nghênh sự hiện diện trở lại của các căn cứ Mỹ nhưng chào đón sự hiện diện nhiều hơn thông qua tập trận như Balikatan. “Thông điệp đi kèm khẳng định rằng Mỹ nghiêm túc về vai trò tại châu Á và sẽ hỗ trợ cho những đối tác cần”, hãng tin AFP dẫn lời ông Blaxland.

Điểm nóng Scarborough/Huangyan


Trong khi đó, đối đầu Trung Quốc - Philippines tại Scarborough/Huangyan dường như vẫn bế tắc bất chấp các động thái ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm qua cho biết, căng thẳng tranh chấp vẫn tiếp diễn khi ngoài một tàu hải giám Trung Quốc quay trở lại khu vực này thì một trực thăng liên tục quần đảo trên tàu bảo vệ bờ biển của Philippines. Bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc, ông Raul Hernandez cho biết, “chúng tôi muốn họ chấm dứt tất cả các hành động xâm phạm và phải tôn trọng chủ quyền” dù vẫn xem Bắc Kinh là “láng giềng và bạn bè gần gũi cũng như là đối tác ổn định”.

Dự kiến hôm nay hoặc ngày mai, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ đưa tàu BRP EDSA dài khoảng 56 m thay thế BRP Pampanga hiện đang thường trực tại Scarborough/Huangyan. Trước đó, hai bên đều có các động thái được cho là nhằm hạ nhiệt căng thẳng khi Manila rút tàu chiến lớn nhất còn Bắc Kinh đưa 8 tàu cá rời khỏi khu vực tranh chấp này.

Trước khi lên đường thăm Mỹ hôm 15/4, Ngoại trưởng Philippines ông Rosario bày tỏ “đáng tiếc” khi các tàu cá Trung Quốc được phép rời đi mà vẫn mang theo các hải sản quý hiếm vừa đánh bắt như cá mập sống, san hô… Cùng ngày, nhiều nghị sỹ Philippines cho rằng, dù đối đầu nên được giải quyết thông qua đàm phán nhưng “sự cố trên sẽ không phải là cuối cùng” và nước này nên thông báo sự cố tương tự cho Mỹ, ASEAN và LHQ.

Ngày 15/4, bốn tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga gồm tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường Varyag, ba tàu chống tàu ngầm Nguyên soái Shaposhnikov, Đô đốc Panteleyev và Đô đốc Vinogradov cùng máy bay chiến đấu, trực thăng, lính thủy đánh bộ và các tàu hậu cần rời cảng Vladivostok tới Hoàng Hải tham gia tập trận cùng hải quân Trung Quốc. Hơn 20 tàu chiến của Nga và Trung Quốc sẽ tham gia tập trận chung trên biển Hoàng Hải từ ngày 22-27/4. Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ và New Zealand lần đầu tiên 27 năm qua sắp tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Alam al-Halfa tại khu vực Palmeston North nước này. Diễn ra từ 26/4 tới 6/5, cuộc tập trận bao gồm khoảng gần 100 binh sỹ Mỹ và 1.500 quân New Zealand.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.


Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.


Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.


Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

Dư âm Nguyễn Bá Thanh

Từng được Financial Times, một tờ báo danh tiếng của nước ngoài ví von là Lý Quang Diệu của Việt Nam, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng bởi những phát ngôn thẳng thắn, quyết liệt mà không phải vị cán bộ nào cũng dám nói.

“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu”

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố như vậy trong buổi nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012, được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Đà Nẵng.


Tại buổi nói chuyện này, ông Nguyễn Bá Thanh đã thắng thắn đề cập đến những vấn đề gai góc, tế nhị, nhạy cảm, khó nghe nhất nhưng cũng thiết thực nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, chạy chức quyền. Cụ thể, ông Thanh khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Ngoài ra, ngay sau tuyên bố trên, ông Thanh đưa ra lời khuyên đối với người làm công tác cán bộ: “Người làm công tác cán bộ phải vô tư, phải tự đi tìm cán bộ để bổ nhiệm chứ đừng để cán bộ tìm tới mình. Khi người ta chạy tới nhà các đồng chí đem cái này, cái khác tới biếu để được bổ nhiệm... những cán bộ như thế nếu được bổ nhiệm chỉ có hại cho Đảng, cho chế độ. Tôi xin nói thật là những ai đã làm được việc thì họ không bao giờ chạy chọt, xin xỏ đâu”.

Tuy nhiên, tại đây ông Thanh cũng không ngại thừa nhận công tác cán bộ tại một số nơi tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu công bằng: “Hiện công tác đánh giá cán bộ là khâu khó nhất. Nhưng các đồng chí yên tâm, cố gắng làm tốt sẽ được đề bạt, bổ nhiệm, được thăng tiến, chứ không phải chạy chọt, chung chi là lên chức đâu”.

Tuyên bố của Bí thư thành ủy Đà Nẵng diễn ra trong bối cảnh, sau ba năm liên tiếp dẫn đầu cả nước (2008, 2009 và 2010) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2011 Đà Nẵng rớt xuống vị trí thứ 5. Theo ông Thanh, nguyên do là một biểu hiện của việc một bộ phận cán bộ thành phố thiếu tâm huyết, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. Do đó, Tuyên bố của Bí thư Thành ủy ngay trong buổi nói chuyện đầu năm được đánh giá là có tác dụng khích lệ tinh thần cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng phấn đấu công tác nhằm đề giữ vững vị thế là môt cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam của Đà Nẵng và theo đà này, giúp thành phố tiếp tục phát triển hơn nữa.

“Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”

Ông Thanh đã từng nhận xét, “Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”. Đúng là nhờ những khát vọng và mong muốn đưa quê hương ngày càng phát triển mà đến nay, sau hơn 16 năm từ khi tách tỉnh, Đà Nẵng đã trở thành địa phương đạt nhiều “cái nhất” trong cả nước. Từ quy hoạch tốt nhất, giải tỏa nhiều nhất với hơn 97 nghìn hộ dân, nhiều cầu độc đáo nhất, được công nhận là thành phố sạch nhất, các công trình đạt kỷ lục thế giới, ba năm “nhất” về PCI, về ứng dụng công nghệ thông tin…đến những “cái nhất” đậm chất nhân văn như chương trình “5 không”, “ba có” độc đáo nhất; lo Tết cho dân và cho phụ nữ nghèo chu đáo nhất; miễn thủy lợi phí sớm nhất; đối thoại với nhân dân rộng rãi nhất; hoàn thành chương trình mổ tim cho trẻ em nghèo bất hạnh sớm nhất; xây dựng Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ nữ, Bệnh viện Sản – Nhi lớn nhất; Quỹ vay vốn cho người hoàn lương, chương trình chạy thận nhân tạo miễn phí độc đáo nhất…

Nhưng với những người làm lãnh đạo, làm công bộc cho nhân dân thì “Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”, ông Bí thư Thành ủy tự hào chia sẻ trong buổi nói chuyện thân mật kéo dài tới ba tiếng với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012.

Lý giải cho những thành quả đáng tự hào đã đạt được của thành phố Đà Nẵng ông Thanh nói: “Đà Nẵng đã tạo nên cái được lớn nhất là được lòng dân, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Tất cả những việc đó dần dần qua năm tháng đã tạo nên thương hiệu cho Đà Nẵng. Chúng ta có quyền tự hào về những việc làm được trong 15 năm qua, đã hình thành nên một Đà Nẵng hấp dẫn và lôi cuốn hơn”.

Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân một chuyến về thăm và làm việc tại Đà Nẵng cũng đánh giá: “...Đà Nẵng với những thay đổi rất đáng khâm phục. Những con đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mãnh liệt của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp”..

"Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải là thành phố chán sống trong tương lai”

Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã tuyên bố như vậy với báo chí trong bối cảnh dư luận xôn xao bàn tán quanh việc chính quyền Đà Nẵng “cấm cửa” dân nhập cư. Mọi chuyện bắt đầu từ việc Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 23, trong đó ghi rõ “Trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là việc quản lý sau đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, nhà ở nhờ”.

Giải thích lý do Đà Nẵng ra Nghị quyết 23, ông Thanh tuyên bố: “Tôi khẳng định chính quyền Đà Nẵng không có chuyện “cấm cửa” dân nhập cư. Nghị quyết trên xuất phát từ tình hình một bộ phận lớn dân nhập cư không có nhà cửa, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị thuộc loại cao nhất cả nước hiện nay, làm sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải; tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, gần 50% các vụ phạm pháp hình sự thời gian qua không phải là dân địa phương. Trước những bức xúc đó, HĐND TP mới có một nghị quyết như vậy”.

Cuối năm 2011, Đà Nẵng vinh dự nhận danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN. Đây là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tâm huyết xây dựng “Thành phố môi trường” luôn được thắp lửa bởi ý chí từ phía lãnh đạo thành phố.

Điều đó giải thích lý do vì sao Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng thẳng thừng từ chối tiếp nhận dự án hàng tỷ USD bởi những lo ngại ảnh hưởng về môi trường. Hành động này được coi là thông điệp khẳng định rằng lãnh đạo thành phố đang và sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường xanh, sạch, đẹp, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống” với sự phát triển bền vững về môi trường.

“Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”

Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thay gây ấn tượng bất ngờ khi đề cập đến một khái niệm được đánh giá là “khá lạ lẫm” nhưng cũng “rất chí lý và thấm thía” đó chính là “văn hóa xấu hổ”. Chuyện xuất phát từ việc “hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu” hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nhấn mạnh: “Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”.

Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng sao, không dễ gì bị mất chức.

 “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ”

Đây là một phát biểu đáng nhớ, thể hiện rõ khí phách quyết liệt khi làm quan của ông Thanh trong buồi nói chuyện về Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu” năm 2011 của Đà Nẵng.

Buổi nói chuyện trên gây được nhiều tiếng vang, tạo được nhiều ấn tượng đối với tất cả những người tham dự khi ông tuyên bố: “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ. Bí thư cấp quận, huyện đến Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, chi hội phụ nữ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của quỹ và vào cuộc quyết liệt!”.

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của Đà Nẵng là một chương trình hành động mang ý nghĩa nhân văn, được phát động trong các chi hội phụ nữ các cấp ở Đà Nẵng, theo đó, mỗi năm, mỗi phụ nữ sẽ đóng góp 500.000 đồng vào quỹ thuộc chi hội của mình, ai có  điều kiện thì đóng góp cao hơn. Một điều đặc biệt là, những hộ phụ nữ nghèo thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đóng góp giúp đồng thời ngân sách thành phố cũng sẽ hỗ trợ khoản tiền tương đương để từ đó hình thành một quỹ trong mỗi tổ, mỗi chi hội phụ nữ. Quỹ này sẽ được dùng trong trường hợp bất cứ thành viên nào trong tổ, chi hội phụ nữ, gặp khó khăn, gặp chuyện khẩn cấp cần vay  tiền nóng hoặc cần vốn làm ăn… thì khỏi phải chạy vạy đi vay nặng lãi, mà đến ngay với quỹ để mượn tiền với lãi suất rất thấp là 0,5%.

Cũng trong buổi nói chuyện thân mật trên, ông Thanh cũng mạnh mẽ cam kết các cấp ủy Đà Nẵng sẽ nỗ lực hết sức trong việc giúp đỡ các hội viên phụ nữ khó khăn, các hộ phụ nữ nghèo đơn thân bằng nhiều hành động thiết thực, không để họ cô độc trong cuộc sống. Theo Bí thư Thành ủy, không có gì là có ngay từ đầu; chủ trương đúng rồi thì cứ làm, có gì chưa đúng thì điều chỉnh. Vấn đề là phải hành động, hành động và hành động quyết liệt hơn nữa.

Cuối cùng, vị Bí thư thành ủy bày tỏ tin tưởng về sự thành công của mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo mà Đà Nẵng đang phát động và tích cực triển khai: “Không biết tôi có lạc quan quá hay không, nhưng quan sát chung thì tôi tin quỹ này sẽ có lợi, sẽ giải quyết được nhiều việc lắm. Tôi có niềm tin về hiệu quả của cách làm này. Nếu làm tốt, không chừng đây sẽ là mô hình tốt cho phụ nữ cả nước làm theo!”.

Bạch Dương (tổng hợp)

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Tiểu sử, lý lịch Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh

[Chuyên mục tiểu sử lãnh đạo]  trả lời cho câu hỏi ông Lê Hồng Anh là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh

Trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính Trị, Thường trực Ban bí Thư Trung ương Đảng.



Họ và tên: Lê Hồng Anh
Sinh ngày 12/11/1949.
Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Dân tộc: Kinh.
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 2-3-1968.
Trình độ học vấn: Đại học Luật.
Lý luận chính trị: Cử nhân.
Tóm tắt quá trình công tác
Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.
1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.
1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.
1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.
Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.
Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công An.
Tháng /8/2011: Đại tướng Lê Hồng Anh được Đảng và Nhà nước phân công giữ chức Thường trực Ban bí Thư Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.