Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Vị Thủ tướng trong lòng dân tộc


Vào Google, gõ từ “Nguyễn Tấn Dũng” mà toàn thấy mấy cái tin bịa đặt, bêu xấu Thủ tướng, thậm chí còn có những bài viết ngôn ngữ tục tỉu được đặt lên trên hàng đầu, trong khi các tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì được xếp sau sau cùng. Rồi từ đó, người ta lại tò mò “search” (tìm kiếm) này nọ, lao vào đọc mấy cái blog phản động để biết thông tin.

Từ cái chuyện nhà Ông Nguyễn Tấn Dũng có biệt thư to lắm, xa xỉ lắm, để rồi bịa chuyện là Ông tham nhũng,… soi mói cả gia đình, rồi đến chuyện con cái này nọ, thật không thể tưởng tượng nổi, đúng là một đám người “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Còn tụi blog phản động ấy thừa nước đục thả câu, lợi dụng đất nước đang có một số sự kiện và biến động về tài chính, kinh tế… mà từ đó dựng lên biết bao nhiêu chuyện thị phi, hạ thấp uy tín của Thủ tướng, hạ thấp uy tín của Đảng cũng như đánh cắp lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Ấy thế mà ngẫm lại! quái sao mấy cái tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thấy nổi lên! Những đóng góp mà Ông đã cống hiến cho đất nước trong những năm khi Ông làm Thủ tướng thì không thấy đâu. Mấy cái blog của văn phòng Chính phủ thường ít có dám khen Thủ tướng, vì như thế chẳng khác gì là con nấu mẹ khen ngon cả…

Thế nhưng hỏi mấy ngòi bút chính nghĩa đâu? Họ phải lên tiếng bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng và bảo vệ Thủ tướng đi chứ. Cơ quan ngôn luận thoáng nhìn nhận thì nó không đóng vai trò quan trọng nhưng mà ngẫm lại giờ nó đang đánh một đòn chí mạng vào Chính phủ Việt Nam. Còn gì nghiêm trọng hơn khi quần chúng nhân dân không còn tin vào Đảng, khi uy tín của Thủ tướng đi xuống. Từ đó nhân dân tự diễn biến, bạo loạn như thế thì Việt Nam còn hòa bình nữa đâu, đất nước này liệu có yên ấm.

Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.

Tôi xin viết đôi dòng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới một con mắt khách quan nhất. Vì sự cống hiến của Ông không phải chỉ riêng Việt Nam thừa nhận mà cả nước ngoài cũng thừa nhận

Trong vai trò của một người Thủ tướng, một người đồng đội, một người bình thường. Ông là người luôn sống tình cảm với chan chứa tình yêu thương. Cuộc sống của Ông giản dị, đời thường như bao người khác không xa hoa. Cuộc sống đó vừa đủ để Ông đảm nhiệm hết trách nhiệm cao cả trên vai đối với đất nước. Coi dân như con đẻ của mình, đã có phút giây nào Ông ngừng nghĩ về nhân dân đâu. Với Ông tất cả những người dân trên mảnh đất chữ S đó là những người thân yêu nhất trong cuộc sống của Ông.

Nếu dân không ấm no, nếu dân không hạnh phúc thì cuộc sống của Ông cũng không bình yên. Đã bao giờ trong trong một phút nào đó trong đời Ông là không lo nghĩ đâu. Trách nhiệm đối với đất nước trong Ông nặng hơn núi, hết ngày này tháng nọ phải tìm sách lược, chiến lược chính sách… suy nghĩ làm thế nào tốt nhất cho dân, làm thế nào Việt Nam đứng vững trên cường quốc, làm thế nào để cuộc sống nhân dân được cải thiện…

Nếu ai đó, đặt mình vị thế của một Thủ tướng như Ông thì liệu họ có kham nổi không? hay là chỉ một ngày thôi họ sẽ lại chóng mặt và bó tay từ ghế Thủ tướng. Đã có ai từng nghĩ đâu? loay hoay một vòng? thì nghĩ lại họ vẫn có ngày chủ nhật cùng gia đình, có những phút giây ấm áp bên người thân. Liệu một Thủ tướng như Ông có nhiều thời gian rảnh như thế không? Câu trả lời là không? vì Ông phải suy nghĩ cho hàng triệu con người, phải lo cho cuộc sống cho từng người dân việt. Đã bao giờ, những kẻ bêu xấu Thủ tướng biết Ông đã phải làm việc như thế nào không? hay giỏi chỉ soi mói chuyện đời tư, từ đó tung hô, bịa đặt mà thôi… Những kẻ như thế chắc là cũng vì mấy đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ đất nước.

Liệu Thủ tướng có cho ai trong đoàn lính của Ông, cho những người viết báo, truyền hình ca ngợi Ông không? tất nhiên là không rồi, vì Ông là một người khiêm tốn và là người lãnh đạo của đất nước là của dân. Bọn blog phản động có có bôi xấu hay soi mói cuộc đời Ông thì vẫn phải im lặng thôi. Thế nên, người lên tiếng phải là nhân dân đứng về phía Chính phủ và Đảng. Điều quan trọng Ông là một người do quần chúng nhân dân bầu chọn và người xuất sắc như Ông không làm điều sai trái với nhân dân.

Một tờ báo nước ngoài mà tôi đọc được có viết về Ông như sau: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định. Ông cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam; luôn đưa ra các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .

Người nước ngoài còn viết được như thế về Ông, ấy thế mà mấy cái blog phản động: vua làm báo, quan làm báo… nói xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước . Vì thế mà các độc giả thân mến khi đọc các tin về Nguyễn Tấn Dũng các độc giả nên chú ý và chọn lọc và trước tiên, quần chúng cần có một niềm tin vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên suy nghĩ những việc mà ông đã làm cho đất nước này trước khi soi mói mọi thông tin không chính xác về ông.

Theo http://vietnamngayve.blogspot.com

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Áp giải Dương Chí Dũng về Hà Nội


Sáng nay 5.10, nguồn tin của Thanh Niên Online từ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) xác nhận, ông Dương Chí Dũng được đưa từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay số hiệu VN1166.

Theo đó, Dương Chí Dũng có mặt trên chuyến bay số hiệu VN1166, với chỗ ngồi số 38A, không có hành lý và được ghi rõ là “tội phạm kinh tế”, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), hạ cánh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào lúc 7 giờ 30 sáng 5.10.

Tại sân bay Nội Bài, Dương Chí Dũng được dẫn giải qua cổng số 4 với sự tham gia của nhiều cảnh sát.

Dương Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 4.9.2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế
Dương Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 4.9.2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế

Dương Chí Dũng, 55 tuổi, trú tại phường Thành Công (Hà Nội), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện là bị can trong vụ án liên quan đến hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Vinalines.

Ngày 17.5, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng Dương Chí Dũng. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17.5.2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.

Ngày 18.5, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc và sau đó phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng…

Sau gần 3 tháng truy nã gắt gao, ngày 4.9, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Liên quan đến việc khởi tố Dương Chí Dũng, đầu năm 2012, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an xác định có dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M (hợp phần thuộc dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam do Vinalines làm chủ đầu tư). Từ đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 4 bị can về tội tham ô tài sản.

Trong quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT xác định Dương Chí Dũng có liên quan đến nhiều sai phạm của dự án này; làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, khi còn làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng khi chưa có sự phê duyệt của Thủ tướng. Dự án này sau đó đội lên thành 6.489 tỉ đồng.

Dương Chí Dũng cũng đã cùng cấp dưới quyết định mua ụ nổi No83M với mức đầu tư 14,136 triệu USD. Trong đó chi phí mua, sửa chữa tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD nhưng khi đưa về nước thì đội lên thành 24,3 triệu USD. Đặc biệt, ụ nổi No83M sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.

Ngoài ra, lãnh đạo Vinalines trình, phê duyệt, tổ chức mua khi chưa được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy. Chính vì điều này, ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, dẫn đến hậu quả là đến tháng 4.2010, Vinalines phải chi 30 tỉ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỉ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa, gây thiệt hại 100 tỉ đồng.

Thái Uyên – Mai Hà – T.D (TNO)

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Dân nên… từ chức đi!


Hình như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.
Do dân trí, tập quán Việt Nam chưa cao...
Do dân trí, tập quán Việt Nam chưa cao...
Phát biểu gây động đất 3.8 độ richter
Phát biểu gây động đất 3.8 độ richter

Chưa cần luật biểu tình...
Chưa cần luật biểu tình...
Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc...
Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc...

Nói chung là... dân trí ta còn thấp!
Nói chung là... dân trí ta còn thấp!
Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “hình như”. Mà hình như là khó thật.
Có vị chê dân trí thấp nên phải nuôi mấy ngân hàng xấu, có vị khác thì bảo dân trí thấp nên mới... hổng chịu làm đường sắt cao tốc như ông nghị ở Hà Nam, lại có vị bảo dân phải hy sinh cho thủy điện. Thực tình dân cũng không biết phải làm gì ngoài đóng thuế để các vị quản lý và giải quyết các loại sự vụ xảy ra trong cái xã hội nhiều rắc rối rất nhức đầu này. Thậm chí dân Quảng Nam ngày đêm lo lắng tưởng như chết đến nơi, có vị tiến sĩ còn bảo, đại khái là, mới có động đất một tí mà đã nháo nhác hết cả lên.
Ngày xưa dân mình làm gì có thủy điện. Đến thời Pháp thuộc chúng ta mới có vài cái thủy điện nhỏ. Ngày trước vì không có thủy điện, nên chẳng có cái gọi là động đất kích thích, nứt đập sông đập suối này nọ. Đâm ra chẳng có cán bộ nào mắng dân là mới có thế đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Cũng vì thế mà chẳng có cán bộ nào bảo dân phải “chia sẻ và hy sinh” cho cái thủy điện không biết vỡ đập lúc nào. Dân Quảng Nam hồi đó, về cơ bản là không bị mắng, cũng không có thiệt hại gì vì một cái thủy điện.
Đầu năm, ông nghị Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Chưa cần luật biểu tình, vì dân trí ta còn thấp”. Cuối năm, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lại cho rằng: “Do dân trí thấp, nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng xấu”. Ngày xưa dân mình cũng chẳng mấy khi đến ngân hàng. Mãi năm 1951 mới có Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên không thấy có bằng chứng lịch sử nào ghi lại lời một quan chức ngân hàng chê dân trí thấp nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng làm ăn thua lỗ. Chưa hết, trên lĩnh vực văn hóa, trước tình trạng chân dài váy ngắn hở hang biểu diễn, ông cục trưởng quản lý biểu diễn lên TV tuyên bố "nói chung là dân trí chúng ta còn thấp..." đến nỗi một nhà văn hóa chịu hết thấu phải lên tiếng: Việc quản lý của ông ấy thấp nên mới để xảy ra tình trạng âm nhạc như thế. Nhờ sống chung với cái dân trí thấp nên nay ông cục trưởng đã... thăng chức thứ trưởng (!).
Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp thì không làm được cách mạng. Tình trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn mòn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.
Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của mình. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “bình dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi thì cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.
Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ thì họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!

TT Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng’


“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ đề cập thế nào tới tội phạm tài chính, ngân hàng và kết quả điều tra liên quan tới việc khởi tố các cựu quan chức của Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tại phiên họp lần này, tuy không tập trung nhiều vào nội dung liên quan tới tội phạm thâu tóm ngân hàng, nhưng Thủ tướng cũng quán triệt những vấn đề cơ bản trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là việc sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới hành vi thâu tóm ngân hàng. “Cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức về việc khởi tố một số bị can từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nằm trong chỉ đạo của Thủ tướng nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã tính tới các giải pháp để đảm bảo cho sự ổn định của ngân hàng, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền”, Bộ trưởng Đam khẳng định và nói thêm: “Ông Giá khi bị khởi tố đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nên việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB”.

Nói thêm về vụ việc, cụ thể là hành vi của HĐQT ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền và USD với tổng trị giá 719 tỉ đồng vào 29 ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đam cho biết: tinh thần của Chính phủ là chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ gửi tiền vào 29 ngân hàng không có nghĩa là phải xử lý cả 29 lãnh đạo của các ngân hàng đó. Có khi hành vi gửi tiền chỉ liên quan tới một nhân viên của ngân hàng đó mà thôi. Sai đến đâu sẽ chấn chính, xử lý đến đấy.

Về việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, hệ thống và rõ ràng đối với hàng loạt vụ khởi tố các cá nhân liên quan tới hoạt động ngân hàng, tài chính vừa qua để nhân dân nắm rõ và yên tâm với hoạt động ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam đồng tình nhưng cũng cho rằng: Các vụ án đều phải làm từng bước một. Làm tới bước nào cơ quan điều tra công khai ngay bước đó để báo chí, nhân dân biết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng khá phức tạp và không dễ để tìm hiểu toàn bộ hoạt động của nó. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ thực hiện việc điều tra nghiêm minh.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên kiềm chế lạm phát


Ngày 27/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm và giải pháp những tháng cuối năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo đó, chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm.
Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng GDP quý 3 ước khoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cố gắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sau từng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý 1 tăng 4%, quý 2 tăng 4,66%, quý 3 ước tăng 5,35%. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%).
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% kế hoạch năm.
Tuy nhiên các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấu ngân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm…
Phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Ở trong nước, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với những đầu năm do những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và một số thành viên Chính phủ khác nêu quan điểm cần tiếp tục chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ưu tiên trong thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó là tập trung mạnh vào xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hết sức lưu ý theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để có các biện pháp kịp thời, phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, tín dụng; tăng cường công tác nghiệp vụ quản lý thu chi ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán thu; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đã đề ra.
Đề cập tới vấn đề về giá, phí dịch vụ y tế, nhiều ý kiến thành viên Chính phủ đề xuất đối với các địa phương chưa công bố giá, phí dịch vụ y tế mới, đề nghị cân nhắc việc lùi thời hạn áp dụng, tính toán kỹ lộ trình, thời điểm tăng giá, nhằm vừa giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nêu rõ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn, xem xét các phương thức hỗ trợ thu mua nông, thủy sản nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, bên cạnh ưu tiên kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012 .
Liên quan đến vấn đề về giá cả, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường là cần thiết, song trước khi điều chỉnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, lường trước những tác động về kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, một số thành viên Chính phủ đề xuất cần hết sức lưu ý tới tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng… trong những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhìn lại 9 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến là, tuy có tăng trưởng song còn chậm, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hàng tồn kho còn lớn… Nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do tăng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, thêm vào đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường công tác dự báo để đề xuất những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những những nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề cho năm 2012. Trong đó trước hết là tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo.
Trong kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
Về tài khóa, trong hoàn cảnh khó khăn song phải cố gắng cân đối thu chi, giữ bội chi 4,8%. Trong thu chi, chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 nghìn tỷ như đã thông qua. Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hóa, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hóa cho những tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngay từ bây giờ. Cân đối hàng hóa phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lý giá cả.
Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hóa theo giá cả thị trường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập; tính toán kỹ tới những tác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.
“Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn cho những năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Song song với đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như gạo, thủy sản, hàng dệt may, da giày…
Quan tâm phát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không. Đồng thời tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu xây dựng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh và tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước hết tập trung tái cơ cấu các tập đoàn, các tổng công ty, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; tập trung vào ngành nghề chính. Trong tái cơ cấu ngân hàng, trước hết phải tập trung quyết liệt vào việc giải quyết nợ xấu gắn với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đề cập tới vấn đề về an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, đảm bảo nguồn tài chính cho sinh viên nghèo vay đi học…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phòng chống tội phạm xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, giải quyết khiếu nại tố cáo…
Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về báo cáo giải pháp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; dự án Luật Đầu tư công; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm


Ngày 27/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Ông Trần Xuân Giá là người có công thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng khi có sai phạm, ông cũng phải chịu trách nhiệm như những công dân bình thường khác.
Ngay sau quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá được công bố, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Ông Giá đã về với ACB như thế nào? Là người có thể xem là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp, biết luật, hiểu luật nhưng sao ông lại mắc sai phạm như vậy?
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 11/1996 đến 8/2002, ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, với những sai phạm quy định quản lý kinh tế tại ACB, ông Trần Xuân Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cha đẻ của Luật Doanh nghiệp

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra đã có nhiều tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP giảm xuống mức dưới 5%. Chính trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế được Đảng và Chính phủ đặt ra cấp thiết. Hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô được đưa ra, nhiều luật và bộ luật được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.
Chính trong giai đoạn này, nền kinh tế ghi nhận việc Bộ luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung được triển khai quyết liệt và được đánh giá là “chìa khoá vàng” đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiến ra thị trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và dù những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đối với Việt Nam là không nhiều nhưng các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới vẫn đánh giá rất cao khả năng phản ứng và xử lý khủng hoảng của Việt Nam.
Sự bứt phá có tính thần tốc của nền kinh tế Việt Nam những năm sau đó tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách tài khoá vĩ mô của Đảng và Chính phủ, dấu ấn của Bộ luật doanh nghiệp càng ngày càng in đậm trong mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao.
Nhìn lại những dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, vai trò của ông Trần Xuân Giá được nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đánh giá rất cao, với nhiều đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, ông được biết tới là người đã tham gia xây dựng và triển khai Bộ luật Doanh nghiệp - một bộ luật mà đến tận bây giờ vẫn còn ghi những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực kinh tế đất nước.
Sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiều dấu ấn quan trọng ghi dấu trong nền kinh tế, năm 2003, ông được bổ nhiệm vào cương vị Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Trên cương vị này, ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế và điều hành trực tiếp nền kinh tế có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới lúc ấy...
Ban nghiên cứu do ông làm trưởng ban đã có nhiều đóng góp, nhận xét, thẩm định… cho các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần quan trọng tạo tiền đề đưa nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế chưa từng thấy.
Chính vì những đóng góp to lớn của ông vào nền kinh tế nên ngay sau khi ông Trần Xuân Giá cùng các ông Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang bị khởi tố, dư luận xã hội thực sự thấy bất ngờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi, vì sao một người có nhiều năm làm chính sách kinh tế như ông Giá lại vấp phải những sai phạm như trên? Ông Giá đã về với ACB như thế nào?...
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.

Vì ACB cần ông Trần Xuân Giá!

Theo tìm hiểu của Petrotimes thì trong cuốn sách kỷ niệm 15 năm thành lập ACB, ông Trần Xuân Giá có chia sẻ: “Thực sự mình có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu còn thiếu con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi lại cần mình, vậy tại sao không”.
Với những hiểu biết của mình về ACB, ông Trần Xuân Giá đã chọn ACB là “bến đỗ” trong lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực mới nhưng không hề lạ với ông. Ngoài ra, theo nhiều nguồn thông tin được phản ánh thời gian gần đây thì mối lương duyên của ông Giá và ACB đã được vun đắp nhiều năm và xuất phát từ mối quan hệ với các lãnh đạo ACB từ ngày mới thành lập. Điều này đã được cụ thể bằng vai trò cố vấn của ông trong giai đoạn từ 11/2006 – 11/2007.
Vốn có am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế, sau 1 năm giữ vai trò cố vấn cho ACB, ngày 22/3/2008, ông Trần Xuân Giá trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB. Trên cương vị này, ông từng khẳng định với ACB là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không được theo bất cứ một mối quan hệ nào.
Ông Trần Xuân Giá đã về với ACB như thế!
Trước đó, nhiều thông tin đã khẳng định ông Giá bị khởi tố vì có liên quan tới việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào ngân hàng khác.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết Hội đồng Quản trị cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB...

Ông Trần Xuân Giá:

Quê quán: Vĩnh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Ngày tháng năm sinh: 1939
Nơi sinh: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Trình độ văn hóa: Đại học
Trình độ chuyên môn
- Tiến sĩ kinh tế - 1975, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
- Cử nhân kinh tế - 1966, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
Cổ phiếu nắm giữ: Ông Trần Xuân Giá và những người liên quan không nắm cổ phiếu ACB cho đến thời điểm này

Quá trình công tác:

- 1966: Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1977: Chù nhiệm khoa Vật giá, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1981: Phó chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước
- 1989: Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
- 1992: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
- 1995: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1996: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1997 -2002: Đại biểu Quốc hội khóa X
- 2003: Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính
- 11/2006- 5/2008: Cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu
- 2008 - 9/2012: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Nhóm phóng viên Petrotimes

Các chiêu trục lợi của “Bố già” Đăng Thành Tâm


Trong nhiều năm qua, với thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị, "bố già" Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự hai ngân hàng Phương Tây và Nam Việt (Navibank) đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái, mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này...
“Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây
“Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây

Sở hữu cổ phần vi phạm luật nghiêm trọng 

Thông qua người vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh và các công ty mà ông Tâm trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ chi phối hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh Ngân hàng Phương Tây, đặc biệt là ở chi nhánh Cần Thơ. Thực trạng sở hữu cổ phần của cổ đông và người liên quan (do vợ chồng ông Đặng Thành Tâm chiếm giữ) cụ thể: Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn 188,1 tỉ đồng (6,27%); Công ty CP Kim Ba 149 tỉ đồng (4,97%); Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn -Bắc Giang 116,5 tỉ đồng (3,88%); Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 82 tỉ đồng (2,73%); Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam 120 tỉ đồng (4%); cá nhân ông Đặng Thành Tâm 268,64 tỉ (8,96%); bà Nguyễn Thị Kim Thanh 268,64 tỉ (8,96%), tổng cộng là 1.073,2 tỉ đồng (chiếm 35,78%). Như vậy, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được 35,78% tỉ lệ sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây. Việc làm này đã vi phạm quy định về giới hạn sở hữu tại một ngân hàng tối đa là 20% được quy định bởi khoản 3 Điều 55, Luật các Tổ chức tín dụng (2010), quy định: "Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng". Tính đến thời điểm 29-2-2012 cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh và Đặng Thành Tâm sở hữu tới 35,78% vốn điều lệ (3.000 tỉ đồng) tại Ngân hàng Thương mại CP Phương Tây, gấp hơn 1,5 lần mức quy định là vi phạm nghiêm trọng Luật Các tổ chức tín dụng.

Nhiều khoản cho vay ảo, đẩy tổng dư nợ lên tới 4.000 tỉ đồng

Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lí, điều hành của Ngân hàng Phương Tây. Từ đó, ông Tâm đã chỉ đạo bộ máy của ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay hàng nghìn tỉ đồng sai pháp luật phục vụ mục đích cá nhân. Tổng số tiền mà ông Tâm đã rút ra từ Ngân hàng Phương Tây dưới các hình thức cho vay khác nhau cho các công ty và cá nhân có liên quan đã lên đến hơn 5 nghìn tỉ đồng, bằng 150% vốn tự có của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và giới hạn cho vay đối với một khách hàng và đối tượng liên quan (tối đa 25%). Vào thời điểm ngày 31-12-2011 tại Ngân hàng thương mại CP Phương Tây xuất hiện 14 khoản cho vay ảo với tổng dư nợ 3.954 tỉ đồng (thời hạn 7 ngày) được cầm cố thế chấp bằng Hợp đồng tiền gửi trị giá 4.199 tỉ đồng. Các hồ sơ vay này không có dự án đầu tư, không có tờ trình thẩm định, không có khế ước nhận nợ, giấy đề nghị vay tiền, tiền cầm cố sổ tiết kiệm không ghi mục đích sử dụng và phương án vay vốn, không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Qua nhật kí tài khoản tiền gửi trước ngày 29-2-2012 các số dư thấp, vợ chồng ông Đặng Thành Tâm nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán để tạo số dư, sau đó Ngân hàng Phương Tây chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và kí hợp đồng tiền gửi. Với cách làm đó, Ngân hàng Phương Tây đã vi phạm nghiêm trọng Luật Kế toán và chế độ kế toán tổ chức tín dụng, làm sai lệch báo cáo tài chính, làm cho các cơ quan quản lí và khách hàng ngộ nhận về hoạt động mờ ám của Ngân hàng Phương Tây. Tổng dư nợ cho vay (cho vay trực tiếp và cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc môi giới chứng khoán và ủy thác đầu tư) và mua trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và 11 công ty khác, 6 khách hàng (lớn nhất là hai vợ chồng ông Đặng Thành Tâm tại thời điểm 29-2-2011) là 5.091,615 tỉ đồng, chiếm 157% vốn tự có là vi phạm nghiêm trọng khoản 1, Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng, quy định: "Tổng mức dư nợ, cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có ngân hàng thương mại..."

Thao túng ngân hàng để rút vốn vào tài khoản cá nhân

Ngoài ra, để rút 1.800 tỉ đồng từ ngân hàng, ông Tâm còn đạo diễn cho Ngân hàng Phương Tây mua trái phiếu (bản chất là cho vay) của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (300 tỉ đồng) và Tổng công ty đô thị Kinh Bắc (1.500 tỉ đồng) dựa trên những phương án kinh doanh không rõ ràng, các dự án lập khống, dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (do Ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) cũng được ông Tâm sử dụng để lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Số tiền này cũng được ông Tâm sử dụng một cách mờ ám, không đúng mục đích. Bằng cách nhận ủy thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỉ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn.
Ông Tâm còn chỉ đạo mua tài sản cho ngân hàng với giá trị khống, cao hơn nhiều lần giá thị trường để trục lợi cá nhân như việc mua dự án Văn phòng ở số 1 Láng Hạ, Hà Nội.
Nhiều chiêu “ngoạn mục” thường được ông Tâm sử dụng để rút tiền ở Ngân hàng Phương Tây sau khi đã thao túng được ngân hàng này là chỉ đạo các công ty liên quan lập hồ sơ khống, phương án vay giả mạo để vay tiền hoặc nhận tiền từ ngân hàng, sau đó chuyển tiền cho các cá nhân liên quan sử dụng sai mục đích. Đáng chú ý có cả những khoản tiền chuyển thẳng vào tài khoản của ông Tâm như thông tin Báo Người cao tuổi đã nêu trong bài "Ông Đặng Thành Tâm "ôm" 600 tỉ đồng đi đâu?" tại số 108 (1113) ngày 8-9-2012 và bài "Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch" tại số 115 (1120) ra ngày 26-9-2012 vừa qua.
Thông qua việc sở hữu ngân hàng sai pháp luật và lạm dụng ảnh hưởng chính trị, “bố già” Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản. Được biết, từ tháng 3-2012, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành, Ngân hàng CP Thương mại Phương Tây được chấn chỉnh, tình hình có cải thiện nhưng tình trạng nợ xấu do cho vay trực tiếp dưới hình thức ủy thác đầu tư của nhóm khách hàng vay chiếm 40% tổng nợ xấu, chiếm 8,4% tổng dư nợ của Ngân hàng Phương Tây gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng cho tổ chức này.
Hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ và rất nghiêm trọng. Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc đấu tranh, làm rõ những sai phạm của ông Nghị sĩ này.