Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn Kiểm toán quốc tế


Chiều ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn Kiểm toán quốc tế do ông Josef Moser, Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) và bà Pamela Cox, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thu ký tổ chức quốc tế ông Josef Moser

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Đoàn kiểm toán Quốc tế sang thăm Việt Nam và dự Hội thảo “Địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nước và Tổng kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng đến công tác kiểm toán, bởi qua công tác này giúp Quốc hội, Chính phủ quản lý tốt hơn  về nguồn lực, về tài chính.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ủng hộ sự độc lập của kiểm toán nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thủ tướng bày tỏ mong muốn Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, hoàn thiện thể chế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng công tác kiểm toán, bởi qua công tác này giúp Quốc hội, Chính phủ quản lý tốt hơn về nguồn lực, về tài chính
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng công tác kiểm toán, bởi qua công tác này giúp Quốc hội, Chính phủ quản lý tốt hơn về nguồn lực, về tài chính

Ông Josef Moser cho biết, hiện Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán có 190 nước thành viên tham gia, qua hoạt động của kiểm toán đã góp phần tích cực vào minh bạch, chống đói nghèo, đảm bảo quản lý tốt tài chính của mỗi quốc gia. Đánh giá cao những hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, ông Josef Moser khẳng định Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán sẽ hỗ trợ Việt Nam trong tư vấn chính sách, đào tạo nguồn nhân lực.
Tiếp bà Pamela Cox, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với WB, cảm ơn WB đã hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách, tài trợ các dự án, góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Pamela Cox, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Pamela Cox, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB)

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mặc dù đạt được những thành tựu trong thời gian qua nhưng nền kinh tế của Việt Nam chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn… Do vậy, ngoài phát huy nội lực, trong giai đoạn tới, Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ cả về tư vấn chính sách lẫn nguồn tài chính ưu đãi để duy trì những thành quả đã đạt được, góp phần phát triển bền vững và để tránh bẫy “thu nhập trung bình”.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn WB tiếp tục duy trì nguồn vốn vay ưu đãi cho Việt Nam trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững, đồng thời khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có các biện pháp quyết liệt để tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn của WB.
Đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội mà Việt Nam đã đạt được, bà Pamela Cox khẳng định WB luôn đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triển. Bà Pamela Cox cũng đề nghị Việt Nam tập trung giải ngân có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của WB.
Theo (VGP)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia


Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Indonesia và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam

Hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Kim ngạch thương mại 2 chiều hai nước thời gian qua tăng nhanh và ổn định, đạt hơn 4,6 tỷ USD năm 2011 và hơn 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2012.
Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước cũng như đóng góp cho xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước tiếp tục thúc  đẩy mạnh mẽ các các thỏa thuận, các chương trình hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là hợp tác về kinh tế; sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chặt chẽ và phối hợp lập trường, phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh và phát triển, hợp tác chặt chẽ trong giải quyết những vấn đề thuộc về lợi ích chung của khu vực trong đó có vấn đề biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tuần tra chung trên biển…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Indonesia.
Bộ trưởng Marty Natalegawa cho biết, trong kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, hai bên đã trao đổi về các định hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới cũng như phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Indonesia luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực hết mình để thúc  đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong trên các lĩnh vực.
Đồng thời, Bộ trưởng Marty Natalegawa khẳng định, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN trong xây dựng một cộng đồng ASEAN ngày càng cường thịnh, cũng như phối hợp với các nước thành viên trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nguyễn Hoàng(VGP)

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Indonesia và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam

Hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Kim ngạch thương mại 2 chiều hai nước thời gian qua tăng nhanh và ổn định, đạt hơn 4,6 tỷ USD năm 2011 và hơn 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2012.
Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước cũng như đóng góp cho xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước tiếp tục thúc  đẩy mạnh mẽ các các thỏa thuận, các chương trình hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là hợp tác về kinh tế; sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chặt chẽ và phối hợp lập trường, phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh và phát triển, hợp tác chặt chẽ trong giải quyết những vấn đề thuộc về lợi ích chung của khu vực trong đó có vấn đề biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tuần tra chung trên biển…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Indonesia.
Bộ trưởng Marty Natalegawa cho biết, trong kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, hai bên đã trao đổi về các định hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới cũng như phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Indonesia luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực hết mình để thúc  đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong trên các lĩnh vực.
Đồng thời, Bộ trưởng Marty Natalegawa khẳng định, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN trong xây dựng một cộng đồng ASEAN ngày càng cường thịnh, cũng như phối hợp với các nước thành viên trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nguyễn Hoàng(VGP)

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH vùng Đông Nam Bộ


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 9,5%-10%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt tương đương 4.600 USD và năm 2020 đạt 6.400 USD.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH vùng Đông Nam Bộ

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 97-98% trong tổng số GDP của vùng năm 2020, trong đó dịch vụ chiếm trên 44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90% vào năm 2020. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và khu vực Đông Nam Á.

Ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao

Theo Quy hoạch, sẽ ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng. Phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: Khai thác dầu khí, điện tử và sản xuất phần mềm; cơ khí chế tạo, sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp thực phẩm…

Hình thành vành đai công nghiệp – đô thị vùng, hạn chế phát triển thêm các khu công nghiệp trong khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào để phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp-dịch vụ và dô thị theo mô hình đô thị công nghệ cao tại Long Thành, thành phố mới Phú Mỹ, khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương.

Bên cạnh đó, xây dựng vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại và phân phối; vận tải và kho vận quốc tế; công nghệ thông tin và truyền thông. Hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, đồng bộ, hợp lý để phát triển dịch vụ phân phối, bao gồm mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho bãi…

Hình thành cơ cấu đa trung tâm, giảm áp lực cho khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Theo Quy hoạch, sẽ xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm động lực của vùng; đầu mối của hợp tác liên vùng và quốc tế; trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, giáo dục-đào tạo và khoa học – công nghệ của vùng và cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo nhiều giá trị gia tăng và các ngành công nghiệp hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao.

Khu vực 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn phát triển năng động của vùng, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn, nhanh chóng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tế, đồng thời hỗ trợ phát triển cho khu vực các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước.

Khu vực 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước phát triển theo hướng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu vực kinh tế cửa khẩu.

Về phát triển và phân bố hệ thống đô thị, sẽ hình thành cơ cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển các vùng ngoại vi xung quanh, đồng thời giảm áp lực cho khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, sẽ phát triển các đô thị Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một trở thành đô thị loại I và đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của vùng. Đồng thời, phát triển các đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh như Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An – Thuận An. Phát triển các hành lang đô thị hóa từ thành phố Hồ Chí Minh gắn với các trục quốc lộ 1A, 51, 22 và 13.

Vạch mặt "Quan Làm Báo"


Phạm Thị Hoài (Blog Pro&Contra)
Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo, một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm Báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam [1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.

Điều gì đang diễn ra ở đây?

Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.
Hình ảnh banner xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng
Hình ảnh banner xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng
Không có gì ở đây không khiến tôi dị ứng: Từ bức banner đúng dòng thẩm mĩ xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng [2] đến những phông chữ, co chữ và mầu sắc tung tóe [3]; từ những lỗi chính tả thản nhiên như cảnh sát giao thông ăn mãi lộ đến những hàng tít quát tháo; từ trình độ ngôn ngữ của những bài viết như thể tác giả vừa qua bình dân học vụ đến cung cách lập luận theo tinh thần hệ chuyên tu của Trường Đảng cao cấp… Nhưng những điều kể trên đều trở nên mờ nhạt trước sáng kiến truyền thông kinh hoàng của blog này: Tiêu diệt phương châm cốt tử của báo chí – tính khả tín của thông tin. Chưa nói đến chuẩn mực của báo chí chất lượng trong một nền báo chí tự do, rằng một thông tin chỉ có giá trị thông tin khi nó được xác nhận từ ít nhất hai nguồn độc lập nhau, Quan Làm báo loại trừ ý niệm nguồn thông tin khỏi hoạt động truyền thông. Nó không cung cấp thông tin mà truyền bá tin đồn. Những tin đồn hoàn toàn nặc danh, không thể kiểm chứng, không ai chịu trách nhiệm, thả nổi cho mọi phỏng đoán và suy diễn, được tung ra vô tội vạ bởi một chủ blog giấu mặt, đến nay không ai rõ là một người hay một nhóm người [4].
Song chính cái sáng kiến quái thai này lại là công cụ không thể thích hợp hơn để Quan Làm báo thực hiện cuộc tấn công ào ạt của mình vào một mục tiêu nổi bật: không phải bản thân chế độ và hệ thống hiện hành, không, mà chỉ riêng nhân vật được coi là giầu quyền lực nhất trong bộ máy chính quyền Việt Nam hiện tại, người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm được coi là nhóm lợi ích vây quanh ông, gồm cả con gái, con trai, gia đình vợ ông và những nhân vật đầy quyền hành khác trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là ngân hàng-tài chính… Trong cái tiệm thông tin sặc mùi đảo chính này, nơi kết tinh hai phẩm chất hàng đầu của chính báo chí nhà nước, lá cải và tuyên truyền, khách ghé thăm được thết những món lạ lùng sửng sốt mà cả đời mình chưa bao giờ hình dung là sẽ có ngày được thưởng thức. Triều đình cộng sản luôn là cái nồi chõ bịt kín, chỗ này trong nồi không biết chỗ kia sôi đến đâu, nên nghe hơi nồi chõ trở thành tập quán thông tin máu thịt, không chỉ của dân thường. Nhưng những chuyện ở kích thước như kế hoạch ám sát Chủ tịch nước, gia đình Thủ tướng chuẩn bị trốn chạy, con rể Thủ tướng bỏ của chạy lấy người, cuộc hôn nhân ma quỷ giữa tập đoàn quyền lực chính trị với các “sói Nga”, các bố già mafia, những vụ đi đêm quyền lợi khuynh đảo cả hệ thống quốc phòng và an ninh quốc gia… trên Quan Làm báo, dù thông điệp thường đầu voi mà nội dung đuôi chuột, gây ấn tượng rằng những thông tin ấy phải do người trong cuộc cung cấp, phải đúng không nhiều thì ít. Một lúc nào đó, câu hỏi đặt ra cho người đọc không phải là về tính xác thực của những thông tin ấy nữa [5], mà ai đứng đằng sau chúng, ai là kẻ giật dây. [6]
Ai? Bất luận đó là ai, hiện tượng Quan Làm báo không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam. Sự “thành công” dễ dàng và dễ dãi của trang tin này chỉ cho thấy một điều: người tiêu thụ thông tin đổ xô ra chợ giời và chấp nhận tất cả nguy cơ bị lừa ở đó, khi hệ thống mậu dịch quốc doanh không làm họ thỏa mãn, và nhất là khi thông tin quốc doanh lại chẳng kém đáng ngờ. [7] Chợ đen, chợ giời, chợ đuổi không thể là giải pháp mà báo chí Việt Nam khao khát. Sự tồn tại của chúng chỉ là câu trả lời đáng buồn của Việt Nam cho thời đại thông tin này.
Bất luận đó là ai, tôi không tin rằng một hay một nhóm kẻ giấu mặt có thể tác động tích cực đến một xã hội đầy ràng buộc và dường như bất lực trong những ràng buộc đó, như xã hội Việt Nam trong thời đại này. Để tác động tiêu cực thì giấu mặt dĩ nhiên là thượng sách.
Quan Làm báo từng trưng khẩu hiệu “Nhân dân Việt Nam muôn năm” trước khi thay bằng “Còn cái lai quần cũng chống tham nhũng” hiện tại. Tôi hơi ngạc nhiên. Lẽ ra khẩu hiệu của nó phải là “Vì đầy tớ của nhân dân phục vụ” mới hợp lý. Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?
Chú thích:
[1] Theo Alexa ngày 23.7.2012. Để so sánh, vị trí tại Việt Nam của Tia sáng: 6037, Boxitvn: 5643, Nguyễn Xuân Diện: 2930, Tuần Việt Nam: 2599, Nhân dân: 2580, Quê Choa: 1647, Trương Duy Nhất: 1356, Anh Ba Sàm: 1079, Quân đội Nhân dân: 845, Công an Nhân dân 400, Tuổi trẻ: 23, VnExpress: 5.
[2] Có thể tham khảo tranh cổ động cách mạng cũng được dùng làm banner trên blog của cây bút chống phản động và diễn biến hòa bình trên báo Quân đội Nhân dân, thiếu tá Nguyễn Văn Minh.
[3] Cách đây không lâu, nền giao diện của Quan Làm báo được trang trí bằng những mầu loang lổ, theo phong cách mà tôi tạm gọi là “phồn thực xã hội chủ nghĩa”. Về phong cách này, xin trở lại trong một dịp khác.
[4] Một nhà báo được coi là có nhiều liên lạc với giới an ninh Việt Nam, bà Hồ Thu Hồng, vừa tiết lộ trên blog của mình rằng người “sản xuất nội dung trang Quan Làm báo” là ông Phạm Chí Dũng, người vừa bị bắt ngày 17.07.2012 vì “hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“. Song chất lượng thảm hại của các bài viết trên Quan Làm báo cho thấy nó không thể là sản phẩm từ ngòi bút của chính ông Phạm Chí Dũng ấy, một nhà văn và nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm đã xuất bản, và đồng thời lại là tác giả có bút danh Viết Lê Quân trên các báo Doanh nhân Sài Gòn, Tuần Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam và Tầm nhìn (việc trang báo có tiếng là cởi mở này bị đình bản gần như ngay sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt có phải là ngẫu nhiên không?), với nhiều bài chính luận vượt hẳn lên phong cảnh bằng phẳng của báo chí Việt Nam hiện tại.
[5] Tuy nghiệp vụ báo chí của Quan Làm báo hết sức thô sơ, nhưng sự láu cá của nó lại thuần thục. Nó biết trộn tài tình những thông tin nặc danh vào những thông tin đăng lại từ báo chí chính thống để đánh bạt sự bán tín bán nghi của người đọc và củng cố những phỏng đoán theo chiều hướng mà nó muốn đạt được. Hiện nay, đó là phỏng đoán về một cuộc thanh trừng nội bộ trên tầng cao nhất của bộ máy quyền lực Việt Nam, giữa “phe tham nhũng” mà Quan Làm báo chỉ mặt gọi tên, và “phe chỉnh đốn” được nó quan tâm lo lắng.
[6] Ở điểm này và với Quan Làm báo, có vẻ như Việt Nam cũng đang dần tiến vào giai đoạn các tập đoàn quyền lực thuộc giới đầu sỏ kinh tế-chính trị lũng đoạn truyền thông như tại Nga hiện thời.
[7] Trong một bài viết gần đây trên blog của mình, ông Alan Phan, một chuyên gia độc lập về kinh tế tài chính, cho biết ông “có cảm giác là các quan chức và chuyên gia Việt Nam cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý“, trong khi những tin đồn trên mạng thì không được xác nhận hay bác bỏ thẳng thắn.
Nguồn: Website Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Việt Nam nỗ lực làm sâu sắc hơn quan hệ với Campuchia


Phát biểu tại buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Samdech Heng Samrin, chiều 23/7 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Campuchia và sẽ nỗ lực hết mình để tiếp tục làm sâu sắc hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn quan hệ hợp tác với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân…

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin sang thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm cũng như kết quả hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin; cho rằng kết quả chuyến thăm là đóng góp quan trọng nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. 

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, các chương trình hợp tác mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, đặc biệt thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Cùng với đó là thúc đẩy hợp tác giáo dục, y tế, văn hóa… nhất là ở các tỉnh biên giới của hai nước. Việt Nam nỗ lực hết mình ủng hộ Campuchia đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2012 cũng như ủng hộ Campuchia ứng cử là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm trong năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2012, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền, xây dựng đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển…

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Quốc hội Campuchia tiếp tục ủng hộ kiều dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở Campuchia có cuộc sống ổn định, đóng góp tích cực vào thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia.

Cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với đoàn Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin cho biết mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn nhằm tăng cường và củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.

Chủ tịch Heng Samrin bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu mọi mặt mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chia sẻ những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của Campuchia; tin tưởng với sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia trên các lĩnh vực sẽ ngày càng phát triển sâu rộng và đi vào thực chất, hiệu quả.
Chủ tịch Heng Samrin tin tưởng công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa hai nước sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ mà hai bên đã thống nhất đề ra.

Thay mặt Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Heng Samrin cũng bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với Campuchia ứng cử vào vị trí là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2013-2014./.

Thiện Thuật (TTXVN)

Đưa quan hệ Việt Nam – Campuchia phát triển mạnh


Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Vương quốc Campuchia Men Sam An đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh Phó Thủ tướng Men Sam An sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng cùng với phía Campuchia, nỗ lực phấn đấu, đưa quan hệ hai nước từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa… phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho hai đất nước, hai dân tộc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Campuchia Men Sam An
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Campuchia Men Sam An. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chuyến thăm làm việc của Phó Thủ tướng Men Sam An với Thanh tra Chính phủ, cho rằng đây là đóng góp thiết thực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Chúc mừng những thành tựu mà Campuchia đã đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, hai bên tiếp tục phối hợp làm tốt kỷ niệm năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước… Việt Nam luôn là người bạn láng giềng tin cậy, thủy chung của Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Phó Thủ tướng Men Sam An cho biết mục đích chuyến thăm là tăng cường hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực thanh tra nhằm trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực này.
Bà Men Sam An mong muốn Campuchia tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng chống tham nhũng, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo…
Phó Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường tăng cường công tác tuyên truyền về tình hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, ngăn chặn dư luận chia rẽ đoàn kết giữa hai dân tộc, hai đất nước./.
Thiện Thuật (TTXVN)

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Nguyễn Thanh Phượng là ai?

Tiểu sử – Lý lịch bà Nguyễn Thanh Phượng

LÀNG BÁO xin được gửi đến bạn đọc Tóm tắt tiểu sử của bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt... Bà cũng là con gái của Thủ tướng Việt Nam - Ông Nguyễn Tấn Dũng.

Bà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á.

Bà Nguyễn Thanh Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt.

Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ.

Ngày 19/02/2012, bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank (Ngân hàng TMCP Bản Việt), thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc). 
Đến  ngày 20/6/2012, ông Đỗ Duy Hưng tiếp tục trở thành người đại diện theo pháp luật mới của VietCapital Bank, thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng (Xem thêm: Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người ĐDPL của VietCapital Bank).