Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Kinh tế Việt Nam thay đổi xếp hạng như thế nào?


(Blog Thôn làm báo) - Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ngày 3/10 thì chính phủ Việt Nam trong tháng hai năm 2011 đã có chiến lược kiềm giá, tăng trưởng tín dụng và ổn định tiền tệ. Tiền đồng đã tăng 0,9% trong năm nay, sau khi mất giá 26% trong bốn năm trước. Lạm phát hạ xuống mức thường niên 6,48% trong tháng 9 sau khi tăng lên 23% trong tháng 8 năm ngoái. Dự trữ ngoại tệ cũng đã tăng lên, đủ cho 2,4 tháng nhập khẩu.
Còn theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức thặng dư 0,2% so với Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2011, từ thâm hụt 12% trong năm 2008. Theo thống kê của Bloomberg, công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin thành phố New York  Lợi tức của trái phiếu đôla 6,75% của Việt Nam cho đến tháng một năm 2020 là 4,566% thời điểm hiện tại, trong lúc đó những khoản nợ dài hạn tương tự ở Philippines và Indonesia lần lượt là 2,18% và 2,71%

Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững
Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững

Cùng với nhận định trên: “Việt Nam đang dần phát triển”, Thủ tướng Việt Nam- Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: “Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Nguồn lực ngoại hối cũng đảm bảo xử lý những vấn đề cấp bách, trong đó cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 khoảng 5,5%. Việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng cũng đạt những kết quả bước đầu khả quan”.

Các tổ chức hạ bậc, nâng bậc tín nhiệm Việt Nam?!

Trước nhận định của Moody’s và xếp tín nhiệm trái phiếu Việt Nam từ B3 xuống B1; ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng thu nhập cố định của châu Á tại Pictet, cho rằng: “So với một năm trước, diễn biến ở Việt Nam đã có vẻ khá tốt, nhất là ở mảng quản lý vĩ mô”. Còn ông Edwin Gutierrez, quản lý danh sách vốn đầu tư của quỹ Aberdeen tại London, cho biết động thái hạ bậc tín nhiệm Việt Nam của Moody’s “chỉ phù hợp vào năm 2010, không phải năm 2012″, sau khi Việt Nam đã có dự trữ ngoại hối tăng gấp đối từ mức đáy và giảm nợ trong một năm rưỡi qua.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's

Khi Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam thì Standard & Poor’s (S&P) trong tháng sáu đã nâng bậc Việt Nam lên mức “ổn định” đồng thời bình luận rằng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã giảm. Trong lúc đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings giữ nguyên bậc tín nhiệm của Việt Nam ở mức B+.
Phải chăng những con số, kết quả đạt được nêu trên đã nói lên sự thật rằng nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển! Nợ đã dần đẩy lùi và dự trữ quốc gia ngày một tăng?! Tháng 12 năm ngoái, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam, từ B3 xuống B1, đồng thời hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam có thể chỉ là góc nhìn phiến diện và chưa đánh giá hết khả năng của nền kinh tế Việt Nam ?
Khi Moody’s nói: “Nguy cơ chính phủ Việt Nam phải gánh gói cứu trợ nhằm tái huy động vốn cho ngân hàng đang tăng” nhưng vài quỹ đầu tư nước ngoài lại đang muốn giữ nguyên trái phiếu nắm giữ tại Việt Nam? Ví dụ như Quỹ Pictet Asset Management và Aberdeen Asset Management chẳng hạn. Phải chăng Moody’s đã nhận định sai rồi không?

Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's

Hiện có 3 công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty Standard & Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch Group. S&P và Moody’s có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát.

Việt Nam cần đoàn kết để phát triển đất nước!

Vì sao trong bản báo cáo thường niên, cập nhật những đánh giá mới nhất về xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam công bố vừa qua, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s một mặt công  nhận: “Tình hình tài chính cũng như nợ của Việt Nam vẫn tốt so với những nước có cùng xếp hạng tín nhiệm và ghi nhận nỗ lực của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô”; mặt khác lại đánh giá: “Nền kinh tế, năng lực tài chính của Việt Nam kém bền vững”? Phải chăng là Moody’s đang cố ý đánh giá sai tình hình kinh tế tại Việt Nam để ngăn cản sự thu hút của Việt Nam với các tập đoàn quốc tế? Phải chăng là Moody’s đang cố tình tạo áp lực, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ máy Chính phủ của ông có thêm nhiều bước đột phá để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa? Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các tập đoàn đầu tư Phương Tây?
Chưa thể nhận định chắc chắn vì sao Moody’s tạo áp lực cho Việt Nam nhưng có lẽ, những cảnh báo của Moody’s chỉ là tham khảo, có khi đó là bài học quý giá khi đất nước ta đang trên đà hòa nhập, phát triển.

Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận
Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận

Trong tình hình chung, nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy thoái, nhiều chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng, trì trệ, thậm chí là phá sản…nhưng Việt Nam vẫn giữ được tín nhiệm trong nấc thang chung của toàn cầu thì đó không chỉ là tin mừng mà còn là tín hiệu chứng tỏ nền kinh tế của Việt Nam đã ngày một phát triển! Và khả năng xử lý, điều hành của Chính phủ có hiệu quả.
Thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, tất cả người dân, doanh nhân và lãnh đạo Việt Nam cần chung tay hơn nữa, sát cánh, đoàn kết hơn nữa để chung sức cùng nhau đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển hơn để hình ảnh Việt Nam ngày một vươn xa trên toàn thế giới.

Thái An

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Dấu ấn Bộ trưởng Trần Đại Quang


Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, người con ưu tú của đất nước và quê hương Ninh Bình. Người đã và đang thể hiện được bản lĩnh của một vị Tư lệnh ngành, luôn đưa ra những phản ứng nhanh chóng, kịp thời, trước tình hình diễn biến phức tạp của các đối tượng tội phạm hiện nay. Trở thành người lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Ngày 03 tháng 08 năm 2011, Bộ trưởng Trần Đại Quang được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an (nhiệm kỳ 2011 -2016). Hơn 1 năm đảm nhiệm trọng trách cao quý mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Bộ trưởng đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong suốt thời gian đảm nhiệm trọng trách của mình. Hôm nay ngày 12/10, tròn 56 tuổi đời, với tư duy sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong cách tổ chức hành động, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trực tiếp chỉ đạo việc củng cố và phát triển lực lượng Công an Nhân dân thành một lực lượng tin cậy của Đảng, đủ sức đối phó với các đối tượng tội phạm, phản động…

Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.

Luôn xác định lực lượng Công an Nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh bảo vệ An ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã kịp thời cải tổ lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, ngành công an đã thành lập đội phản ứng nhanh 141 trở thành “thương hiệu 141”. Sau một thời gian ngắn triển khai và chính thức đi vào hoạt động lực lượng 141 đã đạt được nhiều những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc xử lý các hành vi vi phạm luật ATGT, đối tượng côn đồ càn quấy tàng trữ trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, ma túy.

Đêm trắng của đội phản ứng nhanh 141
Đêm trắng của đội phản ứng nhanh 141

Liên quan đến lĩnh vực phòng, chống ma túy hiện đang được xem là mặt trận căm go, quyết liệt nhất trong thời gian qua. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp, công tác tấn công, trấn áp quyết liệt tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và đã phá nhiều chuyên án lớn.

Đồng chí Trần Đại Quang và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động miền Trung và Tây Nguyên trong chuyến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh-trật tự tại Tây Nguyên tháng 8/2010
Đồng chí Trần Đại Quang và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động miền Trung và Tây Nguyên trong chuyến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh-trật tự tại Tây Nguyên tháng 8/2010

Một trong những chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Trần Đại Quang, được dư luận đặc biệt quan tâm trong việc làm trong sạch hệ thống ngân hàng hiện nay đó là: Điều tra, truy tố, bắt giam nhằm giải quyết vụ án như Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá… góp phần trấn áp, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực Ngân hàng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã giao cho lực lượng Công an, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Các vị cựu lãnh đạo ngân hàng bị truy tố hôm 27-09-2012.
Các vị cựu lãnh đạo ngân hàng bị truy tố hôm 27-09-2012.

Trước thực trạng đang gây nhức nhối như “con sâu làm rầu nồi canh” liên quan đến việc một số những cán bộ công an có hành vi không đúng mức đã làm ảnh hưởng đến toàn lực lượng công an, đến hình ảnh chiến sỹ công an trong mắt nhân dân. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã nhanh chóng ban hành Chỉ thị số 12, nhằm tăng cường công tác thanh tra kiểm tra; xử lý nghiêm những sai phạm. Đồng thời, đưa ra một số hình thức siết chặt quản lý Cảnh sát giao thông, đem lại nhiều hiệu quả tốt, góp phần uốn nắn một số cán bộ chiến sĩ công an chấp hành tốt nhiệm vụ được giao. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội, đa số đại biểu và nhân dân đánh giá cao sự thẳng thắn của Bộ trưởng Trần Đại Quang trong việc thừa nhận có một số Cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật, nhận tiền mãi lộ… Đồng thời, ghi nhận những chỉ đạo đúng đắn của Bộ trưởng trong việc xử lý triệt để, nghiêm khắc đối với cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật.

Nghĩa cử cao đẹp của hai Cảnh sát giao thông
Nghĩa cử cao đẹp của hai Cảnh sát giao thông

Gần đây nhất là việc Dương Chí Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã hứa là sẽ chỉ đạo quyết liệt lực lượng công an, dùng các biện pháp với nỗ lực cao để truy bắt Dương Chí Dũng, xử lý trước pháp luật. Và thực tế, cơ quan công an đã bắt được Dương Chí Dũng, khẳng định quyết tâm cũng như xây dựng và củng cố hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng quần chúng nhân dân. Đồng thời, thể hiện sự nỗ lực thực hiện trách nhiệm, các lời hứa trước Quốc hội, trước nhân dân.

Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt
Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt

Có thể nói, lượng công an đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ bình yên cuộc sống. Để lực lượng Công an Nhân dân hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bộ trưởng Trần Đại Quang có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Phú Vinh (Website Trần Đại Quang)

Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân


Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”.
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện công tác cán bộ nhân Hội nghị TƯ 6 đang bàn đến vấn đề quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông nói:
Quy hoạch “có vấn đề”, nhưng điều biến nguyên nhân thành hậu quả, theo tôi, là vì việc đánh giá cán bộ chưa căn cứ vào hiệu quả của việc làm thực tiễn. Đánh giá DN thì cái tài đức qua hiệu quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đánh giá cán bộ lãnh đạo thì phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sản phẩm thực tiễn, vào hiệu quả công việc được xã hội công nhận. Chứ không thể đâu cũng thấy kể lể thành tích chung chung, không thấy rõ dấu ấn. Chủ nghĩa hình thức, căn bệnh thành tích và sự thỏa hiệp trong đánh giá đang bóp méo việc đánh giá cán bộ và sinh ra tình trạng phố biến là người làm nhiều như người làm ít, người làm ít như người không làm. Tốt xấu lẫn lộn. Thật giả không thể phân biệt.
Đánh giá cán bộ, trước hết phải từ việc bản thân cán bộ đánh giá mình, tập thể đánh giá, cơ quan quản lý đánh giá và quần chúng nhân dân đánh giá. Ngay cả khi người dân không thể đánh giá thì đó cũng chính là khuyết điểm của cán bộ, vì đó chính là một biểu hiện xa dân. Nếu đánh giá cán bộ lãnh đạo không căn cứ vào sự thừa nhận rộng rãi của dư luận, của nhân dân về sự bền vững, hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân qua các công việc mà họ đã làm thì tài đức chỉ là những sáo ngữ và việc đánh giá cũng chỉ là chuyện khơi khơi bên lề, không bao giờ thực chất được.

Dân cần biết “chương trình hành động” của người lãnh đạo

- PV: Lâu nay khái niệm công tác tổ chức cán bộ ở ta là công tác bí mật, thậm chí là “vùng cấm”. Sự bí mật có mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch?
- Ông Lê Quang Thưởng: Cán bộ , từ nguyên thủ quốc gia cho đến ông chủ tịch xã lãnh đạo ai nếu không phải là nhân dân. Chính vì thế, chỉ đến khi người dân được trực tiếp cầm lá phiếu bầu lãnh đạo thì người lãnh đạo mới thực sự mang tính đại diện, mới thực sự phải chăm chút đến những người cầm phiếu bầu mình. Trong khi Hội nghị TƯ đang họp thì ở Hoa Kỳ, tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã có cuộc tranh luận công khai với ứng viên tổng thống Mitt Romney về kinh tế suy thoái, thâm hụt ngân sách, về chính sách thuế khóa, cải cách y tế, thậm chí cả việc bơm tiền vào những công ty làm ăn thua lỗ. Ngoài câu chuyện đây là những vấn đề ta vẫn gọi là “quốc kế dân sinh”, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, thì sự công khai về nhân sự cao cấp nhất của một đất nước, không chỉ đối với người Mỹ mà trực tiếp tới cả thế giới. Ở ta, không có việc tranh cử. Cũng đang có một thiếu sót cơ bản là “Chương trình hành động”. Dù đây thực chất là 1 lời hứa với dân. Theo tôi, “công tác cán bộ” dù ở cấp nào cũng phải hướng tới việc một vị trí cần có nhiều lựa chọn, nhiều ứng viên và nhất thiết các ứng viên phải có chương trình hành động công khai cho dân biết. Bởi có công khai thì người dân mới biết, mới phân định, mới lựa chọn được người lãnh đạo đất nước. Hiện nay, người ta đang yêu cầu công khai tất cả. Nhưng như thế cũng là cực đoan. Nếu quan niệm quy hoạch là tạo nguồn thì việc đưa vào quy hoạch cần công khai để dân biết, dân giám sát. Theo tôi, cái cần công khai là ở vấn đề kiểm điểm hàng năm, hàng nhiệm kỳ về công tác đánh giá nhân sự. Công khai những ưu khuyết của các nhân sự. Cái đó mới là quan trọng.
- PV: Chủ tịch Trương Tấn Sang vào Bộ chính trị khi mới 47 tuổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngcũng vào Bộ chính trị năm 47 tuổi. Độ tuổi theo ông có ý nghĩa thế nào đối với những nhân sự lãnh đạo đất nước?
- Ông Lê Quang Thưởng: Nước nào cũng có những quy định về độ tuổi tham gia lãnh đạo. Nhưng độ tuổi hay bằng cấp chỉ là điều kiện, chứ không phải là tiêu chuẩn và cũng chỉ mang tính tương đối không nên máy móc hóa vấn đề. George H. W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ khi ông đã 77 tuổi. Trong khi đó, Benazir Bhutto trở thành Tổng thống Pakistan khi bà mới 35 tuổi. Không nói đâu xa, ngay bên hàng xóm của chúng ta, bàYingluck Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan khi bà 44 tuổi. Điều quan trọng nằm ở chất lượng con người, ở khả năng lãnh đạo đất nước của từng cá nhân và sự tín nhiệm của người dân đối với họ chứ không phải họ bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, ở vùng miền nào, lý lịch ra sao. Tuy nhiên, trong công tác cán bộ, đưa vào quy hoạch thì dứt khoát phải đủ tuổi làm việc 2 nhiệm kỳ. Đưa vào cấp ủy lần đầu cũng thế. Vì có như vậy người cán bộ mới có đủ điều kiện thời gian cống hiến. Tuy nhiên, không nên máy móc hóa quy định về tuổi.

Nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân

- PV: Câu hỏi cuối cùng, với tư cách là một công dân, một người lâu năm làm công tác tổ chức, theo ông, các chức danh lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, cần phải có tiêu chuẩn gì?
- Ông Lê Quang Thưởng: Công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng. Đảng tổng kết nguyên nhân của công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Công tác cán bộ của chúng ta đang nói tới tiêu chuẩn “đức tài”, từ chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đến cán bộ cấp xã đều cùng những tiêu chuẩn đức tài như nhau nhưng có yêu cầu khác nhau. Có bản lĩnh chính trị, và thể hiện là ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, không khoan nhượng với tiêu cực, đặc biệt, đối với nhân sự chiến lược, cái tài phải thể hiện ở tầm nhìn, trí tuệ để có thể định hướng đúng những vấn đề của đất nước. Chúng ta có cả một thời bao cấp dài để chứng minh cho điều này. Và một nhà lãnh đạo đất nước cần phải kinh qua hoạt động thực tiễn. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì kinh nghiệm lãnh đạo là thứ không thể học ở đâu được, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nếu chỉ lấy cán bộ theo “tư duy bằng cấp” đơn thuần thì sẽ rất xa lạ với thực tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người được người dân yêu mến và ngợi khen đã từng trải qua những cương vị thực tiễn rất phong phú và vì thế các chủ trương, chính sách luôn sát với thực tiễn. Nhưng điều mà người dân và cử tri trông chờ ở các vị lãnh đạo đất nước còn là câu chuyện phẩm cách và sự gần dân. Bác Hồ của chúng ta cho rằng: Cán bộ tốt phải có 5 đức tính: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, mà trong đó: “Không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
Gần đây, người dân bức xúc nhất về câu chuyện lợi ích nhóm, ở cả khía cạnh nhóm lợi ích chi phối các chính sách và cả khía cạnh những người lãnh đạo để vợ con người thân lợi dụng vị trí công tác của mình làm giàu không chính đáng. Điều này làm mất mát lòng tin ghê gớm. Tất cả những điều đó, với tư cách là người bị tác động bởi chính sách, người dân biết cả. Chỉ có điều họ có nói ra hay không, hoặc có dám nói ra hay không mà thôi. Những lời than vãn và hiện thực cuộc sống của người dân đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân. Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước. Sự vì dân, tôn trọng nhân dân vì thế, phải được đặt lên hàng đầu. Và sự vì dân phải được thể hiện bằng những việc cụ thể, công khai quan điểm một cách rạch ròi. Và không có sự vì dân, tôn trọng nhân dân nào hơn là việc đối thoại với dân, lắng nghe dân để thấu hiểu lòng dân. Nếu cán bộ không đối thoại với dân thì sự “lầu son gác tía” thời phong kiến, hay “phòng máy lạnh” bây giờ sẽ chỉ sinh ra sự xa dân mà biểu hiện chính là những chính sách không vì dân, những chính sách chưa ban hành đã lạc hậu với thực tế.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Reds.vn / Tinquansu

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Vạn Lý Hỏa Thành của Trung Quốc


Năm 2012, ngân sách của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa “giữ vững ổn định” lên tới 701.7 tỉ NDT ( tức 110 tỉ USD) lớn hơn cả ngân sách quốc phòng với 670.2 tỉ NDT ( tức 106 tỉ USD). Do đó, những người “chống cộng” cho rằng hóa ra kẻ địch lớn nhất của Chính phủ Trung Quốc chính là nhân dân Trung Quốc, mà không phải là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hay đối thủ cạnh tranh Mỹ.

Để duy trì ổn định chính quyền, ngoài những biện pháp duy trì trật tự an ninh xã hội thường thấy, Trung Quốc còn muốn khống chế một mặt trận quan trọng hơn. Mạng internet đã tạo ra không gian tồn tại cho những “ ý kiến khác biệt” với tuyên truyền của nhà nước, bắt đầu từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt kiểm soát ngôn luận trên mạng, giới cầm quyền đã thực thi ít nhất 37 pháp lệnh để tăng cường khống chế.

“Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) trên mạng internet duy trì ổn định chính quyền

 “Vạn Lý Hỏa Thành” duy trì ổn định đất nước.
“Vạn Lý Hỏa Thành” duy trì ổn định đất nước.
Trung Quốc lần đầu tạo dựng “Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) vào năm 1998 với một hệ thống kiểm tra, giám sát và những bộ lọc thông tin để ngăn cách cộng đồng mạng trong nước với những thông tin “không hữu hảo” đối với chính quyền Trung Quốc.
Từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập bộ phận giám sát hệ thống mạng tại hơn 700 tỉnh thành trên khắp đất nước. Năm 2002 Trung Quốc nghiên cứu phát triển thành công bộ lọc ngăn chặn các từ khóa tìm kiếm. Năm 2003, Trung Quốc quy hoạch các công ty mạng vào một công ước với cái tên “Công ước tự tôn trọng pháp luật của các công ty Internet Trung Quốc” với tất cả những công ty có tên tuổi lớn như Sina, Sohu, Yahoo chi nhánh Trung Quốc… Những công ty này kí vào “công ước” phải cam kết không phổ biến thông tin phi pháp, cũng như không được đăng tải, sáng tác những các văn bản, thông tin gây bất lợi đối với sự ổn định của chính quyền.

Từ năm 2003, Trung Quốc có hơn 200.000 tiệm internet, trong đó có hơn một nửa phải đóng cửa vì các hoạt động trấn áp “tự do ngôn luận” trên mạng, một nửa còn lại thì bị cài các phần mềm giám sát. Vì vậy, năm 2009 xuất hiện một thông tư “quái đản” gây bức xúc trong dư luận quy định máy tính bán ra được tặng kèm phần mềm “an toàn” với tên “Green Dam Youth Escort – 绿坝 – con đập xanh”.
Vạn Lý Hỏa Thành - Great Firewall
Vạn Lý Hỏa Thành - Great Firewall
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu thực hiện đề án “Golden Shield – 金盾工程. Năm 2003, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD thành lập cơ quan nhà nước với tên “Công trình tấm chắn vàng thuộc Hệ thống thông tin hóa công tác công an toàn quốc” thuộc đề án Golden Shield và được hoàn thành vào năm 2006. Giai đoạn 2 của “công trình” này vẫn đang được ráo riết tiến hành.

Golden Shield gồm các kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ, dùng tự động giám sát, nghe trộm nội dung các cuội gọi điện thoại, xem trộm, cắt đứt các hoạt động trên mạng của người dùng, thậm chí có thể giám sát, ăn trộm nội dung thông tin từ các kết nối Bluetooth hay Wireless…( chú thích: Các nguồn tin phương Tây cho rằng Vạn Lý Hỏa Thành là một công trình thuộc Golden Shield, tuy nhiên 2 chương trình này không phải cùng một Bộ phần điều hành. Golden Shield thuộc Bộ công an quản lí, còn Great Firewall thì được cho là thuộc Bộ an ninh quốc gia 国家安全部 và Ban tuyên truyền Trung ương 中共中央宣傳部quản lí)
Great Firewall
Great Firewall

Đội quân đánh thuê trên mạng

Theo nghiên cứu năm 2004 của Berkman Center thuộc Đại học Harvard, trung tâm này đã thử nghiệm 203,217 trang web, trong đó có 18,931 ( 9.3%) đã bị khóa bởi hệ thống tường lửa của Trung Quốc. Cư dân mạng Trung Quốc vì muốn thoát ra khỏi bức tường, đã sử dụng các phần mềm tương tự như Freegate – 自由门 để vượt qua sự kiểm duyệt.

Lấy BBS làm ví dụ, ở Đại học Bắc Kinh có giao diện diễn đàn với tên “rối như canh hẹ-一塌煳涂” thường bàn luận các vấn đề phủ bại của Chính phủ cũng như thường có các ý kiến về dân chủ, nhân quyền, tới năm 2004 thì bị đóng cửa. Sau đó những diễn đàn có từ ngữ liên quan như “一塌 煳 涂” ” 煳涂” “一塌” “ytht” “yitahutu” đều bị đóng cửa bởi bộ lọc kiểm duyệt, đồng thời các trường đại học ở Trung Quốc cũng công bố cấm thảo luận tới vấn đề “rối như canh hẹ” này.

Để gia tăng khống chế các diễn đàn BBS của các trường đại học, Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu đổi các diễn đàn BBS thành nơi giao lưu của các thành viên trong trường với danh tính thật, đồng thời áp dụng BBS của đại học Thanh Hoa là “Thanh Đại Thủy Mộc” làm mẫu, sau đó chính quyền tiếp nhận quyền quản lý diễn đàn này. Với tình hình đó, các diễn đàn BBS của các trường đại học khác không còn cách nào khác là đóng cửa.

Dùng công nghệ, kĩ thuật vào việc kiểm soát thông tin nhằm giữ ổn định cho chế độ là không xuể, đơn giản vì thế giới mạng là không có biên giới. Cho nên, Trung Quốc cũng đầu tư một lướng lớn nhân lực vào cuộc chiến khống chế tự do trên mạng.

Tháng 6/2012,một nghiên cứu của đại học Harvard có tên "How Censorship in China Allows Government Criticism but Silences Collective Expression" đã chỉ ra: Chính phủ Trung Quốc đã huy động từ 20.000 tới 50.000 cảnh sát mạng cùng 250.000 tới 350.000 thành viên của “Ngũ Mao Đảng – Đảng 5 hào” sử dụng cho các chiến dịch trấn áp, khống chế trên mạng.

Những thành phần được gọi là “Đảng 5 hào” là tên gọi châm biếm của những “bình luận viên trên mạng” được chính phủ trả công cho công việc bút chiến. Mỗi còm trên mạng cho những bài văn có lợi cho chính quyền được trả công 5 hào( ½ RMB). Công việc của họ là chuyên phát tán những bài văn ca ngợi đảng hoặc chĩa mũi dùi, phê bình những ý kiến hoặc bài văn bất đồng chính kiến, phản đối. Mục đích là để thế giới mạng đạt tới mức độ “hài hòa”.

Ngoài nhân lực giám sát trên các trang mạng, còn phối hợp chặt chẽ với bên an ninh. Ví dụ vụ scandal của Bạc Hy Lai hồi tháng 3 đã dấy lên những bình luận náo nhiệt trên mạng. Trung Quốc đã khóa chức năng bình luận của nhiều trang mạng lại, đồng thời bắt giữ hàng nghìn blogger có phát ngôn “ảnh hưởng ổn định xã hội”. Năm 2011, họ cũng đã ngăn chặn mọi tin tức về cách mạng hoa Nhài ở Bắc Phi và các nước Arab không những trên báo chí, truyền thông mạng mà còn cả email, tin nhắn điện thoại. Thậm chí những bào báo có chữ “hoa nhài” cũng bị cắt bỏ.
Vạn lí trường thành trên mạng của Trung Quốc
Vạn lí trường thành trên mạng của Trung Quốc
Như vậy có thể thấy chính phủ Trung Quốc không chỉ trấn áp những tiếng nói trong nước, nghiên cứu của Harvard còn cho thấy Trung Quốc cũng trấn áp những tiếng nói từ bên ngoài. Bao gồm cả trang web của nhật báo Apple ở Hongkong.

Trung Quốc đổ nhiều tiền của vào công cuộc theo dõi, ngăn chặn mạng internet, mục đích là để trấn áp bất cứ tiếng nói khác biệt với chính quyền của bất cứ ai trên không gian mạng. Một ví dụ là trang mạng có liên hệ mật thiết với phần lớn chúng ta là facebook. Có thể bạn không tưởng tượng được mỗi ngày chúng ta đều cập nhật trạng thái mới nhất của bạn bè thì người Trung Quốc đa phần không biết gì về trang này. Chỉ có một số ít thông qua các phần mềm vượt tưởng lửa như Freegate để truy cập một cách chập chờn. Trung Quốc cũng có phiên bản nội địa hóa của mình là Renren.com nhưng lại phải dùng danh tính thật để đăng kí, quy định này cũng đại diện cho chế độ kiểm duyệt mạng ở nước này.

Trung Quốc cũng giống như Taiwan thời trước với chế độ kiểm duyệt báo chí gắt gao, chính quyền muốn đăng tin nào thì dân chúng chỉ được xem cái đó. Trung Quốc hiện không chỉ kiểm soát bao chí trong nước, họ còn quyết định xem những hãng tin nào được phép vào nước này, như từ chối cho nhật báo Apple của Hongkong và Taiwan vào nước này, tất nhiên là đi kèm với việc ngăn chặn trang web của báo này trên mạng. (còn nữa)
Lược dịch từ bài của Hứa Kiện Vinh trên Thinking Taiwan
http://www.thinkingtaiwan.com/public/articles/view/146

Xem thêm: Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang

Sự thật 'Công hàm Phạm Văn Đồng'


Bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Theo từ điển Wiktinorya tiếng Việt: Công hàm là công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác...(trao đổi công hàm giữa hai nước). Ví dụ như: Ngày 15/1/1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hoàng Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo (1-10-1949) và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc. Ngày 18/1/1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai đã gửi công hàm phúc đáp thông điệp.
Còn bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mười ngày sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi một bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Nhiều người còn nhớ, trước sự thua đau của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 7-5-1954, cộng sản từ Liên Xô phát huy thế thắng, mở rộng đến Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.
Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Trước đó, ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày23-8-1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), cái mà Trung Quốc gọi là “Công hàm” 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam dân chủ cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn phức tạp trên biển Bắc bộ, nhằm tránh sự xô xát, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Về vấn đề này, ngày24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vấn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo.
Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Cái mà Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu An Lai, gọi thân mất, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, rằng: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin...", hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có đủ giá trị về mặt pháp lý.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ không dả động gì. Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm đảo Hoàng sa vào ngày 19-1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…
Bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Điều tất nhiên là khi Pháp rút, Mỹ can thiệp vào Đông Dương, thì hai nước theo đường lối XHCN Trung-Việt phải thực sự hòa hiếu, đoàn kết để chống kẻ thù chung. Việc trao đổi thư giữa các vị lãnh đạo hai nước bày tỏ tình cảm và quan điểm là chuyện đương nhiên. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan là có sự liên quan cả đến sự an nguy của Việt Nam. Hơn nữa, vùng biển vịnh Bắc bộ của VN tiếp giáp với TQ, khi vùng biển này theo Tuyên bố của TQ rộng 12 hải lý thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấy cần ủng hộ để được yên phía Biển Đông.
Thực chất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Nội dung bức thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy cần có động thái viết thư trao đổi riêng với Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là thư trao đổi riêng giữa hai vị đồng cấp của hai nước vào thời điểm lịch sử lúc đó là “cùng phe XHCN”, là “láng giềng thân thiện”, hoàn toàn không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn. Thế nên, nó càng không có giá trị pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Một lý do nữa là ông Phạm Văn Đồng lúc đó không thể thay mặt nhà nước gửi “công hàm” về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa của Tổng thông Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên. Đọc thư thấy có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất thư ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Namvới sự mượn cớ bức thư riêng ngày14-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên là không có hiệu lực.
Tại Hội nghị San Francisco1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự, kể cả Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến hiện nay, Việt Namcó đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1956, Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.
Cho nên, một lần nữa cần xác định cho rõ: Các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như thư của ông Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan như đã nêu và phân tích trên đây.
Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam có Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo, đưa các đơn vị hải quân ra giữ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Chắc một phần là sợ Mỹ, một phần là tự thấy không đủ căn cứ pháp lý. Nay không còn ai để phải sợ, Trung Quốc lại “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Một bức thư riêng chỉ có 127 chữ với nội dung trao đổi giữ hai vị thủ tướng hai nước có tính chất "hữu hảo" cùng lý tưởng Cộng sản nếu có chăng chỉ đơn thuần về mặt ngoại giao thời điểm, thế mà gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là “Công hàm”, rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc bức thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhận xét về quan điểm của Trung Quốc, Giáo sư Đại Học Paris III Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể từ bỏ ở cái mà người ta không có chủ quyền…”.
Chúng ta thấy rằng, về phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc bấy giờ không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.Vào ngày30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.
2. Sự diễn giải của Trung Quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung “Công hàm” ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bức thư đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ sự tìm mọi cớ thực hiện dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với diễn tiến lịch sử, nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể coi là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Sắp tới, Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Luật Biển theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21-6 mới là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này sẽ thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và lắm ý kiến nhiều chiều về bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và đúng với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982.
(BÙI VĂN BỒNG BLOGPOST)

Dân mạng Việt Nam quá ngây thơ trước các tin đồn


Gần đây, có rất nhiều tin đồn “từ trên trời rơi xuống” kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi khi cơ quan ngôn luận lên tiếng mới chịu vỡ lẽ.
Từ khi các trang mạng xã hội ra đời, nó đã mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích. Không phải ngẫu nhiên mà người dùng, đặc biệt là giới trẻ lại mê tít việc sử dụng facebook, twitter,… Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích không thể chối cãi của mạng xã hội thì mặt trái của nó gây ra cũng không hề nhỏ. Trong nhiều trường hợp, còn ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Một trong số đó chính là việc không thể kiểm soát được hàng triệu thông tin được share đi mà không biết đúng hay sai. Điểm hạn chế khó khắc phục của Facebook đó là chỉ cần một người share thông tin và sau đó lợi dụng tính dây chuyền để lan truyền những tin đồn thất thiệt thì những tin đồn này rất nhanh chóng được cư dân mạng “tin sái cổ” mà không kiểm chứng sự thật.
Gần đây, có rất nhiều sự việc chỉ vì một vài tin đồn “từ trên trời rơi xuống” mà đã kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi một thời gian sau khi cơ quan ngôn luận chính thống lên tiếng rồi mới chịu vỡ lẽ. Thế nhưng, có vẻ như sự việc như thế này sẽ vẫn chưa chịu dừng lại.

Từ việc share hàng loạt tin đồn không kiểm chứng

Tăng giá xăng là tin đồn thất thiệt

Tháng 6 vừa qua, cư dân mạng được một phen “nháo nhào” khi đua nhau truyền thông tin giá xăng tăng 2900 đồng/lít. Sự việc này bắt nguồn từ một trang web giả mạo đưa ra nguồn thông tin giả về văn bản của Bộ Tài Chính với nội dung “Theo văn bản vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 1/6, kể từ 20h ngày 2/6/2012, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.900 đồng lên 25.600 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng…”
Tuy nhiên, đáng nói là những người lan truyền thông tin này đều không để ý kỹ mà chỉ đua nhau share, khiến cho rất nhiều người hoang mang. Ngay sau đó, thông tin này đã được xác nhận là không chính xác. Thế nhưng chờ đến khi được xác nhận thì cộng đồng mạng cũng được một phen hoảng hốt rồi. Thiết nghĩ, nếu đây không phải là tin đồn sai lệch về giá xăng, mà là một sự việc nào đó nghiêm trọng hơn, chắc người dùng cũng dễ bị “lừa” chán chê rồi mới phát hiện ra (!?)

Hoang mang tin đồn “Đỉa có trong sữa”

Thời gian gần đây một số trang báo mạng xã hội, diễn đàn và blog cá nhân có đăng thông tin trong sữa bò có đỉa và vi sinh vật lạ. Thông tin này được nhanh chóng truyền đi với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo lắng cho hàng triệu người bởi vì sữa là một thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Thậm chí trên một số diễn đàn, nhiều member còn đưa ra “dẫn chứng” như thật, rằng một số gia đình đã… bắt được đỉa trong sữa, hay “Một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang bị đau bụng và được đưa đi bệnh viện, được các bác sĩ ở đây chụp chiếu thì phát hiện có rất nhiều sinh vật lạ và đã tiến hành phẫu thuật. Vị bác sĩ này đã ngất ngay tại chỗ vì khi vạch bụng bệnh nhân ra toàn là đỉa”. Thế nhưng khi phóng viên tới kiểm chứng thông tin thì bệnh viện cho biết không hề tiếp nhận một bệnh nhân nào như thế cả.
Cuối cùng, mới đây, Cục trưởng cục chăn nuôi cùng như nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành đã khằng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, nhảm nhí. “Đỉa không thể nào sống trong một môi trường ngọt, đậm đặc và được đóng kín như sữa”. Thế nhưng tin đồn này đã khiến cho ngành sữa Việt Nam đang gặp khó khăn lại thêm muôn phần trắc trở, tất cả là vì sự lan truyền quá ghê gớm của mạng xã hội.

Đến những hình ảnh share nhầm ý nghĩa

Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép

Ngày lễ Trung Thu đã qua được gần một tuần nhưng những “dư âm” của nó thì dường như vẫn còn đọng lại. Không chỉ vì những ý nghĩa tuyệt vời của nó mà còn vì trong những ngày này có quá nhiều cơn “dư chấn”. Một trong số đó là bức ảnh một cô gái bị đánh ở một con phố được cho là Hãng Mã (Hà Nội), kèm với bức ảnh là dòng caption "giải thích": "Kết quả của việc chụp hình lưu niệm trung thu khi chưa xin phép chủ cửa hàng".
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bức hình này được cư dân mạng share liên tục kèm theo nhiều lời cảnh báo khiến dân tình lên phố không dám chụp ảnh, đi chơi mà cũng nơm nớp lo sợ gặp phải tình huống như trên. Thế nhưng sau khi lên sóng được ít ngày, dân tình mới chịu vỡ lẽ ra sự thật rằng đây là vụ xô xát giữa các chủ cửa hàng lưu niệm chứ không hề liên quan đến việc chụp hình. Vậy mà hàng ngàn lượt share với ý nghĩa sai lệch đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lý nhiều người.

Và cả những “chuyện cũ viết lại”

Không hiếm những câu chuyện, những bức ảnh mặc dù đã ra đời và dậy sóng cách đây từ rất lâu, thế nhưng vài ba năm sau đó, người ta lại đưa nó ra, truyền tay nhau share kinh hoàng giống như là mới xảy ra, khiến hàng nhiều bức xúc, phẫn nộ.
Đầu tháng 8 năm 2012, bức ảnh về một một nam thanh niên quỳ giữa hai tượng cụ rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), trên lưng cõng tấm biển "Xin đừng sờ đầu rùa" bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội. Chỉ sau khoảng một giờ xuất hiện trên Facebook đã thu hút gần 2.000 lượt chia sẻ, cùng với lượt like chóng mặt là rất nhiều những chia sẻ bày tỏ sự đồng tình.
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Vì trước đó có một số hành động không đẹp tại Văn Miếu nên mọi người đều cho rằng bức ảnh mới được chụp giống như một lời cảnh tỉnh những hành động bột phát, bất kính. Thậm chí cư dân mạng còn rất tò mò về nhân vật này.
Thế nhưng, sự thật là bức ảnh này đã được chụp cách đây 2 năm vào ngày 8/7/2010. Người đàn ông này là họa sĩ Phạm Huy Thông, sinh năm 1981 và đây là một màn nghệ thuật trình diễn (performance) của họa sĩ Phạm Huy Thông diễn ra cũng trùng với kì thi Đại học, Cao Đẳng năm 2010.
Không dừng lại ở đó, ngày 16/8, lại thêm một bức ảnh gây bức xúc và phẫn nộ nữa. Bức ảnh một đứa trẻ trần truồng nằm vật vã trên tấm bìa giấy sũng nước, thỉnh thoảng còn bị một đứa trẻ lớn hơn bắt nằm bẹp xuống, đánh đến khóc thét, lấy lòng thương từ người qua đường.
Bức ảnh này đã gây được hiệu ứng khủng khiếp từ cư dân mạng khi có hàng ngàn thành viên lên tiếng về hành động bạo lực này. Nhưng có một vấn đề là vụ việc này từng được đưa lên báo chí từ năm 2009 và trên facebook “Góc Yêu Thương” chứ không phải mới đây.
Những bức ảnh thế này tuy không phải là ảnh giả, cũng không phải là thông tin giả, thế nhưng việc trích dẫn thiếu thông tin, rồi đưa lại những sự việc xảy ra từ rất lâu và nói là vừa xảy ra đôi khi sẽ khiến dư luận hoang mang. Một cư dân mạng bình luận: “Những sự việc này hiện giờ đã không còn nữa rồi, sao vẫn đưa lại thế này?”.

Phải chăng độc giả đang bị động trước thông tin?

Một câu hỏi đặt ra, đó là phải chăng độc giả, cũng như các thành viên trong mạng xã hội luôn là những người bị động khi nhận thông tin? Bất cứ một thông tin nào khi đưa lên diễn đàn, facebook, chỉ cần đánh trúng tâm lý người dùng là sẽ được lan truyền như siêu virus, mặc cho nó đúng hay sai, thừa hay thiếu, mới xảy ra hay đã lâu,… Nguyên nhân của sự việc này đó là ở chỗ, người dùng chúng ta quá chủ quan, nhẹ dạ khi tiếp nhận thông tin. Bất kỳ một thứ gì khi được share và nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người, chúng ta thường tin rằng đó là đúng mà không cần kiểm tra lại hay không mảy may nghi ngờ.
Chính tính chất thông tin được lan truyền theo xu hướng dây chuyền vô tội vạ như thế này mà nhiều khi lòng tin của mỗi người đôi khi lại bị lợi dụng. Không hề ít những trường hợp sử dụng nhiều bức ảnh đáng thương, lợi dụng sự cảm thông của cư dân mạng để tư lợi hay đạt mục đích tuyên truyền một vấn đề nào đó mà cần đến sự ủng hộ, cổ vũ của đám đông. Phải chăng, đôi khi bởi vì thông tin của mình là sai, nên mới mất tự tin, mới cần sức mạnh từ quân số đến thế (?!)
Chính vì vậy, ngay từ lúc này, mỗi người dùng hãy thận trọng trước những thông tin được share và lan truyền trên facebook hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác. Đành rằng trên facebook cũng có rất nhiều thông tin tốt, hữu ích, tuy nhiên thông tin thất thiệt, gây nhiễu dư luận, lợi dụng hiệu ứng đám đông, thậm chí làm sai lệch vấn đề cũng vô cùng nhiều. Do đó, khi tiếp cận thông tin, hãy tỉnh táo thận trọng trước khi ủng hộ hay phản bác. Mặt khác, cũng nên tìm đọc thông tin từ những cơ quan chính thống để tránh bị nhiễu thông tin.
Dĩ nhiên, trong xã hội này, chúng ta không thể tránh được những rủi ro thông tin, thế nhưng khi tiếp nhận bất kỳ một thông tin nào đó, hãy suy xét, tìm hiểu kỹ, nhìn nó dưới nhiều góc độ, phương diện, không nên chỉ nghe một phía rồi lại lan truyền rộng rãi, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người khác, rộng hơn nữa là xã hội, bạn nhé!
Theo TTVN / Tin Quân Sự