Làng Báo: Thông tấn xã vỉa hè, cung cấp sỉ và lẻ thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng gia đình: Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bà Nguyễn Thanh Phượng; Thông tin kinh tế - chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng và các hoạt động của lãnh đạo Việt Nam.
Ngày 29-11, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Lộc (SN 1958), hộ khẩu thường trú ở ngõ 4/2, đường Huyền Quang, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang), cư trú tại Đồn 19, xã Hương Sơn (Lạng Giang) về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến tháng 11-2011, Lộc đã soạn thảo nhiều tài liệu dưới dạng đơn kêu cứu, tố cáo, yêu cầu, cáo trạng… cho người dân ở các tỉnh, thành phố như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, Đắc Nông…, trong đó, 22/27 đơn do Lộc đứng tên có lời lẽ vu cáo, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, Đảng và Nhà nước ta; kích động dân chúng khiếu kiện đứng lên chống chính quyền. Khám nhà Lộc, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Lộc còn tự xưng là “đại diện dân oan Việt Nam”, nhận nhiều tài liệu phản động phô tô thành từng tập gửi cho nhiều đối tượng và một số cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền… Ngoài ra, Phạm Thị Lộc còn nhận tiền, trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo nước ta vi phạm nhân quyền; giới thiệu một số đối tượng khác cùng tham gia trả lời phỏng vấn trên đài nước ngoài…
Tại phiên tòa, bị cáo Lộc đã thành khẩn khai báo, thừa nhận tội lỗi như cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố. Hội đồng xét xử TAND tỉnh đã tuyên phạt Phạm Thị Lộc 3 năm 6 tháng tù giam và phạt 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù.
ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi nhân quyền Mỹ
Ngày 21-11, Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên tòa phúc thẩm và đã tuyên y án sơ thẩm (6 năm tù) đối với Đinh Đăng Định về tội “tuyên truyền chống Nhà nước...” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ngay sau khi phiên phúc thẩm kết thúc, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi nhân quyền ở Mỹ đã lên tiếng rằng “Việc truy tố như thế đã làm dấy lên những quan ngại cơ bản về ý định của Việt Nam đối với quyền tự do bày tỏ trên internet”. Trong một bản thông cáo tung lên một số trang web phản động ở nước ngoài, ông ta còn lộ rõ quan điểm bênh vực, che chắn cho Đinh Đăng Định.
Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của Đinh Đăng Định là rất rõ ràng. Kết quả điều tra cho thấy, Đinh Đăng Định đã ngông cuồng soạn thảo, tán phát nhiều tài liệu chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; câu kết, móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Núp dưới bí danh “Văn Nguyễn”, Định đã soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu có nội dung phản động. Định đã liên lạc, câu kết với Nguyễn Trung Lĩnh (ở Hà Nội) để thành lập ra cái gọi là “Đảng tự do dân chủ ở Việt Nam”. Ngoài ra Định còn tham gia nhiều diễn đàn, trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí phản động của tổ chức khủng bố Việt Tân ở nước ngoài với nội dung chống đối Đảng, Nhà nước... Định đã sản xuất, tàng trữ và lưu hành nhiều tài liệu có nội dung nói xấu, xuyên tạc thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; tạo điều kiện để các tổ chức phản động ở nước ngoài xuyên tạc, bóp méo sự thật chống phá Việt Nam. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính của Định có chứa 19 bộ tài liệu, với 195 trang mang nhiều nội dung xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của lãnh tụ, chống lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những tài liệu đó đã được Định cấu kết với các phần tử phản động ngoài nước tung lên mạng...
Mọi sự rõ như ban ngày, thế nhưng trong con mắt của ông Robertson, Định chỉ là “nhà chính trị ôn hòa”, chỉ “thực hiện quyền tự do ngôn luận”, “bày tỏ quan điểm cá nhân”,… chứ không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”. Ông Robertson nói trong thông cáo rằng: “Lẽ ra ông không thể bị bắt bởi vì tất cả những gì ông làm là thực hiện quyền cơ bản tự do bày tỏ ý kiến…”. Phát biểu của ông Robertson cho thấy rõ cái nhìn thiển cận, phiến diện về Công ước quốc tế và luật pháp Việt Nam. Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… và bày tỏ qua mọi phương tiện truyền thông”. Tuy nhiên, tại Điều 29 của chính văn bản này cũng khẳng định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki moon cũng chỉ rõ rằng: “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào các mục đích công lý và phục vụ cộng đồng”. Không chỉ ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân trong khuôn khổ luật pháp. Ví như Điều 18 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức ghi rõ: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”... Rõ ràng hành vi của Định vừa trái với Công ước quốc tế, vừa vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam công nhận, bảo đảm việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những hành vi lợi dụng các quyền này mà vi phạm pháp luật thì không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể chấp nhận.
Vậy tại sao ông Phil Robertson lại bảo vệ Đinh Đăng Định, ông ta đang toan tính điều gì? Dư luận chẳng lạ gì tâm địa của ông và cái gọi là tổ chức Theo dõi nhân quyền. Lâu nay, tổ chức này ở Mỹ và một số trang mạng có quan điểm chống Việt Nam ở nước ngoài thường lợi dụng những vụ việc tương tự để tuyên truyền xuyên tạc, gây sức ép đòi Việt Nam thay đổi Điều 88-Bộ luật Hình sự quy định về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Rõ ràng ông Phil Robertson đang đội lốt “theo dõi nhân quyền” để can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
60 năm làm nghề mài dao kéo, nay lưng còng, mắt mờ đục, nhưng cụ Chanh ở làng Xa Vệ, xã Hoẳng Trung (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) luôn tâm niệm: “Trời cho sống ngày nào tôi còn làm việc, quyết không xin ai cả. Già càng phải giữ cái nết. Đồng tiền do chính mình làm ra cho dù ít ỏi vẫn có giá trị so với số tiền kiếm được từ xin ăn”
Thấy cụ già lọm khọm, nhiều người khuyên bỏ nghề mài dao đi ăn xin cho đỡ vất vả. Ông từ chối thẳng thừng rồi khẳng khái nói: “Không! tôi vốn là nông dân xịn, phải lao động. Còn sức tôi còn đi làm, chứ quyết không xin ai cả, làm “rứa” thì con cháu bị nhục lây, mang tiếng đến ban lãnh đạo tỉnh nữa”
Cụ Chanh với 60 năm làm nghề mài dao kéo
Hình ảnh cụ Chanh tuổi già, sức yếu, ngày ngày oằn mình mưu sinh trong cái rét mùa đông cắt da cắt thịt, nhưng vẫn luôn giữ lối sống thanh cao và phẩm giá tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thật đúng với câu người xưa từng nói: “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Thật đáng trân trọng một nhân cách cao đẹp của cụ Chanh, nghe những lời cụ nói tôi bỗng giật liên tưởng tới một hình ảnh trái ngược. Đâu đó trong xã hội vẫn còn rất nhiều những kẻ dã tâm ký sinh, những thanh niên trai tráng, sức dài vai rộng, không chịu lao động bằng mồ hôi nước mắt mà chỉ suốt ngày cưỡi xe dạo phố để hành nghề “người vắt xác người”, chuyên chăn dắt trẻ em và người già lang thang.
Người già và tàn tật trở thành công cụ kiếm tiền của những kẻ bất lương
Thiết nghĩ, những kẻ gian tà “siêng ăn nhác làm” chuyên trục lợi từ lòng tốt của thiên hạ, cần phải biết hổ thẹn với bậc tiền nhân.
Hôm qua trời khá mát nhưng dân mạng nhà ta cứ nóng rần rần vụ thủ tướng Dũng trả lời chất vấn Quốc hội, thực ra chắc cũng chẳng có chuyện gì để nói vì quanh đi quẩn lại cũng có bấy nhiêu chuyện mà báo đài phản ảnh rồi giờ thì xem như đứng lên trả lời này nọ có lệ trấn ai dư luận, TVB chẳng buồn xem có gì hot.
Bỗng dưng thấy một cái tít trên báo Tiếng nói Nước Nga rất hãi hùng bèn đánh tay cái bốp sao mà viết hay thế: Ông Nguyễn Tấn Dũng bị yêu cầu từ chức , nội dung như thế này: "Người ta cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các đại biểu Quốc hội công khai lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Việt Nam từ chức.". Hình như các bạn trong ban biên tập này cũng có xu hướng thích chọc ngoáy VN thì phải, mà cũng không biết moi đâu ra cái tiêu đề giật tới nóc thế không biết.
Sau một hồi lướt qua lướt lại trên net mới hiểu ra tại sao, hoá ra chỉ là câu hỏi chất vấn của ông Dương Trung Quốc về thái độ văn hoá việc từ chức của các quan nhà ta nhưng không hiểu sao bài viết trên lại lái 360 độ từ việc bàn luận sang việc kêu gọi còn nhấn nhá là lần đầu tiên trong lịch sử, ôi thần Phật Chúa trời ơi....
Cứ vào ngay đoạn này mà kiểm chứng nhé các bác:http://www.youtube.com/watch?v=SR2Qx_ZICIY#t=200 , TVB trích đoạn lời ông nói đề các bác nghe cho kĩ hiểu cho rõ đừng có mới nhìn thấy cái tít bài trên hoặc blog tào lao nào đó thì hoảng lên: ôi tít hay quá lôi về blog ngay giật thêm nữa cho nó máu - Thủ tưởng từ chức sau chất vấn, ông Dương Trung Quốc "đánh" Thủ tướng Dũng tại Quốc hội, phe Thủ tướng Dũng bị đánh tại Quốc hội, <- đại loại mình mới nghĩ ra được mấy cái tít như thế do trình giật còn thấp nếu vào blog lề trái chắc còn "hay và hót" hơn nhiều.
Thôi không dong dài, trích lời:
Xin nhắc lại rằng, xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Đảng ta đã từng có vị Tổng bí thư, người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trận. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?
Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
Và Thủ tướng cũng trả lời như thế này, làm biếng quá các bác xem luôn trong video nhé
CHÚ Ý: TVB không đánh giá về thủ tướng nói gì và trả lời như thế nào câu hỏi của ông Quốc tuy nhiên cái muốn nhấn mạnh ở đây là thời buổi nhiễu nhương tin tức, báo chí chính thống thì quá yếu trong việc đưa tin tức đến với dân không muốn nói là cùi bắp. Toàn tin là cải lá mít, hot girl, hot boy, sex,..... đầu độc giới trẻ.
Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các blog theo mọi người thường nói là lề trái vì toàn nói chuyện sai sự thật, ngồi một chỗ làm anh hùng bàn phím, tìm mấy sự kiện viết vài bài câu ít view ngồi rung đùi tự sướng ta đây mà không nghĩ đến cái hậu quả của nó là như thế nào.
Có bao giờ các blog đó tự hỏi có làm được gì ngoài việc bơi móc nói xấu ? Đành rằng tham nhũng tham ô, hối lộ, lợi ích nhóm đầy rẫy ra đó nhưng đừng vì những bực tức bản thân không giải quyết được hay trực tiếp chịu ảnh hưởng mà lấy lãnh đạo ra làm bia bắn cho đở tức. Nói thật TVB cũng chẳng làm được gì cả nhưng được cái là đang đi điều hướng đâu là luồng thông tin cho đúng với những gì nó muốn truyền đạt.
Em xin hết ạ, vì cái tiêu đề mà nãy giờ em múa chuột hơi nhiều động chạm cũng hơi nhiều.
Cái áo ngực, đồ lót cũng phải mua của Trung Quốc thì nước mình nghèo là chuyện đương nhiên, còn trách ai được nữa.
Cả nước ồn ào vì cái áo nịt ngực đến từ Trung Quốc có chứa những thứ rất lạ ở bên trong. Cac cơ quan chức năng chưa có câu trả lời cuối cùng cho chị em biết để an tâm sử dụng hoặc tẩy chay hàng từ nước lạ nhưng rất quen này.
Ở đây xin không bàn chuyện những viên gì đó được gắn trong áo nịt ngực của Trung Quốc có phải là thứ độc tố mà họ cố tình gây hại sức khỏe cho người Việt Nam hay không? Mà từ cái áo nịt ngực này, cùng bàn về một việc khác, đó là nền sản xuất yếu kém của đất nước này.
Dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người, trong đó gần 50 triệu là nữ, chỉ tính áo nịt ngực thôi, nếu sản xuất đáp ứng được về chất lượng và giá cả thì cũng sống khỏe. Thế nhưng, cả một thị trường êm ái như vậy lại để cho hàng hóa của Trung Quốc xâm chiếm, làm mưa làm gió, còn có thể gây hại cho “một phần rất đẹp” của chị em nữa. Dân Việt Nam còn nghèo, cho nên số người sử dụng áo nịt ngực hàng hiệu không nhiều, đa số chị em xài hàng bình dân, rẻ tiền. Vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất nổi loại hàng hóa bình dân đó hay sao?
Cái áo ngực, đồ lót cũng phải mua của Trung Quốc thì nước mình nghèo là chuyện đương nhiên, còn trách ai được nữa.
Hãy tự kiểm điểm mà xem, từ trước đến nay, rất nhiều mặt hàng rất đơn giản, từ đồ chơi trẻ em đến con ốc, cái kìm, cái búa… chúng ta đều phải nhập từ Trung Quốc.
Các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được gì? Các đại gia của nhà nước hay tư nhân đều không phải là các nhà sản xuất mà chủ yếu là đi khai thác tài nguyên như hút dầu, đào than, bới bô xít… Ngoài khai thác tài nguyên là gia công hàng hóa nước ngoài như gia công sản phẩm của Nike, Adidas, có nghĩa là bán mồ hôi đổi lấy bát cơm.
Ngoài bán mồ hôi là kinh doanh đất đai, dự án bát động sản, chứng khoán. Thực chất, số lượng hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng hay công nghệ, thiết bị cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu không đáng bao nhiêu.
Nhìn xem trên đường phố, toàn là xe máy, xe hơi của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ... Vào trong nhà, cái tủ lạnh, ti vi, máy giặt, bàn ủi điện, nồi cơm điện cũng của Nhật Bản hay Hàn Quốc, Trung Quốc. Công nghệ, thiết bị hiện đại mua của thiên hạ đã đành, cây tăm xỉa răng mà cũng bị hàng Trung Quốc xâm lấn nữa thì quá xấu hổ. Các doanh nghiệp Việt Nam đi đâu mất rồi? Các nhà quản lý đi đâu mất rồi?
Một quốc gia không có nền sản xuất hàng hóa mạnh, đủ sức thuyết phục thị trường của chính nước mình thì nghèo là điều không thể tránh khỏi.
Trên mạng Internet, đang có nhiều thông tin trái chiều và mâu thẫn nhau về việc “khởi tố, bắt tạm giam thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về tội rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”. Để làm sáng tỏ và tránh hiểu lầm, BBT xin gửi đến mọi người bài viết của bạn đọc Trường Sa về toàn bộ thông tin về vụ việc trên.
Một số trang mạng của các tố chức và cá nhân cho rằng Nguyễn Phương Uyên “bị oan” chỉ vì “ghét Trung Quốc” mà bị bắt. Thậm chí, có người còn viết lên blog của mình cho rằng “Nào cháu Phương Uyên có tội gì đâu. Chống Trung Quốc xâm lược mà tội à?”. Thật ngây thơ khi có suy nghĩ như vậy. Tội chống Trung Quốc ? nực cười! Trong Bộ luật hình sự làm gì có tội đó! Mọi người hãy suy nghĩ một chút đi. Tôi và nhiều người Việt cũng “ghét Trung Quốc”, vậy sao Công an không bắt, mà lại bắt và khởi tố 2 người này ? Hẳn phải có lý do:
Ngày 3/11, Công an tỉnh Long An và Công an TPHCM, Sở Thông tin Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo công bố việc bắt tạm giam, khởi tố hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên (20 tuổi, ở Bình Thuận, sinh viên ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM) và Đinh Nguyên Kha (sinh năm 1988, là thợ sửa vi tính, hộ khẩu thường trú tại phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An). Hai người này bị cho là “có dấu hiệu của tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được cho là "ngoan, hiền", Nhưng hãy xem các thông tin phân tích sau sẽ rõ hơn với bộ mặt ấy. Ảnh: C.A
Ngày 11/10/2012, cơ quan chức năng tỉnh Long An đã kiểm tra nhà Đinh Nguyên Kha và phát hiện nhiều tài liệu chứng minh hành vi phát tán tài liệu chống phá Nhà nước của đối tượng này. Công an tràn vào phòng trọ bắt Nguyễn Phương Uyên hôm 14/10 để phục vụ điều tra.
Sau quá trình điều tra, ngày 19/10/2012, Công an Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên thời hạn 4 tháng để làm rõ hành vi của Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên và một số đối tượng khác có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại điều 88 bộ luật Hình sự.
Nguyễn Thiện Thành là ai?
Nguyễn Thiện Thành được cho là đối tượng thành lập cái gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, hiện đang bị công an TP.HCM truy nã do có liên quan đến hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Nguyễn Thiện Thành cũng được xác định là có liên quan đến nhóm Trần Vũ Anh Bình (sáng tác nhạc) và Võ Minh Trí (nhạc công, hai đối tượng này nằm trong tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước” mới bị TAND TP.HCM tuyên án 6 và 4 năm tù về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Quá trình phạm tội của Kha và Uyên như thế nào ?
Rải truyền đơn:
Tháng 4/2012, Đinh Nguyên Kha thừa nhận qua mạng xã hội facebook quen biết với Nguyễn Thiện Thành, người tự xưng sáng lập tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”, một người từng “hoạt động chống phá chính quyền tại Việt Nam bị công an phát hiện, bắt giữ nhưng Thành đã trốn thoát sang Thái Lan”.
Sau khi hai người trao đổi các vấn đề về dân chủ và tự do tại Việt Nam. Thành đã móc nối Kha vào tổ chức“Tuổi trẻ yêu nước” với hứa hẹn sẽ giúp Kha đi du lịch sang Thái Lan và định cư tại Hoa Kỳ.
Video Thông báo tạm giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì hành vi chống phá nhà nước:
Tháng 7/2012 khi lên mạng tìm học tiếng Thái Lan, Nguyễn Phương Uyên quen với Nguyễn Thiện Thành. Khi được biết Thành có ý định treo cờ vàng ba sọc đỏ (cờ chế độ cũ) ở Long An trong dịp quốc khánh 2-9-2012, Uyên đã chủ động đề nghị được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bằng cách trực tiếp dán cờ, mang đi treo và chụp ảnh gửi lại cho Thành vào ngày 20/8.
Theo hướng dẫn của Thành, Uyên đã dùng bút chì sáp vẽ hình cờ vàng 3 sọc trên nền giấy A4, dùng máu pha loãng viết tay trên tờ vải trắng nội dung nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 20/8/2012, Uyên đem hình vẽ cờ vàng 3 sọc và tờ vải trên dán ở một số điểm trên quốc lộ 28 thuộc địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Sau đó, Uyên dùng điện thoại di động chụp ảnh hiện trường dán truyền đơn và gửi cho thành đăng trên các trang mạng phản động.
Tối ngày 31/8/2012, Kha in các khẩu hiệu tuyên truyền chống phá Nhà nước ra giấy A4, cờ vàng 3 sọc đỏ do Kha tự làm bằng cách dán 3 sọc băng keo đỏ trên giấy A4 màu vàng. Trong ngày 1/9/2012, Kha dán khẩu hiệu và cờ vàng 3 sọc đỏ tại khu dân cư gần bệnh viện đa khoa Long An, cổng lăng Nguyễn Huỳnh Đức, khu đô thị Lợi Bình Nhơn… Sau đó, đối tượng Kha chụp ảnh hiện trường dán truyền đơn và gửi cho Nguyễn Thiện Thành để đối tượng này đăng tải trên các trang mạng phản động. Nội dung truyền đơn do Nguyễn Thiện Thành truyền về cho Kha qua email.
Vào khoảng cuối tháng 9/2012, Nguyễn Thiện Thành bàn bạc với Kha việc thực hiện kế hoạch phát tán truyền đơn có nội dung kích động, xuyên tạc Đảng, Nhà nước. Để thực hiện hoạt động này, Thành giới thiệu Uyên với Kha để cả 2 cùng thực hiện. Thành cũng chuyển tiền về cho Kha mua các dụng cụ in, dán truyền đơn… Uyên mua máy ảnh để chụp lại hiện trường phát tán truyền đơn.
Ngày 2/10, ba người cùng bàn cách làm “hộp hẹn giờ mở nắp” để phát tán truyền đơn mà không bị công an phát hiện. Đối tượng Uyên đổi 1.600.000 đồng tiền mệnh giá 20.000 đồng, 10.000 đồng và 5.000 đồng đưa cho Kha để dán vào mặt sau truyền đơn, nhằm mục đích cho người đi đường nhặt tiền kèm theo truyền đơn. Uyên và Kha được giao nhiệm vụ quay phim, chụp hình, viết bài gửi cho Thành để đăng lên các trang phản động.
Thùng giấy đựng truyền đơn. Nói là chống Trung Quốc. Vậy dùng cờ vàng 3 sọc đỏ để làm gì? Chỉ có những kẻ ngây thơ mới tin các đôi tượng này là "ngoan hiền" và "ghét Trung Quốc"
Đến ngày 3/10/2012, Kha đến nhà trọ của Uyên (tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) và chở Uyên ra khu vực cầu vượt An Sương (nơi 2 đối tượng này dự định phát tán truyền đơn) để quan sát hiện trường.
Sau khi tính toán kỹ, đúng 3h45 phút, ngày 10/10, Kha và Uyên giả làm cặp tình nhân mang thùng đựng hơn 2.000 tờ truyền đơn dán kèm tiền 5.000 – 20.000 cùng cờ của chế độ cũ ra treo ở Cầu Vượt An Sương. Đến 7h15 phút, hộp truyền đơn và cờ vàng 3 sọc đỏ bung ra rơi xuống, hai đối tượng trên chụp ảnh, quay phim hiện trường. Ngày hôm sau, Nguyễn Phương Uyên viết bài miêu tả lại hoạt động rải truyền đơn này và gửi cho tên Thành qua hộp thư yahoo để tên Thành đăng tải trên các trang mạng phản động. (Giờ giấc được các đối tượng tinh toán rất chi tiết)
Nắp điều khiển tự động mở kích hoạt bằng điện thoại của thùng giấy đựng truyền đơn được nghiên cứu khá kỹ. Chúng tỏ có sự chuẩn bị và hướng dẫn kỹ từ các lực lượng phản động. Hoàn toàn đối nghịch với thông tin "ngoan hiền" của đối tượng
Nội dung của những truyền đơn này được cho là đã “xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Nhà nước cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc; kêu gọi người dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam…”
Vậy hai đối tượng này còn gọi là chống Trung Quốc nữa không? Sự thật họ chỉ lợi dụng tinh thần chống Trung Quốc của người dân để chống Nhà nước Việt Nam bằng sự hiện diện của lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính quyền Ngụy. (Bộ mặt phản động đã lộ rõ ?)
Tội khủng bố:
Ngoài hoạt động rải truyền đơn, Đinh Nguyên Kha còn khai nhận đã nghiên cứu, mua hóa chất pha chế thành công thuốc nổ. Kiến thức về nguyên lý hoạt động của các loại thuốc nổ do Đinh Nhật Uy (anh ruột Kha) chỉ dẫn. Kha đã áp dụng nguyên lý này và tìm mua các loại hóa chất tại chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM) để pha trộn.
Đối tượng Đinh Nguyên Kha còn được Nguyễn Thiện Thành cung cấp tài liệu để nghiên cứu chế tạo vật gây nổ. Kha đã thử nghiệm gây nổ thành công 3 lần tại huyện Thủ Thừa, Long An.
Kha còn bị công an Long An điều tra về hành vi khủng bố vì “được Thành giao nhiệm vụ mua 2,45 kg hoá chất để chế tạo thuốc nổ cài vào tượng đài Hồ Chí Minh ở Cần Thơ”.
Tượng đài Bác Hồ bên bến Ninh Kiều, Cần Thơ, nơi Kha có kế hoạch đặt bom
Khi bắt tạm giam 2 đối tượng Uyên và Kha, cơ quan điều tra đã thu giữ 2,54 kg hóa chất và dụng cụ chế tạo thuốc nổ; 1 cờ vàng 3 sọc đỏ dán vào mặt trong thùng cacton; 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu…
Đến đây các bạn đã thấy bộ mặt khủng bố ẩn sau cái gọi là “ngoan hiền” của các đối tượng ?
Âm mưu của các đối tượng này là sử dụng chất nổ để phá hoạt tại một số nơi. Rất may là cơ quan điều tra đã phát hiện kịp thời, chặn đứng hoạt động phá hoại này.
Thủ tục tố tụng
Tại cuộc họp báo, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An khẳng định, việc khởi tố, bắt giam Uyên và Kha “được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của Tố tụng hình sự”. Trên mạng Internet, có thông tin cho rằng đây là vụ “bắt cóc sinh viên” và phát tán “bản kiến nghị” được cho là của các sinh viên, trí thức gửi Chủ tịch nước đề nghị trả tự do cho sinh viên Phương Uyên.
Thùng giấy đựng truyền đơn đã rải. Ảnh: C.A
“Kết quả điều tra cho thấy Uyên và Kha đã bị Nguyễn Thiện Thành, đang có lệnh truy nã, lôi kéo vào nhóm ‘Tuổi Trẻ yêu nước’ để thực hiện các hành vi nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, đại diện cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An nói.
“Thư cầu cứu khẩn cấp” bịa đặt
Thêm một thông tin sau cho thấy “Thư cầu cứu khẩn cấp” của các sinh viên gửi Chủ tịch nước đã được các phần tử xấu tính toán, làm trước và tung lên mạng nhằm tạo áp lực lên và bôi xấu Chính quyền. Nhưng việc làm trên lại dấu đầu hở đuôi:
Đại diện ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM xác nhận, đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về việc bắt tạm giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Liên quan đến “Thư cầu cứu khẩn cấp” được cho là của các sinh viên nhà trường, bà này cho hay, tên sinh viên thì đúng nhưng mã số lại không khớp.
“Trường đã làm việc với các sinh viên có tên trong bản kiến nghị thì hầu đều khẳng định không tham gia ký tên vào danh sách và thậm chí không biết việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt. Các em không hiểu tại sao lại có tên mình trong văn bản đó”, đại diện nhà trường cho biết thêm.
Sau đây là danh sách Tập Thể Sinh Viên Khoa Công Nghiệp Thực Phẩm Khóa 10, Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh:
Những sinh viên có tên trong danh sách, họ sẽ thấy được bộ mặt xuyên tạc của kẻ đã tạo ra danh sách này
Bạn đọc Trường Sa (tổng hợp)
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
***
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Liên quan đến vụ việc bắt tạm giam, khởi tối hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Một số blogger đã viết lên suy ngẫm của mình về phản ứng của một số người trong vụ việc trên với những ngôn từ mang phong cách rất “blogger”. BBT xin chia sẻ với mọi người những góc nhìn đáng suy ngẫm này.
* Ban Admin Hội NNGBPĐ trên Facebook: Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị công an VN bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các trang mạng lề trái lại được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an VN và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. Dĩ nhiên người một nhà nên phải bênh nhau thôi.
Truyền đơn mà em Phương Uyên cùng các thành viên khác của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rải có câu “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản TQ , thông đồng với ngoại bang TQ”.
Thử hỏi dựa vào cái gì mà dám khẳng định như đinh đóng cột thế?
Gieo rắc truyền đơn có nội dung lếu láo, kích động, đòi lật độ ĐCS, “tuyên truyền chống phá NNVN”, Phương Uyên đã phạm vào điều 88 BLHS, tội đó thì vào tù có oan uổng gì ? Ở đây chúng tôi không muốn trách em Uyên, em còn nhỏ dại nên dễ bị xúi giục.
Kẻ đáng lên án là cái tổ chức tự xưng là “Tuổi trẻ yêu nước”– kẻ đã đứng sau chuyện này. Chúng hèn nhát, không dám đứng ra nhận trách nhiệm, còn xúi giục gia đình em P.Uyên đi kiện cáo .
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
“Tuổi trẻ yêu nước” là một tổ chức chống cộng ở nước ngoài do mấy ông bà già U50, U60 lập ra – toàn là những cựu binh chế độ VNCH. Tự vỗ ngực xưng là “yêu nước” mà lại đi treo cờ vàng ba sọc đỏ, hô hào CSVN là tay sai TQ, nhưng lại đi tôn thờ cái chế độ tay sai ngụy quyền của Mỹ. Đến cái biểu tượng cũng phải đi ăn cắp ý tưởng của PVN, chính tả thì vẫn còn sai dấu hỏi, dấu ngã mà đòi kêu gọi nhân dân đứng về phía mình để lật đảng CS. Nằm mơ giữa ban ngày à?
Kết luận: Yếu tố chính nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để kêu gọi lòng dân. “Tuổi trẻ yêu nước” gồm tập hợp những kẻ không có tài cũng không có đức, bợ đít ngoại bang thì lấy đâu ra chính nghĩa ? Rốt cuộc cũng y chang như mấy tổ chức chống cộng khác, chẳng làm được gì cho Tổ Quốc, đi đâu cũng bị kiều bào người VN khinh ghét. Còn về phần những bạn trẻ, hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của bọn này, đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng.
Các bạn xem thêm clip này của tổ chức TTYN thì sẽ rõ bộ mặt phản động của chúng:
Trong này nói rõ: nội dung truyền đơn là “đả đảo độc tài CS VIỆT NAM”; “đa nguyên đa đảng”; truyền đơn được trộn lẫn với tiền để cho dân nhặt; truyền đơn được bỏ trong hộp hẹn giờ bung…. thế thì có người đứng sau lưng không? có tổ chức không? tiền đâu ra một sinh viên nhà nghèo bỏ mấy triệu để rải trên đường vậy? Thông tin trên được đăng ngay sau khi Phương Uyên bị bắt, vậy chẳng khác nào các cái gọi là “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đem Phương Uyên ra bán đứng.
Chúng tôi kêu gọi các vị đứng đầu tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đứng ra nhận trách nhiệm cho Phương Uyên. Chính các vị đã dụ dỗ con gái người ta, để tới khi cô ta bị bắt thì thổi phồng người ta lên như một vị anh hùng cứu quốc??? Có nên gọi các vị là những kẻ hèn nhát núp váy đàn bà không ?
***
Blogger BEO: Là mình nói về mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Nguyễn Phương Uyên.
Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên mồm luôn.
Tuần chay nào cũng có nước mắt.
Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.
Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.
Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.
Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.