Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Cổng thông tin điện tử Hưng Yên nói về cưỡng chế ở Văn Giang

Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 ngày 24/4.

-> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang- Hưng Yên

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, chiều 23/4, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Ngay từ sáng sớm 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Theo đó, từ 7h sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8h30 cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế.

Đến 10h30 cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hữu quan phối hợp với UBND huyện Văn Giang tiếp tục tuyên truyền để nhân dân 3 xã trong vùng dự án thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án; đồng thời chủ động nắm bắt chặt chẽ tình hình để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003 và chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6/2004. Dự án này có quy mô đầu tư và hạ tầng tương đối đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

Khu đô thị này được xác định là đô thị lõi để huyện Văn Giang trở thành đô thị loại IV sau này; góp phần tích cực, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Văn Giang. Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải.

Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử đụng đất được phê duyệt; đã được 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để Nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế./.

Theo hungyen.gov.vn

Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng ở xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

-> Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong 72 ha đất giao đợt này có hơn 66 ha đã được các hộ dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế. Nhà đầu tư đã nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 chiều cùng ngày.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003; chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6 năm 2004. Dự án có quy mô gần 500 ha thuộc 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan của huyện Văn Giang, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.

Dự án nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Ngọc Năm/VOV-Trung tâm tin

Trang bị ngư lôi siêu hạng cho tàu ngầm Kilo Việt Nam?

Theo thiết kế, tàu ngầm lớp Kilo mà hải quân Việt Nam đặt mua của Nga có thể được trang bị loại ngư lôi tối tân nhất hiện nay VA-111 Shkval supercavitating hay còn được biết đến với tên gọi “tên lửa dưới mặt nước”.

VA-111 Shkval được xem như là 1 loại ngư lôi siêu hạng, các thế hệ sau của nó là “ngư lôi siêu khoang” hay “ngư lôi siêu bọt”, được phát triển bởi Hải quân Nga.

Với tốc độ lên tới 360 km/giờ, ngư lôi loại này được đánh giá là nguy hiểm hơn bất cứ loại ngư lôi nào khác mà Hải quân NATO đang sở hữu.

Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tầu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tầu ngầm, tầu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tầu ngầm hiện đại chạy êm.

Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia NATO...

Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang, tức là ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là “siêu tên lửa dưới nước”.


Siêu tên lửa dưới nước sẽ được trang bị cho tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam

Ngư lôi Shkval sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang.

Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng. Khi ra khỏi ống phóng 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 80 km/giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 360 km/giờ (theo một số báo cáo tốc độ này còn có thể lên tới trên 420km/giờ).

Tiếp sau Nga, một số quốc gia khác cũng cố gắng thiết kế ngư lôi siêu khoang cho riêng mình. Đức là quốc gia được biết đã có chương trình Barracuda vào năm 2004. Iran được cho là đã sử dụng thành công các ngư lôi siêu khoang trong tập trận năm 2007.

Ảnh nóng ’Tên lửa dưới nước’ dùng cho tàu ngầm Việt Nam

Thông số kỹ thuật của tên lửa dưới nước VA-111 Shkval
    - Chiều dài: 8,2 m
    - Đường kính: 0,533 m
    - Trọng lượng: 2.700 kg
    - Trọng lượng đầu nổ: 210 kg
    - Tốc độ tối đa: 360 km/giờ
    - Tốc độ ra khỏi ống phóng: 93 km/giờ
    - Tầm bắn: khoảng 6.858 m.

Thái Yên (Defence)

Mỗi phút thế giới chi 3,3 triệu USD cho quốc phòng

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.

-> Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam

Theo thống kê về chi phí quốc phòng của thế giới năm 2011 được công bố mới đây của Viện Quốc tế (Sipri), có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mỗi phút, thế giới chi tới 3,3 triệu USD, tức 198 triệu USD mỗi giờ, 4,7 tỷ USD mỗi ngày và tương đương với 1.738 tỷ USD mỗi năm cho chi phí về quân sự.

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.


Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.


Mỹ đang thực hiện cắt giảm lực lượng bộ binh và thu hẹp trợ cấp (bao gồm cả hỗ trợ y tế) đối với các cựu chiến binh.

Mục tiêu của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng quân sự gọn nhẹ, linh hoạt và sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng.

Việc cắt giảm lực lượng bộ binh nằm trong chiến lược mới, đã được thử nghiệm tại cuộc chiến Libya: sử dụng ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của Mỹ và các chi phí lớn khác do liên quân đảm nhiệm.

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc chiến không hề giảm đi chút nào, như ngân sách cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tại Libya đã được quốc hội Mỹ thông qua cũng được bổ sung vào ngân sách của Lầu Năm Góc.

Ngoài ra, còn có các khoản chi cho ngân sách quân sự khác, trong số đó có khoảng 125 tỷ USD hàng năm chi cho nghỉ dưỡng của quân nhân và 50 tỷ USD dành cho Bộ phận Anh ninh, theo đó, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ phải chiếm tới 50% chi phí quốc phòng của thế giới.

Theo ước tính của Sipri, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới về chi phí quốc phòng trong năm 2011, với 143 tỷ USD, tương đương với 8% chi phí quốc phòng thế giới.

Tuy nhiên, với mức tăng ngân sách quốc phòng hiện nay là 170% trong giai đoạn 2002-2011, là mức tăng cao hơn cả mức tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ, tức 59% cho cùng giai đoạn này. Sự gia tăng này cơ bản là do Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Nga cũng là quốc gia có mức tăng chi phí quốc phòng cao với ngân sách quốc phòng năm 2001 lên tới 72 tỷ USD, theo đó, Nga từ vị trí thứ 5 leo lên vị trí thứ 3 về mức chi phí quốc phòng cao trên thế giới.

Tiếp theo sau Nga là Anh, Pháp, Nhật Bản, Arập Xêút, Ấn Độ, Đức, Brazil và Italy.

Về phân bố khu vực, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 70% chi phí quân sự của thế giới. Bộ ba này hiện cũng là trung tâm kinh tế của thế giới và đồng thời cũng đầu tư nguồn lực lớn nhất vào lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của các chuyên gia, chi phí quân sự thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo ước tính của Sipri, chi phí quân sự thế giới đã tăng 250 USD trên đầu người trong số 7 tỷ dân trên trái đất

Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.

Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan. Thông tin chính thức từ UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, đã bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

-> Đọc thêm: Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên

Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải. Dự án này có sức lan toả lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi các đô thị trên địa bàn huyện Văn Giang.

Quá trình thực hiện Dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế.

Trước đó, chiều ngày 23/4/2012, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Ngay từ sáng sớm ngày 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng. Từ 7 giờ sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút ngày 24/4, số người nêu trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Huy Thanh - http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/baodientu.chinhphu.vn/Hoan-thanh-viec-ho-tro-thi-cong-va-cuong-che-giai-phong-mat-bang-Du-an-Van-Giang/8342511.epi

Tiêu đề đã sửa lại báo Chính phủ: "Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang" và tổng hợp nguồn tin từ: Văn Giang: Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án

Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên


Ruộng của nông dân bị thu để xây 'đô thị sinh thái, nhiều màu xanh'

Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.

Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.


Vụ cưỡng chế Văn Giang - Hưng Yên đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.

Ecopark là gì?


Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.

Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.

Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.


Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải "Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.

Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.

Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

Các quảng cáo về Ecopark mô tả một không gian 'hiện đại, đẳng cấp cao và nhiều màu xanh'.
Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.

Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".

Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.

Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.


'Phục vụ cộng đồng?'


Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết "không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ," theo trang web của họ.

Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng "chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu", đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.

Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.

Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các "đại gia" về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.




Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích: Trung Quốc làm càn trên biển Đông

Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.

Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.


Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.

Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. "Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý", bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.


Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông

Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ... Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia... Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia... chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.


"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 - thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

"Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?". Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.

Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.
Hà Dương