Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Nguyễn Thanh Phượng: Tôi cật lực vùng vẫy để vượt qua


Bài phỏng vấn bà Nguyễn Thanh Phượng được thực hiện năm 2008

27 tuổi, Nguyễn Thanh Phượng đã kinh qua những vị trí đáng mơ ước, thậm chí là đỉnh cao ước mơ nghề nghiệp trong đời của nhiều người. Phó giám đốc tài chính Holcim Việt Nam, rồi chủ tịch Viet Capital… vậy mà tấm bằng tiến sĩ vẫn là kế hoạch chị muốn thực hiện trước tuổi 30!

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng: Tôi cật lực vùng vẫy để vượt qua
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng: Tôi cật lực vùng vẫy để vượt qua

Nhiều người nghi ngờ khả năng của tôi

Chị có choáng ngợp khi được đặt vào vị trí phó giám đốc tài chính Holcim VN khi vừa mới ra trường và về VN làm việc?

Tôi lo ngại, vì tôi là người địa phương duy nhất được giao cho vị trí ở tầm mức đó của Holcim VN, tổng vốn khi đó gần 500 triệu USD. Tôi sợ, bởi quy mô doanh nghiệp quá lớn, nhưng khi vào việc mới nhận ra một điều: nhờ có nhiều kiến thức đã học nên tôi tiếp cận công việc thực tế rất nhanh. Chỉ caafn 4 tháng tôi đã thấy công việc nhẹ nhàng hơn, không còn căng thẳng nữa.

Vị trí này có nằm trong kế hoạch của chị hay đơn giản chỉ là cơ hội tình cờ?

Tôi làm nhân viên trong phòng phụ trách tài chính cho nhiều dự án của tập đoàn Holcim ở Zurich gần một năm, ba mẹ giục về và thực tế tôi cũng muốn về. Cơ hội đến và tôi nhận lời vì muốn thử sức. Con đường phát triển sự nghiệp của tôi được lên kế hoạch sẵn rất nhiều, ít có yếu tố tình cờ. Tôi biết mình muoiosn gì và giỏi làm việc gì.

Áp lực của “người địa phương duy nhất” ở liên doanh Holcim VN của chị là gì, chắc chắn không phải là công việc?

Áp lực từ chính người Việt trong công ty. Nói điều này nghe tiêu cực những sự thực là vậy. Tôi vào làm thấy nhiều người Việt rất giỏi và xứng đáng với vị trí của tôi. Nhưng tôi được đưa về để đặt vào vị trí đó nên áp lực khẳng định mình vô cùng nặng nề, khẳng định để bảo vệ mình và để chứng minh người đề cử tôi đã không sai. Lúc đầu, nhiều người ngờ ngờ khả năng của tôi vì trông mặt non choẹt! Với công ty như thế, số vốn đầu tư như thế, nhân viên như thế thì vị trí của tooi nghe chứng ghê gớm so với độ tuổi, nhưng khi tìm hiểu các lĩnh vực khác mới thấy nhiều bạn tuổi đời còn rất trẻ và bản lĩnh.

Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á. Bà Phượng là con gái của Thủ tướng Việt  Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Bà Nguyễn Thanh Phượng: Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012


(Websiste Nguyễn Thanh Phượng) - Ngày 14/07/2012, Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank tổ chức hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác 06 tháng cuối năm 2012. 

Nguyễn Thanh Phượng đã đến tham dự và phát biểu tại hội nghị.

Sáu tháng đầu năm 2012 đã đi qua với không ít khó khăn chung của nền kinh tế, và tác động không nhỏ đến ngành ngân hàng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và sự nỗ lực, cống hiến hết mình của tập thể CBNV, Ngân hàng Bản Việt đã từng bước vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra, thiết lập được những nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững: triển khai sâu rộng Dự án Chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực; tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý đảm bảo cho nhu cầu phát triển; triển khai thành công hàng loạt các dự án về công nghệ, rủi ro, phát triển mạng lưới, quản lý vốn tập trung, phân bổ thu nhập, chi phí, v.v…

Bà Nguyễn Thanh Phượng tham dự hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012
Bà Nguyễn Thanh Phượng tham dự hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012

Tại hội nghị, Ông Phạm Anh Tú – Phó Tổng Giám Đốc đã báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2012, đồng thời cũng ghi nhận kết quả một số công tác trọng tâm khác: cơ bản hoàn thành việc tái cấu trúc bộ máy họat động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo chuẩn mực ngân hàng tiên tiến, hoàn thành giai đoạn 1 việc chuẩn hóa bộ mặt công sở, triển khai áp dụng hệ thống lương thưởng mới; đặt trọng tâm cho công tác quản lý rủi ro; giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đưa vào triển khai hoạt động hệ thống thẻ ATM mới; triển khai dịch vụ Mobile banking và Internet banking cho khách hàng cá nhân, v.v…

Cũng trong dịp này, HĐQT và Ban Điều hành cùng các trưởng đơn vị phòng ban trực thuộc trên toàn hệ thống đã có buổi tọa đàm lắng nghe chia sẻ và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện thành công kế hoạch năm 2012, hướng tới mục tiêu đưa Ngân hàng Bản Việt đứng trong nhóm các Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Ngoài ra, để ghi nhận những đóng góp tích cực của các CBNV cho sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua, tại Hội nghị lần này, Ban lãnh đạo đã tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc nhất trên toàn hệ thống.

Hội nghị đã khép lại với sự quyết tâm cao của HĐQT, Ban Điều Hành và Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBNV trong nỗ lực đưa Ngân hàng Bản Việt ngày càng phát triển và mang đến những giải pháp tài chính ưu việt, đáp ứng tối ưu nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2-4 triệu đồng mỗi m2


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người thu nhập thấp mua được nhà, trong đó quan trọng nhất là cơ chế và nguồn cung.
Sáng 19-7,  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ Tại Trung tâm văn hoá Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, đến nay số vốn huy động xây nhà cho người nghèo đạt 12.653 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách trung ương chiếm 33%, ngân sách địa phương 6%, từ ngân hàng chính sách xã hội 28% và các nguồn khác hơn 4.000 tỷ đồng chiếm 33%. Tổng số vốn đã giải ngân, theo Bộ trưởng, là gần 12.000 tỷ đồng, số còn lại sẽ giải ngân tiếp trong năm nay. Hầu hết các căn nhà đều vượt diện tích và chất lượng quy định, rộng 28-60 m2. Các căn nhà có khung bê tông cốt thép, tường xây gạch, giá thành đa số ở mức 25-28 triệu đồng mỗi căn, một số cao hơn khoảng 50-60 triệu đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao bằng khen cho Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao bằng khen cho Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, bên cạnh nhà cho người nghèo, nhà cho người có công với cách mạng, cần đặc biệt quan tâm tới nhà thu nhập thấp ở các đô thị. Thủ tướng yêu cầu đưa ra các cơ chế chính sách để người lao động mua được dưới hình thức trả góp, bởi thực tế những người thu nhập thấp không thể mua căn hộ với giá như hiện nay.
Dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên được mở bán tại Hà Nội vào tháng 9/2010, với mức giá gần 9 triệu đồng mỗi mét vuông, diện tích 60-80 m2. Nhiều nhà đầu tư sau đó đã tham gia phát triển loại nhà ở này, tuy nhiên gần đây phần lớn đều kêu khó vì thiếu vốn và khó thu lợi nhuận. Trong khi đó, nhà thu nhập thấp từ chỗ chen nhau mua, nay đang vấp phải nỗi lo ế hàng vì giá cao. Hà Nội hiện có trên dưới 10 dự án nhà thu nhập thấp, giá dao động trên dưới 10 triệu mỗi mét vuông.
Thủ tướng nhấn mạnh, không có cách nào khác ngoài việc Nhà nước can thiệp thông qua chính sách tạo ra nhà để người thu nhập thấp có thể mua được.
“Mỗi năm chúng ta thể trích một phần từ tiền sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội, lo cho người dân. Nếu nhà ở nông thôn là một triệu đồng một m2 thì nhà ở đô thị khoảng 2-4 triệu đồng, như vậy mỗi căn hộ chỉ khoảng 150-200 triệu đồng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
10 năm qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, diện tích nhà ở trên đầu người vẫn tăng gấp đôi, lên gần 20 m2 mỗi người vào cuối năm 2011. Cả nước có 85% hộ dân có nhà ở từ bán kiên cố đến kiên cố. Hơn 500.000 hộ nghèo đã được ưu tiên hỗ trợ nhà ở. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đây là thành công, không chỉ dừng lại ở con số mà thể hiện tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.
“Tôi biết có những gia đình 5-6 người mà chỉ có 6m2 thì đời sống hình dung khó khăn thế nào”, Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng cũng khẳng định: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng các chương trình an sinh xã hội vẫn đảm bảo”.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng


Với mưu đồ xâm chiếm cả Đông Dương, làm bàn đạp “chinh phục” các nước Đông Nam Á, sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị đánh dẹp, Trung Quốc lại đưa ra con bài mới để thu phục Campuchia làm “điểm đột phá” để xâm chiếm toàn Đông Dương.
Bài viêt của Đại tá - nhà văn Bùi Văn Bồng, đăng trên blog cá nhân của tác giả.
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Trong mưu đồ đó, Trung Quốc gặp được Hun Sen và gặp được mối giao kết khá thuận lợi. Theo nhà nghiên cứu người Úc, ông Ben Kiernan: Hun Sen gia nhập Khmer Đỏ vào năm 1967 trong một làn sóng chạy dạt xuống thôn quê của những người cánh tả trẻ. Hun Sen bị thương 5 lần trong các lần tham chiến, bao gồm cả vết thương làm chột một mắt 2 ngày trước khi thủ đô Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ tháng 4 năm 1975. Hun Sen được phong chức Trung đoàn phó của quân Khmer Đỏ ở phía Đông Campuchia. Tháng 5-1977, ông Hun Sen “đào ngũ” sang Việt Nam và nói rằng bất đồng với Khmer Đỏ. Theo nguồn tin từ ban lưu trữ lịch sử Đảng của Campuchia thì việc "Hun Sen chạy sang Việt Nam" là theo lệnh của Sư đoàn trưởng của ông, khi đó ông này đã cử một nhóm người có cả Hun Sen sang liên hệ với Việt Nam trước. Sau khi Việt Nam đã liên lạc trực tiếp với người sư đoàn trưởng này thì họ mới tin việc Hun Sen sang Việt Nam để liên hệ là thật chứ không phải là do thám.
Do ý đồ chiến lược lâu dài được tính toán kỹ, việc Trung Quốc dồn lực giúp Camphuchia là không có gì lạ. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã viện trợ khá nhiều cho Campuchia. Họ cũng đã đồng ý xóa nợ và miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 400 mặt hàng cho quốc gia Đông Nam Á này. Hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước. Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á lần thứ 20.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương mà Campuchia là con bài dễ lợi dụng nhất. Thượng Nghĩ Sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia cho biết hiện nay Campuchia sẽ hợp tác với Công ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án xây dựng nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào(?!).
Khi CT Hồ Cẩm Đào đến Campuchia, ông ta có thể tung ra hàng triệu đô la trợ giúp, còn Campuchia vẫn nợ Trung Quốc đến hơn 8 tỷ đô la và không có khả năng hoàn trả cho nên họ phải giữ quan hệ "tốt", chiều theo chỉ đạo của Trung Quốc hòng mong sớm được Trung Quốc xóa nợ. Trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết 10 hiệp định về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Mới đây chính phủ Campuchia thông báo từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ đô la cho Campuchia. Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Campuchia hơn 1 tỷ đô la. Trung Quốc và Campuchia còn cam kết sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ đô la vào năm 2017. Hiện nay có hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước, khai thác lâm sản và trồng cao su ở những tình giáp biên giới Việt Nam...Campuchia thiếu vốn thì Trung Quốc cho vay hoặc tài trợ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự, giúp Campuchia hiện đại hóa quân đội. Để ghi nhận thành tích nghe lời quan thầy, trong chuyến thăm 4 ngày sang Phnom Penh hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lưu Quang Liệt, đã “trọng thưởng” cho Campuchia 20 triệu USD. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội Hoàng gia Campuchia 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân, cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia, nhiều xa tăng, pháo hạng nặng và cả súng bộ binh. Vì thế, trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh càng trở nên nồng ấm rõ rệt.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh. Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo quan điểm cơ bản của chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương. Ví dụ cụ thể gần đây nhất là trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Phnom Penh. Công ty Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bắt đầu khoan giếng dầu đầu tiên tại Lô F ở ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia…
Vào đầu tháng Tư, tại Hội nghị ASEAN 20, khi các nước ASEAN nói rằng Campuchia đã thỏa hiệp quá mức với Trung Quốc, làm tay trong cho Trung Quốc để cố tình ém nhẹm đi nội dung biển Đông, kiên quyết không đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự của Hội nghị. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Ông ta bác bỏ thông tin cho rằng ASEAN đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại biển Đông (COC). Ông Hun Sen đã hùng hổ: “Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch ASEAN và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình. Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh ASEAN này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa ASEAN và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm”.
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Thế nhưng, tại Hội nghị ASEAN 45 này thì bộ mặt thật của ông Thủ tướng nước chủ nhà đã lộ rõ. Trong khi Philippines đã tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ý kiến của Campuchia về bản tuyên bố chung. Rồi hai Ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục Bộ trưởng Hor Namhong thì ông này gạt phắt, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi phòng họp như lời kể của một phóng viên nước ngoài!
Qua sự việc này, có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Campuchia. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Campuchia trong vai trò Chủ tịch đã tỏ rõ thái độ hoàn toàn nghe lời Trung Quốc và không khoan nhượng. Campuchia khăng khăng và liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm dọa Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, người đại diện của Campuchia cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp như đã đề cập ở trên.
Rõ ràng Campuchia đã hiện nguyên hình là một “con ngựa thành Troie” làm phục binh bắc cầu cho Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho công cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn khi nội bộ khối ASEAN mất đoàn kết. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Campuchia trong việc giữ kín các lập trường và quan điểm đàm phán bí mật trong khối ASEAN.
Một nguy cơ dễ nhận ra là hành động của Campuchia sẽ cản trở các hoạt động của ASEAN theo tiến trình mà các nước ASEAN đã đi vào “guồng” thống nhất. Một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN đã hiện rõ, và từ vết rạn này có thể trở thành một kẽ nứt nghiêm trọng đúng theo ý đồ của Bắc Kinh nhằm ngăn chận việc thành lập "Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN", vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015.
Với sự kiện mất hòa khí và bị chia rẽ này, dư luận cho rằng chính là nhờ Campuchia mà Trung Quốc đã dành được chiến thắng của Trung Quốc ở hiệp đấu đầu tiên trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một kết cục rất bất ngờ ngoài ý muốn đối với Ngoại trưởng Hillary Clinton trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất trong chiến lược đưa Hoa Kỳ trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ?
Về vấn đề này, Giáo sư Thayer (Úc) phân tích: Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Trên thực tế các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề vô cùng cơ bản tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung cho Hội nghị ngoại trưởngASEAN 45.
Giới quan sát phương Tây cho rằng Trung Quốc có thể là đã giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng keo trước nhưng lại thua keo sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc nhờ sự "từ chối" quyết liệt của Campuchia. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do sự phản ứng của cộng đồng ASEAN trước việc Trung Quốc dùng Chủ tịch ASEAN như là con bài đại điện thừa hành của mình để can thiệp trắng trợn vào công việc của nội khối !.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Việc này sẽ còn khó khăn bởi lẽ Trung Quốc có thể tiếp tục xoáy vào những điểm còn khác biệt quan điểm trong ASEAN cũng như "sức mạnh mềm"(như đối với Thái Lan, Brunei) để lung lạc và để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Mặt khác, dư luận cũng lên tiếng chê trách ông Hun Sen rằng, chỉ vì những lợi ích trước mắt mà Campuchia ra mặt ủng hộ Trung Quốc, tự tách ra khỏi cộng đồng các nước ASEAN, có nguy cơ bị cô lập. Hẳn ông Hun Sen chắc cũng không quên rằng gần 40 năm trước, Trung Quốc đã từng dựng lên chế độ Pôn Pốt diệt chủng, chúng giết hơn 3 triệu người Campuchia, thay người Trung Quốc vào chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ nước này, làm thế đứng chân tấn công chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, rồi từ đó làm bàn đạp “Nam tiến” xuống các nước khác ở Đông Nam Á. Và ông đã phản ứng lại chế độ diệt chủng mà ông đã “theo nhầm” này bằng cách chạy sang cầu viện Việt Nam, sau giải phóng 7/1/1979 ông được làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bộ máy Nhà nước do đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo.
Với mưu đồ chiến lược mới này, khi đã khống chế được các nước Đông Nam Á, cái “Lưỡi bò” tham lam đã liếm qua biển Việt Nam, Malaysia, đến tận biển Indonesia thì Trung Quốc chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc. Tiền, cho dù nhiều đến mấy, cũng không bằng quyền độc lập, tự chủ, vì cuộc sống hòa bình lâu bền cho nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tiền không thể mua được tự do, độc lập cho dân tộc đã phải mất biết bao máu xương của người dân Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam mới giành lại được từ tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Vì thực dụng, chỉ biết mình mà phản trắc nghĩa tình, bỏ mất quan hệ cộng đồng là coi như sự tự sát. Ông Hun Sen nên nhớ điều đó. Và trước khi nhận củ cà rốt từ tay trái của “đối tác” với những lời dụ dỗ ngon ngọt “hữu hảo” đầu lưỡi, phải cảnh giác xem cái gậy loại nào đang giấu ở phía sau, chực chờ vụt chết con mối xứ Chùa Tháp ngon lành này bất cứ lúc nào.
BÙI VĂN BỒNG (BLOGPOST)

TT Nguyễn Tấn Dũng: BCĐ Tây Nguyên cần tập trung phát triển KT-XH


Sáng 17/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với tỉnh ủy, UBND các tỉnh Tây Nguyên tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo (17/7/2002 – 17/7/2012) và biểu dương cá nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, người có công.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đồng chí Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương;… tham dự lễ kỷ niệm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong 10 năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của đồng bào các dân tộc, của đội ngũ trí thức, các giai tầng xã hội trong vùng và sự góp sức của cả nước, Tây Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và có ý nghĩa rất quan trọng. Vùng đã xây dựng được khối đại đoàn kết các dân tộc và giữ vững sự ổn định về chính trị xã hội; ngăn chặn được âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phá tan tổ chức FULRO, làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đềga”.
Từ một cơ cấu lạc hậu và thiếu cân đối, kinh tế Tây Nguyên hiện nay đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 12%/năm; chênh lệch thu nhập quốc dân bình quân đầu người so với cả nước thu hẹp nhanh. Hạ tầng kinh tế xã hội Tây Nguyên được tập trung đầu tư và đã có phát triển đáng kể. Văn hoá, xã hội được đặc biệt quan tâm và có chuyển biến rõ nét. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc đã đạt bước tiến triển mới; hơn một nửa số buôn làng từ nghèo đói đã đạt mức sống trung bình và khá, nhiều hộ gia đình đã giàu có, trở thành mô hình sáng về phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ ngày  đầu thành lập với  gần 20 thành viên, nhiều thành viên kiêm nhiệm, đến nay Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã được tăng cường về đội ngũ, kiện toàn về tổ chức, về chức năng nhiệm vụ và mở rộng về phạm vi hoạt  động với một Cơ quan Thường trực giúp việc trên 50 người. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ngay từ những ngày đầu thành lập đã chủ động phối hợp cùng các Bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn;…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cần coi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào là ưu tiên hàng đầu. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cần coi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào là ưu tiên hàng đầu. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ban Chỉ đạo cũng tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp để thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo tại chỗ… Nhiều đề xuất về cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần quan trọng và quyết định trong việc ổn định và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
Về lại Tây Nguyên dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo, với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng gắn bó trực tiếp một thời đầy biến động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển vượt bậc của vùng Tây Nguyên trong 10 năm qua và sự trưởng thành nhanh chóng của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cái được lớn lao ở Tây Nguyên không chỉ là sự phát triển từng ngày của vùng, là sự trưởng thành theo năm tháng của Ban Chỉ đạo mà quan trọng hơn là đã tạo dựng được khối đại đoàn kết các dân tộc, hội tụ sức mạnh tinh thần to lớn, tiếp nối được truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường của đồng bào các dân tộc; cùng với đó, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước đã được phát huy, đã được nhân lên và trở thành cội nguồn của mọi thành công và thắng lợi.
Thủ tướng và tập thể Chính phủ sẽ tiếp tục cùng các đồng chí, đồng bào xử lý kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, giúp cho Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những thành tựu đạt được là rất đáng vui mừng và Tây Nguyên đang đứng trước một tương lai đầy triển vọng nhưng thực tế hiện nay, Tây Nguyên vẫn còn là một vùng nghèo, phát triển chưa tương xứng với tiền năng và lợi thế của vùng. Hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đồng bộ; đời sống của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn;…
Để Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững, sớm giàu về kinh tế, cải thiện nhanh về đời sống, vững chắc về quốc phòng – an ninh cần phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự cường, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và sự đầu tư tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ kịp thời của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước. Đặc biệt Tây Nguyên phải thực hiện thật tốt trên thực tế chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

Đồng thời, để Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tiếp tục đảm đương được nhiệm vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tiếp tục củng cố và phải phát huy vai trò, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; tích cực chỉ đạo, phối hợp triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về các công việc trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó coi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào là ưu tiên hàng đầu.
Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, đôn đốc và nêu cao vai trò giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; đồng thời, chủ động theo dõi diễn biến tình hình, cập nhật thông tin, nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các hạn chế, yếu kém trên địa bàn. Tích cực tham gia, phối hợp các lực lượng, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tham mưu, xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị trên địa bàn.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố tiếp giáp Tây Nguyên nỗ lực hơn nữa, tập trung nâng cao đời sống văn hoá, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm an sinh xã hội; sớm đưa nông thôn Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp Tây Nguyên thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và người có công đã phát huy ý chí tự lực tự cường, xây dựng buôn làng vững mạnh, vượt qua nghèo nàn, biết vươn lên làm giàu, bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ tài nguyên môi trường. Biểu dương các đại biểu tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, góp phần làm tốt hơn nữa vài trò trách nhiệm của mình đối với xã hội, Thủ tướng khẳng định Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của bộ phận quần chúng nhân dân; coi đồng bào các tôn giáo là một bộ phận máu thịt trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Nguyễn Tấn Dũng: Thân thế và Sự nghiệp


Bạn hãy nhìn vào con đường của Tổng thống da màu đầu tiên nước Mỹ, Barack Obama sẽ thấm thía cái nghiệt ngã của người làm lãnh đạo. Khởi đầu con đường là hoa hồng và những lời tụng ca, như biểu tượng của sự đổi thay, trong kì vọng lớn lao của dân chúng. Rồi 2 năm qua đi, xưng tụng biến mất, đối diện với những chỉ trích gắt gao thậm chí cay nghiệt của dư luận, sự quay lưng của không ít những người mới đây thôi không tiếc lời ủng hộ, ngợi ca mình.

Bởi chính sách không phải lúc nào cũng đúng, lại càng không thể thoả mãn được lợi ích của tất cả. Chưa kể, trên con đường dài thăm thẳm của quyền lực và trách nhiệm, không gì đảm bảo người lãnh đạo không sai lầm. Nhưng cũng chính ở đây, mà bản lĩnh “chính khách” mới thực sự được trải nghiệm thử thách. Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là người đó có đủ can đảm đối diện với sai lầm, đối mặt với chỉ trích và có hành động sửa chữa sai lầm đó hay không? Cũng như cách mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng.

Bằng lòng khát khao, tâm huyết với đất nước, bằng trí tuệ và bản lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ của mình. Không đủ sức để giới thiệu đầy đủ chi tiết nhưng với các thông tin dưới đây sẽ là những nét chấm phá, để nhìn vào đó, thấy được hình ảnh một đất nước, một dân tộc không ngừng nỗ lực vươn lên trong suốt một năm đầy sóng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sinh ra trong một gia đình cán bộ kháng chiến, quê ở Cà Mau, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lúc 57 tuổi, trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong vòng 20 năm qua sau khi đã đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thường trực một thời gian dài, phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng.
Sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực của mình

Mốc thời gian: Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia quân đội từ rất sớm và chiến đấu tại vùng Cà Mau – Kiên Giang.

Năm 1981: Ông phục viên và tham gia công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 1995: Ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Năm 1997: Ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Năm 1998 ông kiêm nhiệm thêm vị trí Thống đốc Ngân hàng.

Tháng 6/2006: Ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.

Tháng 5/2007: một năm sau khi nhậm chức, ông được tạp chí World Business bình chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.

Nguyễn Tấn Dũng – Con người của đổi mới và hội nhập


Năm tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC.

2008 – 2009: Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.

Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

2010: Đại sứ Mỹ Michael Michalak nhắc tới vai trò của Việt Nam trong ASEAN với điểm nhấn năm ASEAN 2010. “Chúng tôi rất hài lòng về những nỗ lực, hoạt động của Việt Nam”, ông nói và không quên nhắc tới một người: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả”.

2011 đến nay: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam, trên cơ sở lòng tin và cùng có lợi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: “Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi các nền kinh tế dẫn dắt thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi suy thoái, thì Việt Nam – một nước vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và bứt phá để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đây là những thành công đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ của Chính phủ với sự điều hành của người đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng.

Tuyên bố đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


-”Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.”

-”Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.”

-“Là người đứng đầu, Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ.”

-Tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; tránh để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan.”

Báo chí quốc tế viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nhiều chính khách hàng đầu thế giới và các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế đánh giá cao những cống hiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

-Tạp chí World Bussiness bầu chọn ra 20 nhân vật hàng đầu về cải cách tại châu Á, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí thứ 5. Tờ World Bussiness nhận xét: Ông là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên sinh sau cách mạng tháng 8/1945, và là vị Thủ tướng trẻ nhất. Ông được bầu vào chức vụ Thủ tướng để tiếp tục chính sách cải cách kinh tế. Sau khi được chỉ định vào chức vụ thủ tướng, ông đã đặt ra hai ưu tiên hàng đầu là chống tham nhũng và giúp kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định.

- Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội kết thúc, tờ Thời báo Nhật Bản bình luận về một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong vai trò kết nối ASEAN với quốc tế chính là việc đưa Mỹ và Nga tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Và để có được thành công này là do một phần đóng góp điều hành linh hoạt, khéo léo của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

- Tờ The Nation của Thái Lan thì gói gọn bài viết nêu quan điểm của mình trong tít lớn chủ điểm : “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả” (Vietnam’s asean leadership has provided lessons for all).

Bản lĩnh người đứng đầu ngọn sóng gió


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nắm giữ cương vị điều hành Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Đây là nơi quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung Ương đến cơ sở. Và bởi lẽ, sự thành công hay không của Chính phủ có thể được cảm nhận, đo lường một cách hữu hình và cụ thể, qua góc nhìn của từng người dân.

Con đường trước mắt của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ còn nhiều chông gai. Bởi việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đụng chạm không ít đến những nhóm lợi ích, thậm chí có thể gây ra những cú sốc và tổn thương không nhỏ. Con đường ấy đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một quyết tâm, một bản lĩnh quyết liệt không chỉ trong lời nói.

Bạch Dương

Nguyễn Tấn Dũng – Chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam


Đó là nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới.

Với hai công cụ là tiền tệ và tài khóa, nền kinh tế của Việt Nam đã hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2012 trong bối cảnh các nền kinh tế Châu Á tăng trưởng chậm, Châu Âu và Mỹ vẫn đang xấu đi từng ngày.

Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khả tín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.

Giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%… Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.

Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5, hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, các báo của Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 7 tại Hà Nội.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam phục hồi. Không rơi vào trạng thái “bế tắc” như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mớí. Theo đó, mặc cho nền kinh tế ‘kêu than’ dữ dội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua song Việt Nam sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt là việc nhanh chóng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế “đầu tàu”, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ “xương sống” của nền kinh tế.

Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò “rường cột” của các doanh nghiệp này trong mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của doanh nghiệp nhà nước. Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số doanh nghiệp Nhà nước lỗ và hòa vốn còn lại 80% có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm đều tăng.

Vấn đề cốt lõi để Việt Nam chuyển biến “gánh nặng doanh nghiệp nhà nước” đó là những chế tài mạnh hơn buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin và kiểm toán bắt buộc hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện Bộ này đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 7.

Những tín hiệu tốt từ nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhìn nhận có vai trò rất lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11 do ông chủ trì chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ 2011 tới nay .

Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước Việt Nam.

Lee Moon-shik (Dantri)