Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Trực thăng tấn công hàng đầu thế giới

Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

5. “Thiên mã” CH-53E Super Stallion

Xếp ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Military Channel là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion - loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất  từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.


Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 115 chiếc

Tải trọng: 13 tấn trọng tải hàng hóa hoặc 14,5 tấn treo bên ngoài, hoặc 55 binh lính.

CH-53E là một biến thể hiện đại hóa của máy bay trực thăng nổi tiếng CH-53 Sea Stallion được tạo ra vào năm 1964 để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu của Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của Quân đội Hoa Kỳ.

CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.


Loại máy bay này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ.

CH-53 đã từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa và binh lính ra chiến trường đồng thời hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng mặt đất, góp phần tạo nên những chiến tích oanh liệt của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại các chiến trường này.

4. “Ác điểu” UH-1

Trực thăng đa năng Bell UH-1


Chuyến bay đầu tiên: 1956

Số lượng sản xuất: 16.000 chiếc

Tải trọng: 1,5 tấn hoặc 14 binh lính.

Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.

Mặc dù tổn thất rất lớn (3.305 chiếc UH-1 bị mất trong chiến đấu), nhưng Huey vẫn được xem là một trong những trực thăng thành công nhất mà Mỹ từng chế tạo. Theo số liệu từ các số liệu thống kê, trong suốt 11 năm tham chiến tại Việt Nam, máy bay trực thăng UH-1 đã thực hiện không dưới 36 triệu phi vụ, một con số quá khủng khiếp.


Trước khi Cobra ra đời, Huey đã trải qua một cuộc “đại phẫu” với việc trang bị thêm cặp súng máy 12,7 mm và 48 quả tên lửa không điều khiển. Và cũng từ đó nó được mệnh danh là “ác điểu” trên bầu trời.

Huey được sử dụng một cách rộng rãi và có mặt trong lực lượng vũ trang của hơn 70 quốc gia trên thế giới (nhiều hơn cả số quốc gia sử dụng súng trường tấn công Kalashnikov của Liên Xô/Nga).

3. Trực thăng đa nhiệm Mi-8

Chuyến bay đầu tiên: 1961

Số lượng sản xuất: 17.000 chiếc

Tải trọng: 3 tấn hoặc 24 người

Vũ khí: 2-3 súng máy và 6 giá treo vũ khí có thể mang đến 1,5 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không điều khiển 57 mm, bom và tổ hợp tên lửa đối hạm Phalang.


Khoảng 17.000 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8 (định danh NATO Hip) đã được sản xuất với hơn 3.000 chiếc được xuất khẩu và chúng hiện phục vụ trong lực lượng không quân hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.

Các máy bay trực thăng Mi-8 được chế tạo bởi công ty sản xuất máy bay trực thăng Mil Moscow Helicopter JSC ở Moskve, công ty Kazan JSC ở Kazan và công ty hàng không Ulan-Ude. Chúng gồm các biến thể dùng trong dân sự và quân sự. Các biến thể quân sự gồm Mi-8T vận tải, chuyên chở quan chức cao cấp, chiến tranh điện tử, trinh sát, phiên bản Mi-8TV có trang bị vũ khí và phiên bản tìm kiếm và cứu hộ Mi-8MPS.


Mi-8 là một máy bay trực thăng đơn giản, nhưng hiệu quả, có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết - từ sa mạc Sahara đến khu vực Bắc Cực. Trực thăng đa chức năng Mi-8 đã tham chiến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các cuộc xung đột quân sự tại Afghanistan, Chechnya và Trung Đông. Hiện Mi-8 vẫn đang được Bộ quốc phòng Nga tiếp tục trọng dụng và có kế hoạch sản xuất với số lượng lớn.

2. “Hung thần” AH-64 Apache

Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là trực thăng AH-64 Apache - máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.


Trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache

Chuyến bay đầu tiên: 1975

Số lượng sản xuất: 1.174 chiếc

Vũ khí: Pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ), tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rocket Hydra 70.

AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ chúng  là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng đã phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq).


Vào mùa thu năm 2011, trong cuộc chạy đua tại Ấn Độ, Apache đã vượt lên trên  “đại kình địch” Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga để giành chiến thắng trong gói thầu  cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Quân đội nước này.

1. “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk

UH-60 Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung do Sikorsky Aircraft chế tạo. UH-60 đi vào phục vụ trong Lục quân năm 1979, thay thế loại UH-1 Iroquois trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Lục quân.


Trực thăng đa năng Sikorsky UH-60 Black Hawk

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 3.000 chiếc

Trọng tải: 1,5 tấn hàng hóa và 4 tấn treo bên ngoài hoặc 14 binh lính.

Vũ khí: 2× M240H 7.62 mm hay 2× M134 minigun 7.62 mm hay 2× GAU-19 12.7 mm, rocket 70 mm Hydra 70, tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire.


UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Lục quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1979. Lục quân Hoa Kỳ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989.

Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkan và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.


Các chuyên gia của Military Channel nhận định rằng “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk là trực thăng của thế kỷ XXI, mặc dù nó đã được tạo ra cách đây 40 năm. Trực thăng Black Hawk mang đầy đủ những tính năng ưu việt của những trực thăng tốt nhất thế giới. Nó có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không.


Một biến thể chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ (ví dụ, Nghị viện, các cơ quan Hành pháp) với dấu hiệu máy bay là Marine One khi chở Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể chở một đội 14 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105 mm M102 howitzer với 30 viên đạn và khẩu đội 4 người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.


Ngoài các biến thể trên bộ cơ bản, UH-60 còn có các biến thể nổi bật như 2 biến thể chống ngầm SH-60B Sea Hawk và SH-60F Ocean Hawk (được trang bị 1 từ kế và sonar), biến thể HH-60 Rescue Hawk để tìm kiếm cứu hộ và tham gia các hoạt động đặc biệt, cũng như biến thể hiện đại MH-60 Knighthawk.

Chính vì có những tính năng ưu việt, chi phí thấp, bảo trì đơn giản, MH-60 (biến thể hiện đại của UH-60) đang được Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch để trở thành loại máy bay trực thăng duy nhất cho tất cả các lực lượng vũ trang bao gồm hải, lục không quân và Thủy quân Lục chiến.

Trịnh Tuân (Theo Topwar)

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

->  Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".

Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.


Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".

Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.

Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".


Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Sau Tiên Lãng lại đến cưỡng chế Văn Giang

Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".

Cuong che Van Giang

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.

Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".

Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Nguyễn Hưng

Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa

Trong các bản đồ mà chính người Trung Quốc vẽ hàng trăm năm trước chưa hề thấy xuất hiện tên gọi biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đã lợi dụng cách gọi tên của phương Tây để nhập nhằng “đường lưỡi bò” trên biển Đông. Trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu.

Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.


Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Biển Giao Chỉ


Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa – Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).


Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình


Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…

Những bước leo thang trên biển Đông


Ngày 15/1/1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).

Ngày 21/2/1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này.

Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu

(Theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 6/2011)

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội khóa XIII

[Chuyên mục tiểu sử Lãnh đạo] Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Sinh Hùng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...

Tại phiên làm việc hôm nay (23/7), với đa số phiếu tán thành, các đại biểu Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Ban biên tập trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nguyen-sinh-hung

Nguyen Sinh Hung
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN SINH HÙNG

Ủy viên Bộ Chính trị,

Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Ngày sinh: 18/01/1946    Nam/nữ: Nam    Dân tộc: Kinh

- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Nơi ở hiện nay: Số nhà 7B Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội

- Thành phần gia đình: Cán bộ

- Nghề nghiệp khi tuyển dụng: Sinh viên

- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 01/01/1972

- Ngày vào Đảng: 26/05/1977    Ngày chính thức: 26/05/1978

- Trình độ được đào tạo:
Giáo dục phổ thông: 10/10
Chuyên môn nghiệp vụ: Kinh tế, Tài chính- Kế toán

Học hàm, học vị: Tiến sỹ

Ngoại ngữ: Bungari D

- Khen thưởng:

Huân chương Lao động hạng 1 (năm 2002)

Huân chương Itsara hạng 1 của Lào (năm 2007)

- Kỷ luật: Không

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI

- Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII

- Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Công bố của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

“Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 19/4/2012 Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngày 24/4/2012 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”

Giaoduc.net.vn/mofa

Đồng chí Lê Hồng Anh thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam

Trong hai ngày 17 và 18/4, Đoàn công tác của Ban Bí thư do đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Quý I/2012, công tác xây dựng Đảng, công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4 trên địa bàn.

Le Hong Anh
Đồng chí Lê Hồng Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hà Nam, năm 2011, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam tiếp tục ổn định và phát triển, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, thu nhập bình quân đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2010, quốc phòng an ninh được đảm bảo. Quý I/2012, kinh tế của tỉnh Hà Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, thu ngân sách ước đạt gần 600 tỷ đồng, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết TƯ 4. Phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động, triển khai thực hiện sôi nổi ở nhiều nơi, tạo sự lôi cuốn và có sức lan toả rộng...

Đồng chí Lê Hồng Anh biểu dương những thành tựu Hà Nam đã đạt được. Đồng chí đề nghị tỉnh Hà Nam phát huy lợi thế cửa ngõ phía Nam Thủ đô với vị trí chiến lược, hệ thống giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào để phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết của Trung ương, đồng chí Lê Hồng Anh yêu cầu tỉnh Hà Nam tiếp tục cụ thể hóa, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nghiêm túc triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI), gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền, phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị từ tỉnh đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Tỉnh Hà Nam cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra những mặt hàng chủ lực có thương hiệu, có sức cạnh tranh; cải thiện môi trường đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, tỉnh cần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, xây dựng đô thị và nông thôn mới, phấn đấu số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% như chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã đề ra.

Trước đó, đồng chí Lê Hồng Anh và Đoàn công tác của Ban Bí thư đã đi thăm một số doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Đồng Văn, cơ sở sản xuất nấm Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên), kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại xã Công Lý (huyện Lý Nhân) và xã Thi Sơn (huyện Kim Bảng).

Đức Phương  - http://lehonganhvietnam.blogspot.com/2012/04/le-hong-anh-tiep-chu-tich-qh-bungaria.html