Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa


Bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar.

Cơn mưa đúng hôm lễ Phật đản không ngờ kéo dài suốt cả ngày. Đại đức Thích Giác Nghĩa hướng về bức tượng Phật ngọc đẹp tọa giữa ban thờ Phật nói: “Đây là món quà đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng chùa Trường Sa”.

Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.
Tượng Phật ngọc do Thủ tướng tặng chùa Trường Sa lớn.

Được biết, bức tượng này là một trong hai bức tượng do Giáo hội Phật giáo thế giới và chùa Vàng Myanmar tặng cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến Thủ tướng thăm chính thức Liên bang Myanmar (từ ngày 2 đến 4/4). Thủ tướng quyết định tặng lại những món quà đầy ý nghĩa này cho Trung ương Giáo hội Phật giáo VN đặt tại các đảo Song Tử Tây và Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa.

Lễ Phật đản tại Trường Sa Lớn không ồn ào, náo nhiệt như ở đất liền. Đoàn rước khoảng hơn 100 người từ chùa tới cột mốc đánh dấu chủ quyền khoảng vài chục mét. Đại đức Thích Giác Nghĩa rưng rưng với từng lời kinh cầu xin đức Phật độ trì cho quốc thái, dân an, cho Hoàng Sa – Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền Việt Nam trời yên, biển lặng.

Một buổi lễ trầm mặc, diễn ra từ 5h30 tới 7h sáng thì kết thúc. Lúc đó, mưa bắt đầu trút xối xả xuống đảo. Đảo lúc đó như được tắm gội bởi một thứ nước thiêng đầy linh nghiệm mà đức Phật ban cho.

Thị trấn Trường Sa lớn (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “Thủ đô” của Quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên cao, Trường Sa lớn giống hình trái tim màu xanh giữa đại dương mênh mông. Cũng có thể hình dung như chiếc lá bồ đề mà đức Phật ban tặng Việt Nam trên đường ngài đi độ trì cho chúng sinh. Những con sóng dường như mỗi ngày bồi đắp thêm đất cát để trái tim – chiếc lá bồ đề to thêm, đậm sắc xanh.

Truyền hình Trung Quốc phát ngôn: Philippines là lãnh thổ không thể tách rời

Một phát thanh viên của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã "sơ suất" hay "chủ ý" tuyên bố Philippines là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc xấu hổ này diễn ra trong lúc căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền trên Biển Đông đang gia tăng.



Tại phút thứ 1:35, nữ phát thanh viên Hòa Giai đã nói nhầm như sau: “Như tất cả chúng ta đều biết Philippines là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines”.

Hòa Giai, phát thanh viên của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đưa ra tuyên bố trên trong bản tin tối hôm thứ Hai và sau đó đoạn băng ghi lại bản tin đã được đưa lên mạng Internet.

Người phát thanh viên này định nói đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đây là thực tế không thể tranh cãi”, nữ phát thanh viên nói trong bản tin và bản tin này sau đó đã bị rút khỏi trang web của kênh CCTV nhưng đoạn video của chương trình truyền hình này vẫn được đưa lên tại một số trang web trên mạng.

Người xem đã bàn tán, đùa cợt về vụ việc và cho rằng tinh thần dân tộc của cô phát thanh viên đã khiến cô mắc sai lầm đó nhưng cũng có không ít khán giả Trung Quốc tranh thủ "té nước theo mưa" và đưa ra những lời bình luận sặc mùi hiếu chiến.

“Cô phát thanh viên này thật đáng tuyên dương, một người rất yêu nước, cô ấy đã tuyên bố với cả thế giới rằng Philippines thuộc về Trung Quốc”, một tiểu blogger có tên helenjhuang bình luận.

“Chúng ta nên tấn công trực tiếp, đóng gói đồ đạc của ngài Aquino (Tổng thống Philippines) và lấy lại lãnh thổ không thể tách rời của chúng ta”, một người khác bình luận.

Một tiểu blogger khác có biệt hiệu kongdehua thì nói “Về cơ bản Philippines đã gây ra những rắc rối hết sức vô lý, nếu họ muốn một cuộc chiến tranh thì chúng ta sẽ chiến đấu, chẳng ai sợ họ cả”.

“Nếu mỗi người Trung Quốc chỉ cần nhỏ một bãi nước bọt, thì chúng ta sẽ nhấn chìm (Philippines)”, một bình luận khác xuất hiện.

Các quan chức của đài CCTV đã từ chối bình luận về sai sót của cô Hòa và cũng không cho biết liệu đài này đã đưa ra lời xin lỗi hay chưa.

Khi nhận xét về các tranh chấp chủ quyền và các phong trào ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và các vùng biển quanh nước này, các nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc vẫn thường gọi những vùng này là “phần không thể tranh cãi của chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc”.

Hôm thứ Hai, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho “bất kỳ sự leo thang nào” trong tranh chấp lãnh hải với Philippines khi căng thẳng giữa hai nước về bãi cạn Scarborough chưa có dấu hiệu suy giảm.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết định việc in tiền ở nước ngoài


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị định số 40/2012/NĐ-CP nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.

Quy định nghiệp vụ phát hành tiền


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu, lượng tiền in thêm
Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu, lượng tiền in thêm

Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

Nghị định cũng nêu rõ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.

Theo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

Bảo đảm an toàn kho tiền 24 giờ/ngày


Về nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá, Nghị định nêu rõ: tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền, phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.

Về việc thu hồi và thay thế tiền, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về: chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành; hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/6/2012

Bách Thảo

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

“Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – Một bài viết xuyên tạc


Làng báo xin được đăng tải lại nội dung bài viết “‘Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark’ – Một bài viết xuyên tạc” được đăng trên website của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết này có nội dung đầy đủ hơn bài viết Sự thật về việc ‘con gái thủ tướng Dũng là chủ đầu tư Ecopark’Làng báo đã từng đăng tải.

Kính gửi Ban biên tập!

Tôi là bạn đọc thường xuyên của website http://nguyentandung.biz, tôi xin gửi đến Ban biên tập ý kiến cá nhân như sau:

Sau vụ cưỡng chế đất đai dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên. Các trang mạng cá nhân xuất hiện nhiều bài về vấn đề này. Gây xôn xao dư luận là bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” do blog “Dân Làm Báo” đăng với lời lẽ vô căn cứ: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.”, được các báo mạng đăng lại cùng với những lời lẽ bình luận tiêu cực về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáng tiếc thay có nhiều kẻ hùa theo đăng lại trong khi không biết thông tin thật sự là gì!

Các trang blog đăng lại bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark"
Các trang blog đăng lại bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark"

Ý thức được vấn đề nghiêm trọng, và muốn làm sáng tỏ vấn đề, giúp bạn đọc hiểu sự thật, tôi quyết định gửi bài viết này tới Ban biên tập.
Tôi thấy, lợi dụng vụ cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Blog “Dân Làm Báo” thừa nước đục thả câu bằng việc đăng bài “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” gây hiểu lầm nghiêm trọng và làm xôn xao cộng đồng mạng.

Đâu là sự thật?


Sau khi đọc bài viết và tìm hiểu các thông tin thì tôi thấy blog “Dân Làm Báo” rất hồ đồ, đê hèn, kết nối cái tên “Việt Hưng” và xuyên tạc một cách thô thiển, cố tình gắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái Thủ tướng vào vụ việc cưỡng chế gây bức xúc cho cộng đồng mạng.

Việt Hưng là công ty nào?

Cũng tên là Việt Hưng nhưng là hai công ty khác nhau.

- Công ty Việt Hưng làm chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên là “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG (Vihajico)” có Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0101395308. Địa chỉ tại Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh. ĐT: 03213934527; Fax: 03213934769; Website: www.ecopark.com.vn; Email: info@vihajico.com; http://www.ecopark.com.vn

Xem thêm chi tiết tại: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

Trang web của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG
Trang web của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG

Công ty này được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân. Đây là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm, năng lực của những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ, du lịch, xây dựng: Công ty Cổ phần xây dựng – kiến trúc AA, Công ty Kiến trúc ATA, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Nam Thành Đô, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Công ty TNHH Duy Nghĩa, Công ty TNHH TM Phụng Thiên, Công ty TNHH Thương mại Du lịch Nam Thanh, Công ty TNHH Thương mại Bảo Tín…

- Còn Công ty Việt Hưng là đối tác chiến lược của VietCapital Bank chính là “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG”. Tên viết tắt: Viet Hung Development JSC. Tên đối ngoại là “Viet Hung Real estate Development Joint Stock Company”. Mã số doanh nghiệp: 0305350094. Có đại chỉ tại ”Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận. Người đại diện pháp luật chính là ông Trần Quyết Thắng

Xem thông tin tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Như vậy “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG” (là đối tác chiến lược của Vietcapital) hoàn toàn không phải là chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên. Mà chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên chính là “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG”. Hai công ty này có chung tên là “VIỆT HƯNG” nhưng lại là 2 công ty hoàn toàn khác nhau, một công ty ở Hưng Yên, một công ty ở TP.HCM. Vậy mà blog “Dân Làm Báo” đã cố tình đánh đồng và suy diễn trắng trợn.

Theo tìm hiểu, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên

Hậu quả ?


Theo tôi, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán thông tin xuyên tạc, đây là một việc làm gây ra hậu quả khôn lường, gây hiểu lầm trong nhân dân, bôi nhọ cá nhân Thủ tướng và những người khác. Coi thường bạn đọc. Vi phạm đến nhân phẩn, danh dự cá nhân, vi phạm nhân quyền, cái mà các tổ chức phản động luôn hô hào.

Trong khi cả nước đang phải vượt qua cuộc khủng hoảng, dồn tâm sức kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, phát triển kinh tế, đẩy mạnh ngoại giao và tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.

Vậy mà có những kẻ luôn săm soi, lợi dụng những vấn đề của xã hội rồi xuyên tạc, bôi bọ Lãnh đạo đất nước, gây tò mò cho nhân dân, gây xôn xao dư luận, đục nước béo cò với một âm mưu thâm độc. Đánh lừa nhân dân và mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ.

Ý kiến cá nhân:


Blog “Dân Làm Báo” đã rất coi thường bạn đọc, xuyên tạc sự thật, cố tình lắp ghép để bôi nhọ danh dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Thanh Phượng. Thủ tướng cũng là một công dân, cần phải được tôn trọng. Thiết nghĩ blog “Dân Làm Báo” nên đặt lại tên là blog “Phản Động Làm Báo”. Chứ người dân có khi nào đi xuyên tạc như vậy?

Tôi đề nghị, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cần có những điều tra, làm rõ và đưa ra ánh sáng những kẻ đã có những hành vi xâm phạm An ninh quốc gia trên lĩnh vực truyền thông và tư tưởng văn hóa.

Đồng thời, tôi cũng đề nghị các cơ quan báo chí, các cá nhân đang quản lý các trang web, blog tự do cần có trách nhiệm trong việc đăng tải các thông tin. Tự do báo chí nhưng hãy tôn trọng bạn đọc, đó cũng là tôn trọng chính bản thân mình.

Với bạn đọc, chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo và cẩn trọng khi tiếp cập thông tin trên mạng. Góp những tiếng nói trách nhiệm làm cho cộng đồng mạng trong sạch lành mạnh!

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng


Thời gian gần đây, trên một số trang tin điện tử đặt máy chủ ở nước ngoài và một số blog cá nhân của những kẻ cơ hội chính trị trong nước có bàn tán việc “bình chọn” và “suy tôn” danh hiệu “Người phụ nữ của năm 2011” dành cho một nhân vật có tên Bùi Thị Minh Hằng.

Cho đến thời điểm này, có lẽ, Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật phải hứng chịu mọi hệ lụy từ màn kịch mà số người cơ hội chính trị dựng lên. Ngày 8-4, chúng tôi đã lên thị xã Sơn Tây, tìm gặp những người thân ruột thịt của Bùi Thị Minh Hằng để tìm câu trả lời cho động cơ và suy nghĩ của người đàn bà này. Chính giữa ngôi nhà số 15 phố Đốc Ngữ, phường Lê Lợi, nơi mẹ đẻ của Hằng đang ở, treo một bức ảnh chụp đại gia đình, trong đó chỉ thiếu mỗi Bùi Thị Minh Hằng. Bà Phạm Thị Hoán, mẹ đẻ của Hằng năm nay đã 86 tuổi không giấu nổi sự xúc động và nỗi buồn khi đề cập đến cô con gái thứ hai trong gia đình. “Tôi từng này tuổi rồi, chăm bẵm nó đủ đường mà chưa một ngày nó báo hiếu được tôi. Mỗi lần về nhà, nó chỉ gây thêm sự phiền phức”, bà Hoán bật khóc.

Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng
Bộ mặt thật của Bùi Thị Minh Hằng

Sau ngày Bùi Thị Minh Hằng bị đưa đi cơ sở giáo dục (28-11-2011), bà Hoán đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo việc Hằng bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Trong đơn, bà Hoán bức xúc tố cáo một người phụ nữ cao tuổi cùng một nhóm người đã có hành vi mượn hình ảnh người thân của gia đình bà để nói xấu chế độ, xuyên tạc về hình ảnh những người đang thay mặt Nhà nước Việt Nam thực thi pháp luật để bảo vệ an ninh trật tự cho đất nước; đồng thời làm ảnh hưởng quá trình học tập của Bùi Thị Minh Hằng tại cơ sở giáo dục Thanh Hà… Bà Hoán nói rằng, chính con gái Bùi Thị Minh Hằng của bà từng bị nhóm người này lôi kéo và hiện nay được chính quyền, gia đình đưa đi học tập. Đơn có đoạn viết: “Gia đình tôi không hề thuê bất kỳ ai để “đấu tranh” như lời họ kêu gào ở cổng trại giáo dưỡng nói là đấu tranh đòi thả Bùi Thị Minh Hằng…”. Những người đứng tên ký lá đơn này, ngoài bà Hoán còn có chị em ruột và con gái ruột của Bùi Thị Minh Hằng.

Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.
Bà Phạm Thị Hoán và những trang nhật ký buồn về con gái Bùi Thị Minh Hằng.

Trở lại câu chuyện về Bùi Thị Minh Hằng cùng những lý giải cho hành vi cố chấp, thách thức, cố tình vi phạm pháp luật của cô ta. Chị ruột của Hằng, chị Bùi Thị Phương Nga (SN 1961) đã đúc kết ngắn gọn về em gái mình: “Em tôi từ nhỏ đã luôn tỏ ra hiếu thắng, háo danh, luôn thích nổi tiếng, thích mình phải hơn mọi người”. Những tật xấu đó của Bùi Thị Minh Hằng không chỉ “phát lộ” qua chuỗi hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính và đưa vào cơ sở giáo dục, mà còn thể hiện qua cách ứng xử của cô ta đối với những thành viên trong gia đình. Năm 2008, Hằng từ Vũng Tàu về thị xã Sơn Tây, đùng đùng đâm đơn đến Phòng Tiếp dân tố cáo mẹ đẻ và các chị em gái làm hồ sơ giả để bán căn nhà 15 Đốc Ngữ, phường Lê Lợi. Thực tế khi bán nhà, mẹ của Hằng đã thu thập đủ chữ ký của 3 cô con gái, đồng thời giữ lại một khoản tiền khá lớn để chia cho Hằng. Bản thân Hằng đã nhận số tiền trên. 

Tuy nhiên sau đó, Hằng thường xuyên quay về để tranh chấp với các chị em gái. Chị Nga nhớ lại: “Ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em, rồi mang bàn thờ bố đặt ở vỉa hè trước cửa nhà 15 Đốc Ngữ, nói rằng sẽ bỏ tiền mua lại nhà để làm nơi thờ cúng tổ tiên”. Vụ việc này, CAP Lê Lợi đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ba ngày sau đó, Hằng lại đâm đơn tố cáo bị mất 28 triệu đồng tại nhà em gái ở 75 Quang Trung, thị xã Sơn Tây trong quá trình… xô xát với em rể. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh và trả lời: Không có cơ sở kết luận số tiền 28 triệu đồng bị mất. Chị Nga rầu rĩ chia sẻ: “Hàng xóm xung quanh bảo, 7 lần gần đây cái Hằng về nhà thì cả 7 lần bà Hoán phải khổ. Mẹ tôi buồn quá, chỉ biết trút tâm sự vào cuốn nhật ký. Mà bà cũng mới viết thôi, từ ngày cái Hằng trở chứng, sinh hư…”.

Thực tế là, để kích động một con người với bản chất như Bùi Thị Minh Hằng không quá khó. Thời gian Hằng ở cơ sở giáo dục Thanh Hà đến nay, không dưới 2 lần nhóm người kích động cô ta đã kéo lên đòi gặp nhưng thực chất để gây mất trật tự, sau đó chụp ảnh, đăng trên các trang blog cá nhân. Số người này không biết rằng, ngày 11-12-2011, tại cơ sở giáo dục Thanh Hà, chính Hằng đã viết đơn trình bày, trong đó thể hiện ý muốn: Không có nhu cầu thăm gặp những người không đăng ký với trung tâm, ngoại trừ 3 con ruột và cậu, mợ, chú, dì. 

Một mặt không chấm dứt những hành động để Bùi Thị Minh Hằng có cơ hội được học tập, giáo dục, nhận thức, chấp hành pháp luật; mặt khác, nhóm người xấu đã tìm cách tiếp cận, dụ dỗ thêm những thành viên trong gia đình người đàn bà này. Trao đổi với chúng tôi, một người em của Hằng kể lại: “Cách đây không lâu, ông N.K.T (người đã từng bị xử lý hình sự - PV) từ Hà Nội lên gặp tôi. Ông ta đặt vấn đề: “Em tham gia với bọn anh đi, chịu trả lời phỏng vấn đi. Em chắc chắn sẽ được nhiều tiền hơn chị của em”. “Các ông sẽ trả cho tôi được bao nhiêu tiền?”. “Đủ để em thỏa mãn nhu cầu”. “Xin lỗi ông, tôi không cần thứ tiền bẩn thỉu ấy”. Cuộc đối đáp ngắn gọn nhưng quyết liệt của em gái Bùi Thị Minh Hằng khiến gã N.K.T thẹn mặt, chuồn thẳng về Hà Nội.

“Chị em tay đứt, ruột xót. Nhưng em tôi ra xã hội, có những hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự, cần phải có biện pháp để nó sớm tỉnh ngộ, hướng thiện. Tôi cho rằng, đưa em tôi đi cơ sở giáo dục là biện pháp cần thiết, để phối hợp hài hòa sự giáo dục giữa gia đình và xã hội”, chị Bùi Thị Phương Nga nói. Biện pháp quyết liệt của cơ quan chức năng, tình cảm máu thịt của mẹ, các chị em và con gái Bùi Thị Minh Hằng lúc này là cách thức hữu hiệu để cô ta tỉnh ngộ và hiểu ra một điều: Hằng chỉ là con tốt, là kẻ bị đối tượng xấu lợi dụng để kích động, thực hiện những chiêu trò chống phá Nhà nước, gây mất an ninh trật tự…

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị” là thông tin đúng hay sai?

>> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.


Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

- Về công ty Việt Hưng Ecopark - Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên''. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

- Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

V.T

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

>> Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên
>> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi

Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.

Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.

Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Dan Van Giang
Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.

Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.

“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.

Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.

Nỗi đau từ đất


Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.

Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan

Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.

+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx